Theo định nghĩa triết học thì biện pháp là cách thức, con đường chuyển tải nội dung. Có nghĩa là căn cứ vào nội dung mà tìm cách thức, con đường phù hợp nhất có hiệu quả nhất để chuyển nội dung đến đích cuối cùng.
Theo từ điển trong tiếng Việt thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy biện pháp là cách làm cụ thể được chủ thể sử dụng trên cơ sở phương pháp đã được xác định.
Chỉ đạo là điều hành cá nhân hoặc tập thể thực hiện một nhiệm vụ nào đó theo kế hoạch, mục tiêu đã định. Chỉ đạo thực hiện là công việc thường xuyên của người quản lý, phải đặt tất cả mọi hoạt động của bộ máy trong tầm quan sát và xử lý, ứng xử kịp thời đảm bảo cho người bị quản lý luôn luôn phát huy tính tự giác và tính kỷ luật. Nói một cách khái quát nhất đây là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Cùng với kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thì chỉ đạo là một trong bốn chức năng của quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
Chức năng chỉ đạo là điều khiển thực hiện theo kế hoạch, điều chỉnh tốc độ, biên độ hướng tới đích, xác định ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện kế hoạch, lôi cuốn các tập thể sư phạm và các lực lượng giáo dục, phối hợp các nỗ lực của cả hệ thống, quá trình sử dụng hợp lý các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục.
Ý nghĩa của chức năng chỉ đạo:
- Huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệ vận hành thuận lợi.
- Biến mục tiêu dự kiến thành kết quả, biến kế hoạch thành hiện thực. - Tổ chức một cách khoa học lao động của cả tập thể người cũng như từng người .
Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu.
Biện pháp chỉ đạo là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.