Tình hình phát triển giáo dục huyện Tiên Yên

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 191)

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XXII, xác định muốn phát triển Kinh tế - xã hội trước hết phải phát triển Giáo dục để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho huyện. Huyện đã quan tâm chỉ đạo những định hướng chiến lược về phát triển Giáo dục trước hết phải tập trung đầu tư xây dựng CSVC kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại bằng nguồn ngân sách của địa phương, chỉ đạo ngành Giáo dục xây dựng chiến lược bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, nâng cao hiệu lực quản lý nhà trường và khoán chất lượng để nâng cao trách nhiệm giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục huyện Tiên Yên đang phát triển nhanh về qui mô trường, lớp và chất lượng học tập. Hệ thống giáo dục từng bước thực hiện đa dạng cả về loại hình và phương thức đào tạo. Đến năm học 2009 - 2010, toàn huyện Tiên Yên đã có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất với đầy đủ các cấp học, loại hình học tập đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Cụ thể qui mô toàn huyện có 33 trường học và cơ sở giáo dục, trong đó:

- Giáo dục Mầm non: có 9 trường mầm non (trong đó có 1 trường tư thục) của 8 xã và thị trấn, 4 xã còn lại có các cấp học mầm non ở trong trường PTCS. Toàn huyện có 71 điểm trường với 16 nhóm nhà trẻ (179 trẻ được huy động, đạt 8,6%) và 106 lớp mẫu giáo (1829 trẻ được huy động, đạt 81,2% trong đó trẻ 5 tuổi đạt 99,6%).

- Giáo dục Tiểu học: toàn huyện có 8 trường của 6 xã và thị trấn, 6 xã còn lại có các cấp học TH ở trong trường PTCS. Toàn huyện có 72 điểm trường với 352 lớp, 4098 HS. Huyện có 1 trường học bán trú, có 4 trường đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuẩn Quốc gia đạt tỉ lệ 50%. Số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1: 776/787 đạt tỉ lệ 98,6%. Trường, lớp luôn đảm bảo đúng kế hoạch. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập chống mù chữ năm 2000 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005, đến nay vẫn duy trì. Tiên Yên không còn thôn khe bản trắng điểm trường.

- Giáo dục THCS: toàn huyện có 5 trường THCS, có cấp học THCS ở 6 trường PTCS, có cấp học THCS ở 2 trường liên cấp với THPT trong đó có 1 trường là phổ thông dân tộc Nội trú đào tạo cho học sinh vùng cao, dân tộc. Như vậy, có 13 điểm trường THCS cho 12 xã và thị trấn với 98 lớp, 2941 học sinh. Số học sinh huy động vào lớp 6: 743/782 đạt tỷ lệ 95%, số học sinh tốt nghiệp đạt 100%. Huyện có 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 60%. Huyện đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2005 và duy trì đến nay.

- Giáo dục THPT: toàn huyện có 4 trường, trong đó 1 trường tư thục, 2 trường liên cấp THCS và THPT, trong 2 trường liên cấp có 1 trường là phổ thông dân tộc Nội trú đào tạo cho học sinh dân tộc 6 huyện miền Đông tỉnh Quảng Ninh. Có 38 lớp với 1543 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT đạt 66,6%.

- Giáo dục thường xuyên: có 1 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên, 12/12 xã và thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng có trách nhiệm mở các lớp bổ túc văn hóa và củng cố, nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ, thường xuyên theo các nội dung chương trình giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình trƣờng, cấp học huyện năm học 2009 - 2010

MÇm non TiÓu häc THCS PTCS THPT TTHNGDTX

Qua phân tích về qui mô và qua biểu đồ 2.1, chúng ta thấy huyện Tiên Yên còn có 6/ 12 xã và thị trấn với 6 trường PTCS liên cấp từ cấp học mầm non đến THCS và 2 trường THPT liên cấp với THCS, đây là khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường.

Cơ sở vật chất các trường đã được quan tâm đầu tư, các trường và điểm trường học trong toàn huyện được cải tạo và xây dựng mới theo hướng “chuẩn hóa, kiên cố hóa, cao tầng hóa” với tốc độ nhanh. Trường học đang dần được cao tầng hóa, toàn huyện có 4/4 trường THPT, 5/5 trường THCS, 4/6 trường PTCS, 3/8 trường Tiểu học, 1/9 trường Mầm non đã được cao tầng hóa. 62 điểm trường lẻ của mầm non và 58 điểm trường lẻ của Tiểu học là nhà học cấp 4 đã được kiên cố hóa, khuôn viên riêng biệt.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cao tầng hóa trƣờng học huyện Tiên Yên năm 2010

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Xã Trường Mầm non Tiểu học THCS PTCS THPT

Cã tr-êng cÊp 4 Cã tr-êng cao tÇng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy so với các cấp học, số trường Tiểu học ở điểm trường chính được cao tầng hóa thấp hơn so với các cấp học khác, nguyên nhân là do qui mô học sinh ở các điểm trường thấp, cấp Tiểu học đã có các điểm trường lớp học vào tới tận thôn khe bản.

Về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong huyện hằng năm được bổ sung, phát triển theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao về chất lượng.

Bảng 2.1. Tổng hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên năm 2010

Cấp học Tổng trƣởng Hiệu Hiệu phó Giáo viên TPT Đội, Đoàn Kế toán Văn thƣ Thƣ viện, (Thiết bị) Y tế Mầm non 193 8 8 164 7 1 5 Tiểu học 492 8 19 432 8 8 4 9 4 THCS 247 11 12 213 13 11 3 13 (2) 7 THPT 104 4 5 84 1 3 1 2 (1) 3 Tổng 1036 31 44 893 22 29 9 24 (3) 19

Qua phân tích số liệu trên bảng đối chiếu với số lớp của từng cấp học, theo định mức biên chế giáo viên/lớp, theo hạng trường: toàn huyện còn thiếu:

- Mầm non: 15 CBQL, 1 giáo viên, 11 nhân viên.

- Tiểu học: 9 CBQL, 8 GV, 7 NV thư viện và thiết bị, 4 NV văn thư, 3 NV y tế.

- THCS: 2 CBQL, 11 GV, 11 NV thiết bị, 9 NV văn thư, 5 NV y tế. - THPT: 2 NV văn thư, 3 NV thiết bị, 1 NV y tế.

So với yêu cầu thực tế của địa phương giáo dục có nhiều điểm trường, địa hình chia cắt phức tạp, đi lại khó khăn và so với định mức biên chế, hạng trường thì việc thiếu CBQL, nhân viên ở các cấp học sẽ gây những khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ giáo viên toàn huyện ở các cấp học có trình độ 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỉ lệ: Mầm non: 53 % ; Tiểu học: 54% ; THCS: 23%; THPT: 2,1 % .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ trên chuẩn của giáo viên các cấp học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 20 40 60 Mầm non Tiểu học THCS THPT Tỉ lệ % Tỉ lệ %

Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ giáo viên tiểu học và mầm non có trình độ trên chuẩn cao hơn so với cấp THCS và cao hơn rất nhiều so với cấp THPT. Sự chênh lệch là do từ năm 2005 đến nay Phòng GD&ĐT liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh mở các lớp Cao đẳng tại huyện cho giáo viên (2 lớp cho giáo viên MN, 3 lớp cho giáo viên TH).

Đổi mới phương pháp dạy học được các nhà trường chú trọng, có nhiều tiết dạy sáng tạo được trao đổi, học tập và nhân rộng. Việc sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt các thiết bị dạy học hiện đại đang trở thành phong trào trong toàn ngành, có trên 90% giáo viên đã biết ứng dụng và sử dụng CNTT trong các tiết dạy và làm hồ sơ sổ sách, có 738 cán bộ giáo viên (71,2%) có chứng chỉ Tin học.

Chất lượng giáo dục của huyện Tiên Yên đã có nhiều khởi sắc. Dạy thật, học thật, chất lượng thật đã trở thành thước đo giá trị giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo. Tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến đạt trên 30%, lên lớp thẳng trên 94%, yếu kém dưới 6,5%, học sinh lưu ban dưới 1%, hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS đạt 99%, trên 80% tốt nghiệp THPT. Hàng năm có trên 50 giải cấp tỉnh về văn hóa và trên 10 giải cấp tỉnh về văn nghệ thể thao. Nhiều học sinh đỗ trường THPT chuyên của tỉnh và trên 20% học sinh đỗ vào các trường đại học. Tuy nhiên, tình trạng đi học chưa chuyên cần và bỏ học ở các trường vùng cao, khó khăn vẫn còn nhiều (hàng năm có khoảng 50 học sinh bỏ học sau hè và từ 50 - 60 học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bỏ học trong năm học ở các cấp học) do các em học yếu, đường xá đi lại và kinh tế gia đình khó khăn, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con cái hoặc do bạn bè rủ rê nghỉ học. Chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đại trà chưa đồng đều giữa các vùng miền, bộc lộ nhiều hạn chế so với việc đầu tư kinh phí và con người cho giáo dục.

Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng có hiệu quả: toàn ngành đã kiện toàn một bước hoạt động giáo dục, Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức hội từ huyện, xã đến các trường đều hoạt động rất hiệu quả. Chính quyền, đoàn thể địa phương và cộng đồng đã vào cuộc với công tác giáo dục. Mặc dù còn khó khăn nhưng nhận thức của Cha mẹ học sinh đã có nhiều chuyển biến, chung tay góp sức, góp công với nhà trường, tất cả “vì tương con em chúng ta”.

* Tình hình phát triển giáo dục cấp Tiểu học huyện Tiên Yên:

Tiểu học là cấp học nền tảng của ngành học phổ thông với qui mô mạng lưới trường, lớp lớn nhất trong các cấp học, là cấp học duy nhất thực hiện Luật phổ cập giáo dục. Trong những năm qua, cấp học Tiểu học được huyện Tiên Yên đặc biệt quan tâm với nhiều cơ chế chính sách dành cho cấp học này.

a. Về qui mô trƣờng lớp:

Bảng 2.2. Thống kê số lớp, học sinh

(từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010)

Khối lớp

Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học

2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Khối 1 75 888 71 817 75 880 64 815 75 869 Khối 2 73 881 74 858 70 799 72 838 63 771 Khối 3 69 890 72 860 73 838 71 806 72 837 Khối 4 69 877 68 858 70 832 69 806 72 785 Khối 5 66 966 64 844 65 842 66 787 70 823 Cộng 352 4502 349 4237 353 4191 342 4052 352 4.085

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng thống kê, số học sinh Tiểu học đã giảm rõ rệt hàng năm do Huyện thực hiện ngày càng tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Biến động số lớp có thay đổi do thay đổi về số học sinh trong độ tuổi của từng thôn bản, nhiều thôn bản có năm học không mở lớp 1. Tỷ lệ bình quân của huyện đạt khoảng 11,6 học sinh/lớp, đây là tỉ lệ tương đối thấp, là huyện miền núi có lớp chỉ có 4 học sinh nên ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường giao tiếp, phong trào học tập của học sinh và tinh thần giảng dạy của giáo viên.

b. Về cơ sở vật chất trƣờng lớp:

Toàn huyện có 74 điểm trường đảm bảo cho học sinh từ nhà đến trường không quá 2 km, đến năm học 2010 - 2011 chỉ có 71 điểm trường có học sinh học do giảm qui mô về dân số, có những điểm trường do học sinh quá ít không đủ mở lớp (dưới 3 học sinh). Đa số các điểm trường Tiểu học đi lại rất khó khăn, theo đường rừng, theo lối của Lâm nghiệp gạt để khai thác gỗ, thậm chí là lối mòn của dân bản đi rừng và ra trung tâm xã, nhiều điểm trường phải lội qua sông, qua suối đi lại rất nguy hiểm nhất là mùa mưa lũ.

Bảng 2.3. Thống kê các điểm trƣờng đi lại thuận lợi và khó khăn

STT Trƣờng Số điểm trƣờng Tổng số Đi lại thuận lợi Đi lại khó khăn

Đi lại qua sông, suối Vùng 135 1. Thị Trấn 1 1 2. Tiên Lãng 4 3 1 2 2 3. Đông Ngũ 1 3 3 4. Đông Ngũ 2 5 2 3 2 3 5. Đông Hải 7 6 1 2 1 6. Hải Lạng 8 6 2 1 3 7. Phong Dụ 1 8 4 4 2 8 8. Phong Dụ 2 6 3 3 3 6 9. PTCS Đồng Rui 3 3 10. PTCS Yên Than 8 3 5 5 4 11. PTCS Điền Xá 4 2 2 4 12. PTCS Hà Lâu 11 3 8 7 11 13. PTCS Đại Dực 4 2 2 2 4 14. PTCS Đại Thành 2 2 2 Tổng 74 43 31 26 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về cơ cấu khối công trình của các trường Tiểu học:

- Khối phòng học: toàn huyện có đủ 352 phòng học cho 352 lớp trong năm học 2010 - 2011, các trường chỉ tổ chức học một ca buổi sáng, buổi chiều tổ chức học 2 buổi/ngày hoặc phụ đạo học sinh.

- Khối phòng phục vụ học tập:

+ Các trường chưa có phòng rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng, chỉ có khu giáo dục thể chất phục vụ cho giảng dạy và rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, có 4 trường không có khu giáo dục thể chất do diện tích hẹp.

+ Có 4 trường chuẩn Quốc gia có phòng giáo dục nghệ thuật và phòng Tin học dạy tự chọn cho học sinh.

+ 14/14 trường đều có phòng thư viện, tuy nhiên chỉ có 3 trường có phòng thư viện chuẩn, còn lại được tận dụng từ phòng chờ giáo viên, thậm chí ghép phòng với phòng thiết bị giáo dục không đúng theo tiêu chuẩn phòng thư viện. Có 2 trường có phòng thư viện ở các điểm trường.

+ 14/14 trường chưa có phòng nghe nhìn để học môn ngoại ngữ. 14/14 trường chưa có phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng thiết bị giáo dục: đa số được tận dụng từ kho, phòng học thừa, nhà ở nội trú cho học sinh,...không có trường nào có phòng thiết bị giáo dục theo tiêu chuẩn. Có 4 trường phòng thiết bị còn ghép với các phòng chức năng khác như Đoàn Đội, thư viện, kho để đồ.

+ Phòng truyền thống và hoạt động Đội: Chưa có phòng truyền thống riêng biệt. Có 9/14 trường có phòng truyền thống và hoạt động Đội, có 3 trường không có, còn lại ghép với các phòng chức năng khác.

- Khối phòng hành chính quản trị:

+ 9/14 trường có phòng riêng dành cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, có 5 trường phòng Hiệu trưởng ghép chung với phòng phó hiệu trưởng hoặc mượn của điểm vui chơi đặt trong trường học, hoặc tận dụng từ phòng chờ giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phòng giáo viên: Có 2/14 trường có phòng giáo viên, có 33/74 điểm trường có phòng chờ cho giáo viên.

+ Hội trường: 12/14 trường có, 2/14 trường chưa có nên khi hoạt động phải dùng lớp học.

+ Phòng y tế: Có 4/14 trường có nhân viên y tế và phòng y tế, do không

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện tiên yên - tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 191)