Khảo nghiệm các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 151 - 191)

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự đánh giá và tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của biện pháp.

- Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.5.2. Đối tƣợng khảo nghiệm

Để khảo sát, đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò ý kiến cho các đối tượng (theo mẫu đã chọn).

- Nhóm đối tượng trong nhà trường: 134 (cán bộ quản lý: 33; GVCN: 87; TPT Đội: 14).

- Nhóm đối tượng ngoài nhà trường: 174 (Đại diện chính quyền đoàn thể: 24; đại điện cộng đồng: 75; cha mẹ học sinh: 75).

3.5.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi.

- Đưa nội dung của các tiêu chí thực hiện và đánh giá môi trường học tập thân thiện của lớp học, điểm trường và của trường học.

3.5.4. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Những người được hỏi ý kiến đánh giá theo qui định: cho điểm mức độ cần thiết và khả thi theo thang điểm từ 1 đến 5, điểm 5 là điểm tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học

(nhóm đối tƣợng ngoài nhà trƣờng) S TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 1 Nâng cao nhận thức về phong trào xây dựng MTHTTT ở các trường Tiểu học

152 22 0 0 0 4.87 33 119 22 0 0 4.06

2

Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương về xây dựng MTHTTT ở các trường tiểu học 165 9 0 0 0 4.95 59 70 45 0 0 4.08 3

Nâng cao năng lực chỉ đạo xây dựng MTHTTT cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. 174 0 0 0 0 5.00 47 96 31 0 0 4.09 4

Nâng cao năng lực xây dựng MTHTTT cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học.

174 0 0 0 0 5.00 54 97 23 0 0 4.18

5

Tổ chức giáo dục ý thức, thái độ và hành vi thân thiện cho học sinh các trường tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn S TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 6 Xây dựng CSVC, không gian, trường lớp thân thiện ở trường tiểu học.

147 14 13 0 0 4.77 45 90 39 0 0 4.03

7

Xây dựng môi trường thân thiện ngoài nhà trường.

134 30 10 0 0 4.71 41 93 40 0 0 4.01

8

Xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường.

174 0 0 0 0 5.00 116 46 12 0 0 4.60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9

Tổ chức thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến về xây dựng MTHTTT.

167 8 0 0 0 4.98 98 65 11 0 0 4.50

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo xây dựng MTHTTT ở cấp tiểu học

(nhóm đối tƣợng trong nhà trƣờng) S TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 5 4 3 2 1 Điểm bình quân 1 Biện pháp 1 113 21 0 0 0 4.84 29 96 9 0 0 4.15 2 Biện pháp 2 129 5 0 0 0 4.96 35 70 29 0 0 4.04 3 Biện pháp 3 110 24 0 0 0 4.82 47 56 31 0 0 4.12 4 Biện pháp 4 117 17 0 0 0 4.87 44 77 13 0 0 4.23 5 Biện pháp 5 102 26 6 0 0 4.72 94 29 11 0 0 4.62 6 Biện pháp 6 121 13 0 0 0 4.90 33 89 12 0 0 4.16 7 Biện pháp 7 134 0 0 0 0 5.00 30 75 29 0 0 4.01 8 Biện pháp 8 102 26 6 0 0 4.72 94 29 11 0 0 4.62 9 Biện pháp 9 119 15 0 0 0 4.89 104 30 0 0 0 4.78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét kết quả điều tra khảo sát cho thấy:

- Ý kiến ở 2 nhóm điều tra tương đối thống nhất ở việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất.

- Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đều được đánh giá cao. Trong đó biện pháp 5, 8, 9 được đánh giá cao nhất.

- Các biện pháp 2, 5, 6, 7, 9 hết sức quan trọng, cần được phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để tăng thêm tính khả thi.

Kết luận chƣơng 3

1. Môi trường học tập thân thiện giúp ước mơ của những học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa được chắp cánh bay lên. Học mà chơi, chơi mà học đã lôi cuốn với các em là như thế và mong muốn lớp học, nhà trường thực sự lôi cuốn các em. Các bậc Cha mẹ học sinh đã có thể an tâm khi con em của họ đến trường.

2. Để tiềm năng của các em được đánh thức và phát huy từng chút, từng chút một, qua những công việc cụ thể trong học tập và sinh hoạt hoạt hàng ngày. Ai biết được, thế giới nội tâm của các em chứa đựng những bảng mầu rực rỡ, phong phú thế nào. Vấn đề là phải nhìn ra và khơi gợi chúng.

3. Trên cơ sở pháp lý của việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện cho học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học để tạo một môi trường học tập tốt nhất cho học sinh, nhằm phát huy tối đa năng lực học tập và những khả năng khác của học sinh. Căn cứ vào những kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện chỉ đạo về xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh tiểu học trong dự án chăm sóc giáo dục trẻ thơ toàn diện của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh (SCUK) từ năm 2003. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng tôi đề xuất chín biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà các trường đang vướng mắc về chất lượng giáo dục, về giáo dục toàn diện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc biệt giáo dục hòa nhập, kĩ năng sống và giao tiếp ở các trường vùng miền núi dân tộc. Các biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm và đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi để Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, với đặc điểm của mỗi trường, người hiệu trưởng cần linh hoạt và lựa chọn những biện pháp ưu tiên để phát huy tính khả thi và hiệu quả thực hiện. Bên cạnh đó, có những biện pháp phải thực hiện trong thời gian dài, nên cần phải có những lộ trình và kế hoạch thực hiện, cần phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, tận dụng những thế mạnh của nhà trường, nắm bắt cơ hội thì kết quả xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực sẽ đạt được theo mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Chỉ đạo xây dựng MTHTTT, tích cực trong các nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của Ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng, trong đó có các trường tiểu học. MTHTTT là để hoàn thiện các em về nhân cách và nâng cao chất lượng giáo dục nhất là giáo dục vùng miền núi có nhiều học sinh dân tộc. Giúp các em có được môi trường học tập tốt nhất trong sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của các cấp các ngành, của cộng đồng, nhà trường và gia đình. Để các em có cơ hội được phát huy hết năng lực học tập, bộc lộ những thiên hướng năng khiếu để các em có nền tảng, cơ sở cho quá trình tiếp tục học tập cao hơn ở cấp học THCS. MTHTTT là nơi để các em học tập, rèn luyện và trưởng thành, các em được hoàn thiện về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng được các mục tiêu của giáo dục hiện nay.

2. Kết quả khảo sát thực trạng về môi trường học tập cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên cho thấy các nhà trường đã có những cố gắng và đã đạt được một số kết quả mang ý nghĩa thiết thực, song vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng theo mong muốn. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân về biện pháp chỉ đạo và những cách thức tổ chức thực hiện, cụ thể:

- Bị chi phối bởi những yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan về nhận thức (sự cần thiết, vai trò), về điều kiện CSVC của việc xây dựng MTHTTT đối với nhà trường.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể, các tiêu chí xác định chưa thống nhất, chưa rõ ràng nên hiệu quả chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực trạng của việc chỉ đạo xây dựng MTHTTT của các trường tiểu học huyện Tiên Yên, đề tài đã đưa ra 9 biện pháp chính đã được khảo nghiệm và tiếp thu những kinh nghiệm đã được thực hiện về xây dựng MTHTTT của dự án chăm sóc giáo dục trẻ thơ toàn diện của Tổ chức SCUK và những kinh nghiệm của một số địa phương thuộc tỉnh khác có hoàn cảnh tương đồng qua tham quan học tập.

Khi sử dụng các biện pháp đòi hỏi phải có quan điểm tổng hợp đồng bộ. Tuy nhiên, tùy điều kiện nhà trường để lựa chọn những biện pháp ưu tiên, có kế hoạch cụ thể thực hiện lộ trình để đạt đến môi trường học tập tốt và phù hợp nhất cho học sinh.

Lựa chọn các biện pháp đó cần dựa vào mục đích nội dung và những điều kiện để thực hiện, để có kế hoạch và giải pháp thực hiện các nội dung của biện pháp đề ra được thuận lợi. Ngoài ra, còn dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của từng địa phương và sự vào cuộc của các cấp các ngành, của cộng đồng dân cư, của cha mẹ học sinh, dựa vào điều kiện vật chất của nhà trường, khả năng sử dụng biện pháp của người quản lý và sự ủng hộ tham gia thực hiện của các thành viên trong nhà trường.

4. Đề tài nghiên cứu mang tính cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà hoạt động giáo dục thiên về dạy chữ, chưa chú trọng việc dạy người, chưa chú ý đến nhu cầu và tâm lý lứa tuổi học sinh để học tập của học sinh thiếu đi tính tự nhiên, môi trường học tập thiếu những điều kiện, thiếu sự thân thiện. Bên cạnh đó, đề tài cũng có tính khả thi: Các biện pháp được sử dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng môi trường học tập cho học sinh tiểu học theo hướng thân thiện, tích cực và hiệu quả, đã huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia chăm lo, quản lý, phát triển giáo dục nhà trường,....Hơn nữa, với chất lượng của cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao, đề tài cũng mang tính thiết thực, có thể thực hiện được ở các nhà trường, ở nhiều cấp học để góp phần nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục nhà trường, nên các nhà quản lý giáo dục đều có thể vận dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài này vào thực tiễn của các trường khác trong huyện, tỉnh... và ở các cấp học khác ngoài cấp học tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khuyến nghị

1. Đối với Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuyển phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008 - 2013 thành mục tiêu hành động của giáo dục, được xây dựng thành những giá trị cốt lõi của các trường học ở Việt Nam, mở rộng xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành xây dựng “môi trường học tập thân thiện, tích cực” để huy động sự chăm lo, vào cuộc của các cấp các ngành, của cộng đồng,... với các nhiệm vụ giáo dục.

- Xây dựng những tiêu chí, tiêu chuẩn chung về xây dựng MTHTTT phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương (vùng nông thôn, thành thị, vùng miền núi dân tộc) để thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại các nhà trường.

- Gắn tiêu chí đánh giá thi đua xây dựng MTHTTT với các công tác giáo dục khác của nhà trường (chuyên môn, quản lý, xã hội hóa,...). Không tách nội dung thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện, HS tích cực” với các nội dung khác trong đánh giá thi đua như hiện nay đang thực hiện.

- Giảm tải chương trình học, môn học cho phù hợp với học sinh miền núi, tăng cường các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giao quyền chủ động hơn nữa cho giáo viên trong việc lựa chọn kiến thức môn học để dạy những đối tượng học sinh sau khi đã được phân hóa năng lực học tập.

- Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng “bồi dƣỡng theo nhu cầu”, tránh áp đặt dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng thấp.

- Điều chỉnh tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại, tích cực và thân thiện.

2. Đối với UBND tỉnh

- Xây dựng qui hoạch các trường trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đầu tư mặt bằng quĩ đất cho các nhà trường, điểm trường với tầm nhìn cho tương lai.

- Thực hiện những chính sách đãi ngộ giáo viên, đặc biệt giáo viên miền núi. Chính sách hỗ trợ học sinh miền núi, học sinh nghèo được đến trường (đủ ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Đối với UBND huyện

- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các xã và thị trấn phối hợp ngành GD&ĐT, đặc biệt với nhà trường thực hiện xây dựng MTHTTT theo kế hoạch của UBND huyện.

- Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, quan tâm đầu tư cho giáo dục về con người, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng hiện đại.

- Có các cơ chế quan tâm hỗ trợ giáo viên, đặc biệt giáo viên vùng cao. Ưu tiên phân cấp đất cho giáo viên gắn bó lâu dài với địa phương.

- Đổi mới qui chế thi đua khen thưởng hàng năm đối với các xã và các thôn, ưu tiên hàng đầu các tiêu chí về giáo dục.

4. Đối với các trƣờng tiểu học

- Xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học, cụ thể, phù hợp với điều kiện nhà trường. Tổ chức tốt công tác thực hiện MTHTTT ở nhà trường.

- Có qui chế thi đua khen thưởng kịp thời, thường xuyên cho những tập thể, cá nhân có thành tích thực hiện tốt MTHTTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban điều hành dự án ECCD huyện Tiên Yên (2007), Báo cáo tổng kết Dự án chăm sóc và phát triển trẻ thơ toàn diện huyện Tiên Yên.

2. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ các năm học 2007 – 2008, 2008 – 2009, 2009 – 2010.

3. Bộ GD&ĐT - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục: Hội thảo khoa học “Đổi mới tư duy giáo dục” ngày 26/2/2005.

4. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2005), NXB Thế giới, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 – 2015.

6. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Brent Davies and Linda Ellion (2005), Quản lý các trường học trong

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 151 - 191)