Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 191)

3.1.1. Đảm bảo hiệu quả giáo dục

Xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học nhằm:

- Tạo một môi trường giáo dục tốt nhất để học sinh được học tập, rèn luyện, trưởng thành và những cơ hội để học sinh được phát huy những năng lực riêng biệt của mỗi các nhân.

- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể. Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân và cho các bạn khác. Củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, rèn luyện và công tác xã hội.

- Bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin, ước mơ, tình yêu con người, yêu cuộc sống, thêm yêu quê hương đất nước.

- Nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

3.1.2. Đảm bảo tính phối hợp thống nhất các lực lƣợng giáo dục

Nguyên tắc nhằm đảm bảo các biện pháp phối hợp thống nhất, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các bên có liên quan trong việc xây dựng MTHTTT.

- Phối hợp giữa Phòng GD&ĐT trong công tác tham mưu với chính quyền các cấp. Sự phối hợp của Phòng với các ban ngành, đoàn thể liên quan để chỉ đạo xây dựng MTHTTT.

- Phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với Chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp, với cộng đồng, với cha mẹ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của nhà trường về xây dựng MTHTTT trong và ngoài nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác của các trƣờng, các địa phƣơng

- Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường. Nội dung xây dựng MTHTTT do trường, giáo viên tự lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường, điểm trường, lớp học.

- Tạo hứng thú cho người học và tinh thần trách nhiệm cho người dạy để thu hút các thành viên trong nhà trường tham gia.

- Xây dựng chất lượng giáo dục hiệu quả, tạo dựng niềm tin và tinh thần trách nhiệm của chính quyền đoàn thể các cấp, của cộng đồng, của cha mẹ học sinh vào cuộc với nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp chỉ đạo căn cứ vào các tiêu chí có trong nội dung xây dựng MTHTTT để triển khai, đánh giá và điều chỉnh quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện. Bao gồm:

- Môi trường tinh thần thân thiện: các mối quan hệ, sự phối hợp, phương pháp giảng dạy, nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, không gian trường lớp,...

- Môi trường cơ sở vật chất thân thiện: các công trình xây dựng, khuôn viên, trang thiết bị dạy và học, đồ dùng, đồ chơi,....

3.2. Các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở các trƣờng tiểu học huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về phong trào xây dựng MTHTTT ở các trường Tiểu học.

* Mục đích của biện pháp:

- Làm cho CBGV các trường tiểu học trong huyện nắm rõ được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng MTHTTT từ đó có nhận thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đúng đắn với trách nhiệm của mình, dẫn đến hình thành ý thức và hành động phối hợp, tổ chức thực hiện trong việc xây dựng MTHTTT ở lớp, ở trường và ở cộng đồng nơi điểm trường đóng.

- Có nhận thức đúng, công tác quản lý chỉ đạo sẽ có những thuận lợi trong việc triển khai các nội dung, các yêu cầu trong việc xây dựng MTHTTT trong cũng như ngoài nhà trường. Công tác chỉ đạo xây dựng MTHTTT sẽ có hiệu quả tích cực hơn.

* Nội dung thực hiện biện pháp:

(1) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong CBGV thuộc các trường tiểu học của huyện nắm được các vấn đề chung về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nội dung thực hiện xây dựng MTHTTT trong và ngoài nhà trường.

- Nội dung tuyên truyền phổ biến:

+ Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội: mối quan hệ tình cảm thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình, với cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng môi trường thiên nhiên thân thiện: không gian trường lớp, góc học tập,...

+ Xây dựng môi trường vật chất thân thiện: CSVC trường lớp, sân chơi,....

+ Hoạt động dạy và học tích cực: PPDH, kiểm tra đánh giá,...

+ Xây dựng qui tắc ứng xử, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỷ luật tích cực, giáo dục niềm tin, ước mơ,..

- Hình thức tuyên truyền phổ biến:

+ Tổ chức viết bài về kinh nghiệm xây dựng MTHTTT trên trang Web của Ngành GD&ĐT huyện. Viết bài trên đài truyền thanh - truyền hình huyện. Nêu gương các mô hình điển hình.

+ Lồng ghép tuyên truyền trong lớp bồi dưỡng chính trị, hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm do Phòng tổ chức cho các cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tuyên truyền qua các đợt thanh tra toàn diện hoặc thanh tra chuyên đề xây dựng MTHTTT.

+ Hiệu trưởng truyền đạt nhận thức của mình về xây dựng MTHTTT cho cán bộ giáo viên nhà trường trong đợt sinh hoạt chính trị đầu năm và các kỳ họp hội đồng nhà trường. Cho các cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường cùng tham gia xây dựng kế hoạch.

+ Đối với Chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình: tuyên truyền qua các hoạt động khai giảng đầu năm học, các hoạt động của chính quyền liên quan đến giáo dục (Đại hội khuyến học, đại hội giáo dục,....), họp phụ huynh, qua các lớp tập huấn của trung tâm học tập cộng đồng. Phát huy các bảng thông tin, loa truyền thanh của thôn, bản.

+ Phát huy mỗi thầy cô giáo là một “tuyên truyền viên”, một “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ra ngoài nhà trường.

(2) Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề xây dựng MTHTTT cho cán bộ phòng, cán bộ quản lý các trường Tiểu học, giáo viên Tổng phụ trách Đội và các giáo viên cốt cán về xây dựng MTHTTT.

Đội ngũ này phải có nhận thức đúng đắn nhất về công tác chỉ đạo xây dựng MTHTTT. Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, các đối tượng này cần nâng cao nhận thức về các vấn đề cụ thể như:

- Các quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương về phát triển giáo dục - đào tạo.

- Quan điểm của Ngành về công tác chỉ đạo xây dựng MTHTTT.

Khuyến khích các CBQL, các giáo viên tham khảo sưu tầm tài liệu, giao lưu học hỏi để bổ sung nhận thức, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức lồng ghép qua các lớp tập huấn về các nhiệm vụ giáo dục ở các trung tâm học tập cộng đồng xã, thôn cho chính quyền, đoàn thể địa phương, cộng đồng và cha mẹ học sinh.

(3) Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên để có kế hoạch tổ chức bồi dưõng và cập nhật thông tin về công tác chỉ đạo xây dựng MTHTTT. Việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của các đối tượng nêu trên có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

- Qua các bảng thu hoạch của đối tượng sau đợt học tập chính trị hay đợt tập huấn chuyên đề.

- Qua phỏng vấn hoặc trao đổi ý kiến với cán bộ giáo viên trong các đợt công tác thanh tra ở cơ sở.

- Quan sát kết quả thực hiện của cơ sở về xây dựng MTHTTT.

Trong ba nội dung trên, nội dung (1) tuyên truyền rộng rãi cho CBGV về các vấn đề chung của công tác chỉ đạo xây dựng MTHTTT có tác dụng tích cực nhất. Tuy nhiên, nội dung (3) về kiểm tra trình độ nhận thức nhất là qua thanh kiểm tra cơ sở lại có tác dụng trực tiếp không chỉ cho mỗi cá nhân mà cho cả tập thể được thanh kiểm tra. Nếu CBGV có nhận thức đúng đắn, họ sẽ thực hiện tốt vừa có tác dụng tuyên truyền, vừa tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, phát huy hiệu quả.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Phải chỉ đạo quyết liệt từ Phòng GD&ĐT. Tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên để chuyển biến nhận thức về cách nghĩ, cách làm.

- Phải có những cốt cán làm tuyên truyền viên tốt, có trình độ lý luận, có năng lực cảm hoá, thuyết phục và thực sự tâm huyết với công việc.

- Phải có các thầy cô giáo vừa là cộng tác viên truyền thanh - truyền hình, vừa có năng lực tổ chức thực hiện MTHTTT hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phải dành kinh phí từ hoạt động chuyên môn cho công tác tập huấn, tham quan học tập mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Biện pháp 2: Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương về xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học.

* Mục đích của biện pháp:

- Cụ thể hoá các văn bản nhà nước, ngành giáo dục về xây dựng MTHTTT trên địa bàn huyện.

- Tạo cơ sở cho Ngành tổ chức chỉ đạo, phối hợp với chính quyền đoàn thể địa phương xây dựng MTHTTT trên địa bàn huyện và công tác phối hợp của nhà trường với gia đình, cộng đồng được thuận lợi.

- Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, cộng đồng vào cuộc cùng ngành giáo dục trong các công tác giáo dục và đào tạo.

- Tạo điều kiện về môi trường làm việc, chế độ chính sách hỗ trợ cho GV và tạo điều kiện về môi trường học tập và chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ngành, địa phương, dư luận của CBGV trong ngành và dư luận của xã hội để tham mưu có hiệu quả và có tính khả thi.

* Nội dung của biện pháp:

(1) Tham mưu ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyết về GD&ĐT, trong đó có các nội dung chỉ đạo xây dựng MTHTTT:

- Ban hành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Hội đồng nhân dân huyện. - Xây dựng chiến lược phát giáo dục 5 năm, kế hoạch phát triển giáo dục trong từng năm học.

- Ban hành Chỉ thị “về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục” vào đầu mỗi năm học.

- Xây dựng kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua “Xây dựng MTHTTT, tích cực” trong các nhà trường giai đoạn 2008 - 2013 giữa phòng GD&ĐT, phòng Văn hóa thông tin và Huyện đoàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp, nhà ở công vụ cho giáo viên và nhà ở nội trú cho học sinh. Quyết định về việc phân khai nguồn vốn sự nghiệp GD&ĐT để thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

- Quyết định về việc phân khai nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia theo từng năm: Kiên cố hóa trường lớp, hỗ trợ phổ cập, đào tạo cán bộ tin học, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, mua sắm thiết bị công nghệ tin học.

- Qui định quản lý, sử dụng nguồn kinh phí 1% tổng chi thường xuyên ngân sách huyện hỗ trợ thực hiện các mục tiêu ưu tiên vì trẻ em: bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nâng cấp và quản lý các điểm vui chơi, các trung tâm vui chơi dành cho trẻ em; hỗ trợ trang thiết bị học tập.

- Quyết định hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo ở xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt khó khăn học bán trú theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng chương trình phối hợp liên ngành (Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn, Hội Khuyến học huyện) về công tác xã hội hóa góc học tập cho trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Quyết định về việc phân công các cơ quan doanh nghiệp chăm sóc đỡ đầu các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

- Quyết định thành lập các quĩ: vì trẻ thơ, quĩ khuyến học, quĩ tài năng trẻ,... quĩ “mái ấm công đoàn” hỗ trợ xây nhà cho cán bộ giáo viên nhân viên ngành giáo dục.

- Quyết định phê duyệt Đề án phổ cập. Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo phổ cập cấp huyện, xã.

- Quyết định phê duyệt Đề án dạy và học 2 buổi/ngày, Đề án xã hội hóa giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các công văn chỉ đạo thực hiện phụ cấp cho giáo viên dạy lớp ghép, phụ cấp cho giáo viên vùng cao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện hỗ trợ kinh phí chi trả tiền công và các khoản đóng góp theo tiền công cho giáo viên hợp đồng.

- Các quyết định luân chuyển thực hiện nghĩa vụ công tác vùng cao. - Chỉ đạo xây dựng hương ước các thôn bản.

(2) Xây dựng các tiêu chí thi đua của các xã (thị trấn), của các ban ngành đoàn thể, của cộng đồng, của gia đình trong đó có tiêu chí thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Các danh hiệu thi đua:

- Gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa. - Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, thôn bản hiếu học.

- Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua đối với cán bộ công chức, viên chức. - Bằng khen, giấy khen cho các tập thể cá nhân.

Khi xét tặng các danh hiệu phải quan tâm đến các tiêu chí về giáo dục: - Với cá nhân và gia đình: nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, không có con bỏ học, không có con học yếu, con hư, con vi phạm pháp luật. Tham gia đầy đủ trách nhiệm và đóng góp với cộng đồng, với nhà trường.

- Với chính quyền, cộng đồng, thôn bản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, thực hiện phổ cập giáo dục. Số học sinh bỏ học trong năm học.

+ Huy động đóng góp, xây dựng nhà trường, điểm trường. Thực hiện tốt công tác giáo dục trên địa bàn.

+ Công tác khuyến học, khuyến tài. Xây dựng xã hội học tập.

+ Tham gia đánh giá, đóng góp ý kiến của nhà trường, điểm trường (đánh giá ngược).

(Nhiều đơn vị xã lấy chỉ tiêu giáo dục là tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại thi đua).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng một số cơ chế chính sách: - Tổ chức học bán trú cho học sinh:

+ Đối với vùng cao điểm trường đi lại phức tạp: Các hộ gia đình góp gạo, củi hàng tháng cho trưởng thôn, luân phiên góp thức ăn (rau, thịt) theo ngày và trưởng thôn cử mỗi gia đình luân phiên nấu cháo buổi trưa cho học sinh.

+ Đối với vùng thuận lợi: tổ chức nộp tiền ăn bán trú cho học sinh. - Gắn giáo dục với các cơ chế hỗ trợ khác:

+ Vay tiền ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế: Không xét cho vay nếu gia đình có con bỏ học.

+ Không ưu tiên hỗ trợ vay vốn, giống vật nuôi cây trồng, chuyển giao kỹ thuật, giao đất giao rừng nếu gia đình có con bỏ học.

(3) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của các địa phương.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 106 - 191)