5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của Công ty
Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh
2.2.3.1. Phân tích các hệ số thanh toán
Các hệ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản lưu động. Số liệu sử dụng để tính toán các hệ số này được lấy từ bảng cân đối kế toán. Hệ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng, do đó thông qua việc phân tích có thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công tỵ
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lạị Sau đây là bảng hệ số thanh toán ngắn hạn được tổng hợp từ
bảng cân đối kế toán của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010:
- 60 -
Bảng 2.10: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 Mức % Mức % Tài sản ngắn hạn 4.011.225.212 5.541.455.382 7.283.760.301 1.530.230.170 0,3815 1.742.304.919 0,3144 Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.048.105.838 1.461.663.548 17.597.297 0,0171 413.557.710 0,3946 Hệ số thanh toán ngắn hạn 3,8925 5,2871 4,9832 1,3946 0,3583 -0,3039 -0,0575
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)
Hình 2.9: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 - 2010 Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Năm G iá t rị Hệ số thanh toán ngắn hạn
Qua hình 2.5 ta thấy rằng, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là khá tốt vì chỉ số này qua 3 năm đều lớn hơn 2 và có chiều hướng tăng nhưng không ổn định qua các năm. Điều này cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Dựa vào bảng 2.10 ta có hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2008 là 3,8925 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ được Công ty đảm bảo thanh toán bằng 3,8925 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2009, hệ số này là 5,2817, nghĩa là Công ty chỉ thiếu một đồng nợ ngắn hạn nhưng có tới 5,2871 đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán, con số này đã tăng 1,3946 tương ứng tăng 35,83% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc hệ số này tăng là do trong năm 2009 Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn năm 2008. Cụ thể, năm 2008 tài sản ngắn hạn chỉ ớ mức 4.011.225.212 đồng và khoản vay là 1.030.508.541 đồng, sang năm 2009 con số tương ứng là 5.541.455.382 đồng và 1.048.105.838 đồng. Từ con số này ta thấy rằng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2009 so với năm 2008 là 38,15% tương ứng với giá trị là 1.530.230.170 đồng, trong khi đó khoản vay ngắn hạn năm 2009 của Công ty chỉ tăng 17.597.297 đồng tương đương tăng 1,71% so với năm 2008. Do 2 tốc độ tăng chệch nhau như vậy nên trực tiếp làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng lên.
Và sang năm 2010 thì khoản vay của Công ty ở mức 1.461.663.548 đồng tăng 404.147.332 đồng tương ứng tăng 39,46% so với năm 2009. Đồng thời, tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2010 cũng tăng 1.742.304.919 đồng tương ứng tăng 31.44% so với năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lại nhỏ hơn tốc độ tăng của khoản vay ngắn hạn. Điều này là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ số thanh toán ngắn hạn của Công tỵ Cụ thể, hệ số này năm 2010 là 4,9832 nghĩa là Công ty có 4,9832 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho một đồng nợ vay ngắn hạn, giảm 0,3039 tương đương giảm 5,75% so với năm 2009.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy rằng, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh là khá lớn mà cụ thể là lớn hơn 2, trong khi đó con số này đươc chấp nhận chỉ khoảng xấp xỉ 2. Mặc dù hệ số này càng cao thì càng đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nếu hệ số này quá cao thì sẽ nới lên một điều rằng Công ty đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn nhu cầu của Công tỵ
- 62 -
b) Hệ số thanh toán nhanh:
Bảng 2.11: BẢNG HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 Mức % Mức % Tài sản ngắn hạn 4.011.225.212 5.541.455.382 7.283.760.301 1.530.230.170 0,3815 1.742.304.919 0,3144 Hàng tồn kho 572.221 572.221 572.221 0 0 0 0 Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.048.105.838 1.461.663.548 17.597.297 0,0171 413.557.710 0,3946 Hệ số thanh toán nhanh 3,8919 5,2866 4,9828 1,3947 0,3583 -0,3038 -0,0575
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)
Hình 2.10: Biểu đồ tình hình hệ số thanh toán nhanh Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 - 2010
Hệ số thanh toán nhanh
0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Năm
G
iá
t
rị
Dựa vào Hình 2.6 ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của Công ty là khả quan, vì qua 3 năm 2008 – 2010 hệ số này đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng nhưng không ổn định: năm 2009 tăng so với năm 2008 và năm 2010 giảm so với năm 2009.
Từ Bảng 2.11 ta có hệ số thanh toán nhanh năm 2009 là 5,2866, tức là cứ một đồng mà Công ty thiếu nợ thì có đến 5,2866 đồng tài sản lưu động đảm bảo thanh toán nhanh, tăng 1,3947 đồng tương ứng tăng 35,83% so với năm 2008 chỉ ở mức 3,8919. Sang năm 2010 thì hệ số này giảm 0,3038 đồng tương ứng giảm 5,75% so với năm 2009, nghĩa là Công ty có 4,9828 đồng tài sản lưu động để thanh toán nhanh cho một đồng nợ vay của Công ty trong năm 2010.
Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của Công ty tương đối lớn và tăng qua 3 năm, vì vậy khả năng thanh toán nhanh cũng rất tốt. Bên cạnh đó, ta thấy rằng hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán ngắn hạn chênh lệch nhau rất ít. Điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho của Công ty là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, do hệ số thanh toán nhanh của Công ty tương đối lớn, đặc biệt là năm 2009 lên đến 5,2866, trong khi đó các nhà cho vay chấp nhận hệ số này là xấp xỉ 1. Điều này nói lên rằng đây cũng là điều không tốt vì hệ số này quá cao đồng thời có nghĩa là vốn bằng tiền của Công ty nhiều và vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời
a) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Sau đây là bảng tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh được tổng hợp từ bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 – 2010:
- 64 -
Bảng 2.12: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
CHÊNH LỆCH 2009/2008
CHÊNH LỆCH 2010/2009
Mức % Mức %
Lợi nhuận sau thuế 1.051.383.738 909.812.200 2.190.332.728 -141.571.538 -0,1347 1.280.520.528 1,4075 Doanh thu 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 -1.291.886.186 -0,1121 2.244.078.992 0,2192 Tỷ suất ROS (%) 9,12 8,89 17,55 -0,23 -0,0255 8,66 0,9746
(Nguồn: Phòng Kết toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)
Hình 2.11: Biểu đồ tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 - 2010 Tỷ suất ROS (%) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Năm G ía t rị ( % ) Tỷ suất ROS (%)
Từ Hình 2.7 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty tăng nhưng không đều qua 3 năm. Dựa vào Bảng 2.12 ta thấy năm 2008 tỷ số này là 9,12%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty thu được 9.12 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 thì tỷ số này giảm 0,23% về mặt tuyệt đối và giảm 2,55% về mặt tương đốị Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do doanh thu năm 2009 đạt mức 10.237.597.075 đồng giảm đi 1.291.886.186 đồng tương ứng 11,21% so với năm 2008 là 11.529.483.261 đồng. Mặc dù các khoản chi phí của Công ty năm 2009 có giảm đi nhưng tốc độ giảm của các khoản chi phí lại ít hơn doanh thụ Điều này làm cho lợi nhuận ròng của Công ty năm 2009 bị giảm đi so với 2008, cụ thể năm 2008 là 1.051.383.738 đồng nhưng năm 2009 chỉ đạt mức 909.812.200 đồng , tức giảm 141.571.538 đồng tương đương giảm 13,47% so với năm 2008. Thêm vào đó, năm 2008 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 0 và năm 2009 là 48.372.815 đồng. Đây cũng là khoản chi phí góp phần làm lợi nhuận ròng giảm xuống và kéo theo tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cũng giảm đi, chỉ còn 8,89% nghĩa là có 8,89 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thụ
Năm 2010, tỷ số ROS của Công ty đã tăng lên đến mức 17,55%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty có được 17,55 đồng lợi nhuận hay lợi nhuận ròng chiếm 17,55% trong tổng doanh thụ So với năm 2009 thì ROS năm 2010 tăng 97,46% về tương đối tương đương tăng 8,66% về tuyệt đốị Sở dĩ chỉ số ROS năm 2010 tăng như vậy là do doanh thu của năm này tăng lên đáng kể với mức 12.481.676.067 đồng, tăng 2.244.078.992 đồng tương ứng 21,92% so với năm 2009. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận ròng của Công ty tăng lên mức 2.190.332.728 đồng, tăng 1.280.520.528 đồng tương đương tăng 140,75%. Thêm vào đó, tốc độ tăng của lợi nhuận cáo hơn doanh thu nên tỷ số ROS tăng mạnh trong năm 2010.
Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua 3 năm là tương đối lớn. Điều này cho thấy rằng, tổng doanh thu của Công ty đang có chiều hướng tăng tức là vị trí của Công ty trên thị trường đang được nâng cao; đồng thời lợi nhuận của Công ty nhìn chung qua các năm tăng lên nghĩa là Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.
- 66 -
b) Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Bảng 2.13: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT – TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 Mức % Mức % Lợi nhuận ròng 1.051.383.738 909.812.200 2.190.332.728 -141.571.538 -0,1347 1.280.520.528 1,4075 Tổng tài sản bình quân 6.038.338.634 6.269.387.868 7.391.923.467 231.049.234 0,0383 1.122.535.599 0,1791 Tỷ số ROA 0,174 0,145 0,296 -0,029 -0,1665 0,151 1,0419
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)
Hình 2.12: Biểu đồ tình hình chỉ số ROA Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 - 2010
Tỷ số ROA 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Năm G iá t rị Tỷ số ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung toàn doanh nghiệp. Từ Hình 2.8 ta thấy tổng quát là chỉ số ROA của Công ty tăng nhưng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể là năm 2009 giảm và tăng ở năm 2010.
Tỷ số ROA năm 2008 đạt mức 0,174, nghĩa là cứ một đồng tài sản được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty sẽ tạo ra được 0,174 đồng lợi nhuận. Và năm 2009 thì chỉ số này là 0,145, tức là Công ty có được 0,145 đồng lợi nhuận khi sử dụng một đồng tài sản. So với năm 2008 thì ROA năm 2009 giảm một lượng là 0,029 tương ứng giảm 16,65%. Nguyên nhân ảnh hưởng là do trong năm 2009 Công ty tăng tài sản sử dụng nhưng lợi nhuận tạo ra lại giảm xuống. Cụ thể, tổng tài sản bình quân năm 2009 là 6.269.387.868 đồng so với năm 2008 là 6.038.338.634 đồng thì tăng 231.049.234 tức tăng 3,83%. Trong khi đó lợi nhuận năm 2009 giảm 13,47% so với năm 2008. Điều này cho thấy rằng Công ty đã sử dụng tài sản trong năm 2009 đạt hiệu quả không bằng năm 2008.
Năm 2010, tỷ số ROA tăng 104,19% tương ứng tăng 0,151 so với năm 2009, tức đạt mức 0,296. Điều này có nghĩa là chỉ với một đồng tài sản sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty sẽ tạo ra được mức lợi nhuận là 0,296 đồng. Sở dĩ chỉ số này tăng như vậy là bởi vì năm 2010 tổng tài sản bình quân của Công ty tăng lên, đồng thời lợi nhuận trong năm này cũng tăng theọ Từ Bảng 2.13 ta thấy tổng tài sản bình quân năm 2010 là 7.391.923.467 đồng tức tăng 1.122.535.599 đồng tương ứng tăng 17.91% so với năm 2009. Việc Công ty tăng tổng tài sản bình quân sử dụng đã làm lợi nhuận ròng năm 2010 tăng 140,75%. Do đó tỷ số ROA tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt đối với Công ty trong tương lai bởi khi tổng tài sản sử dụng tăng làm lợi nhuận ròng tăng theo thì có nghĩa là Công ty đã sử dụng tương đối tốt phần tài sản trong việc sản xuất kinh doanh.
Nhìn tổng quát qua 3 năm 2008 – 2010 thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản của Công ty có chiều hướng tương đối tốt. Điều này chứng minh rằng tình hình tài sản được sử dụng tài Công ty là ngày càng có dấu hiệu khả quan.
- 68 -
c) Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Bảng 2.14: BẢNG TÌNH HÌNH TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT –TRÀ VINH QUA 3 NĂM 2008 -2010
ĐVT:Đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
CHÊNH LỆCH 2009/2008 CHÊNH LỆCH 2010/2009 Mức % Mức % Lợi nhuận ròng 1.051.383.738 909.812.200 2.190.332.728 - 141.571.538 -0,1347 1.280.520.528 1,4075 Vốn chủ sở hữu bình quân 4.784.136.113 4.559.603.073 6.137.038.774 - 224.533.040 -0,0469 1.577.435.701 0,3460 Tỷ suất ROE 0,220 0,200 0,357 -0,020 -0,0920 0,157 0,7887
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, 2008 – 2010, Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh)
Hình 2.13: Biểu đồ tỷ số ROE Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh qua 3 năm 2008 – 2010
Tỷ suất ROE 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Năm G iá t rị Tỷ suất ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào Hình 2.9 ta thấy tình hình tỷ số ROE của Công ty Liên doanh May Hồng Việt – Trà Vinh đang có chiều hướng tăng tuy không đều giai đoạn 2008 - 2010: giảm nhẹ năm 2009 và tăng mạnh năm 2010.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2008 là 0,220 tức một đồng vốn của Công ty sử dụng trong hoạt đồng kinh doanh sẽ tạo ra được 0,220 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 thì chỉ số này giảm xuống mức 0,200 tức giảm 0,020 hay giảm 9,20%. Điều này nói lên rằng năm 2009 Công ty chỉ có 0,200 đồng lợi nhuận khi sử dụng 100 đồng vốn chủ sở hữu trọng kinh doanh. Nguyên nhân của sự biến động này là do lợi nhuận ròng năm 2009 giảm 13,47% so với năm 2008. Thêm vào đó, năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ đạt mức 4.559.603.073 đồng, giảm 4,69% tức 224.533.040 đồng so