II. THỰC TRẠNG TTTD TẠI VIỆT NAM
5. Các nguồn thông tin khác
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn sử dụng các thông tin thu thập từ báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ đồng nghiệp. Tuy nhiên hoạt động này được tiến hành chưa hiệu quả do nhiều cán bộ tín dụng còn
chưa tích cực thu thập, khai thác tốt nguồn thông tin này để nâng cao tính chính xác của công tác chấm điểm tín dụng.
Tóm lại, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng là tương đối đa dạng, tuy nhiên vẫn chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng nên độ tin cậy chưa cao. Trong trường hợp có ít thông tin thì cán bộ tín dụng khó có thể kiểm chứng tính chính xác của thông tin. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chấm điểm tín dụng do không đảm bảo đầu vào.
Chương III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ HỆ THỐNG TTTD TẠI VIỆT NAM
Một là: Củng cố và phát triển hệ thống TTTD của ngân hàng đảm bảo cơ cấu có đủ tầm gánh vác nhiệm vụ chính trị được giao bao gồm: Trung tâm TTTD; bộ phận thông tin tại các chi nhánh NHNN; các trung tâm TTTD, các bộ phận thông tin khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Khi cần thiết có thể có một số chi nhánh trực thuộc Trung tâm TTTD. Toàn ngành cần thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động TTTD ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ – NHNN ngày 8/9/2004 của Thống đốc NHNN và các quyết định, chỉ thị của NHNN có liên quan đến hoạt động TTTD nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn, bền vững.
Hai là: Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các chủ đầu tư. Trước mắt phải kiểm toán tài liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị xin vay vốn, mà đầu tiên là thực hiện đối với các dự án có quy mô từ trung bình trở lên.
Ba là:Các NHTM phải nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ việc báo cáo và khai thác TTTD từ Trung tâm TTTD nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, các NHTM cần khẩn trương kiện toàn tổ chức hoạt động TTTD, phát triển hoạt động TTTD trong hệ thống gắn với việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng;
Bốn là: Các NHTM cần tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hoá, cung cấp thông tin và các báo cáo ngược lại trên mạng Online cho tất cả các chi nhánh NHTM và các phòng ban NHTM Trung ương.
Năm là: Khi xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải khai thác và sử dụng thông tin từ Trung tâm TTTD. Cần phải có quy định sử dụng Báo cáo thông tin từ Trung tâm TTTD như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay;
Sáu là: Trung tâm TTTD nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Bảy là: Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm TTTD phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các tổ chức tín dụng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo TTTD.
Tám là: Xây dựng hệ thống thông tin 2 chiều giữa các NHTM và NHNN hữu hiệu, với các quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên, thực hiện thưởng phạt nghiêm minh để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của các NHTM, tránh cho vay chồng chéo, tránh xảy ra hiện tượng một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng khác, có thể khác hoặc cùng hệ thống với cùng một hồ sơ vay. Mặt khác, giúp NHNN quản lý và đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Chín là: Xây dựng hệ thống thông tin thu thập từ bên ngoài như: Thông tin từ cơ quan thuế, từ người tiêu dùng, từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, từ reuter, từ bloomberg…
Mười là: Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thông tin đã nêu trên, các thông tin ở tầm vĩ mô cần phải công bố công khai, đảm bảo tính minh bạch. Cụ thể thời gian tới, cơ quan thống kê cần xây dựng, tính toán và công bố rộng rãi các hệ số tài chính trung bình ngành, nhóm ngành làm cơ sở phân tích và xếp hạng được thuận lợi.
Mười một là: Tăng cường ứng dụng CNTT:
Để hình thành, phát triển và hoàn thiện hoạt động TTTD cần có rất nhiều yếu tố. Trong đó, có một yếu tố căn bản không thể thiếu, thậm chí có tính chất sống còn trong kỷ nguyên thông tin hiện nay chính là công nghệ tin học.
Chúng ta đều thấy rằng khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì quy mô ngân hàng, khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng lên. Điều đó đòi hỏi cơ quan thông tin tín dụng phải thực hiện chức năng của mình dựa trên những giải pháp công nghệ hiện đại nhất với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ tin học và truyền thông. Sẽ không thể lưu trữ, xử lý và bảo quản một hệ thống cơ sở dữ liệu to lớn đến như vậy nếu không có một giải pháp công nghệ thích hợp. Tương tự như vậy, để tăng cường tốc độ và tính hiệu quả của việc thu thập thông tin, cả thông tin ban đầu và thông tin cập nhật định kỳ thì thông tin tín dụng phải áp dụng những phương pháp truyền thông hiện đại và phương pháp thu thập thông tin tự động, trực tuyến trên cơ sở công nghệ tin học. Trong việc xử lý thông tin, xếp loại tín dụng, chấm điểm tín dụng trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh một khối lượng lớn chỉ tiêu thông tin trong kho dữ liệu cực lớn thì vai trò của công nghệ tin học lại càng không thể thiếu. Nhu cầu tiếp cận, khai thác sử dụng kho thông tin này với yêu cầu tức thời, chính xác, an toàn càng thấy sự quan trọng của giải pháp công nghệ tin học và truyền thông tiên tiến nhất.
Giả sử, để thu thập, lưu trữ, xử lý được hàng triệu hồ sơ khách hàng, nếu không có công nghệ tin học thì phải cần công sức của hàng trăm lao
động, phải có kho cực lớn để lưu trữ văn bản. Đặc biệt là phải cập nhập thông tin dư nợ hàng ngày cho hàng triệu khách hàng, tạo lập hàng trăm bản trả lời thông tin một ngày, truyền tin đi và về là một khối lượng công việc rất lớn. Một điều đáng nói hơn là nếu thu thập, xử lý, trả lời thông tin bằng thủ công thì độ chính xác không thể cao, không thể nhanh nhạy, kịp thời. Như vậy, có thể nói tin học đã giúp công tác thông tin tín dụng tăng năng suất lao động lên hàng nghìn lần, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác kịp thời và giảm chi phí để hạ giá thành thông tin, cũng tức là hạ chi phí thông tin đầu vào cho hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin cần lưu ý tính tương thích, tính hiệu quả, sự cân đối đồng bộ giữa trang thiết bị mua sắm với đào tạo, sử dụng cán bộ, với khả năng tài chính và sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại diễn ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó hoạt động tín dụng mang đến thu nhập cao nhất cho ngân hàng, nhưng cũng là lãnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Do đó, song song với việc mở rộng hoạt động tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng…đặc biệt là phải hoàn thiện hệ thống TTTD nhằm nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí ngân hàng tháng 4, 9, 10 năm 2005 2. Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng năm 2005 3. tạp chí Công nghệ ngân hàng năm 2005
4. Sổ tay tín dụng ngân hàng Công thương Việt Nam
5. Báo cáo hội nghị tổng kết công tác tín dụng ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2004.
6. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ cá thể, tài liệu tập huấn cán bộ tín dụng ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội năm 2004.
7. Định mức tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp, Lê Phúc Tiến - Nguyễn Công Nghiệp, 2002, NXB Thống kê.
8. Giáo trình Ngân hàng thương mại, TS Phan Thị Thu Hà, ĐH kinh tế quốc dân.
9.Giáo trình nghiệp vụ tín dụng, PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Học viện Ngân hàng.
10. Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, TS Lê Đắc Sinh, NXB Thống Kê, 2002
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I: ...3
HỆ THỐNG TTTD VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG...3
I. CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VỚI VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...3
1. Rủi ro tín dụng...3
1.1. Khái niệm tín dụng...3
1.2. Rủi ro tín dụng...4
2. Chấm điểm tín dụng...5
2.1. Khái niệm và mục đích chấm điểm tín dụng...5
2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng (tham khảo quy trình tín dụng các NHTMQD lớn của Việt Nam)...6
2.3. Cơ sở thực hiện chấm điểm tín dụng...11
II. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG...13
1. Hệ thống thông tin tín dụng (Hệ thống TTTD)...13
1.1. Báo cáo tài chính...13
1.2 Các thông tin khác...18
2. Sự cần thiết phải chia sẻ TTTD giữa các ngân hàng...20
Lợi ích của việc chia sẻ thông tin...22
3. Vai trò của hệ thống TTTD...22
3.1 Vai trò của hệ thống TTTD đối với phát triển kinh tế - xã hội 22 3.2 Vai trò của hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng và các tổ chức khác ...23
Bảng số liệu phân tích chứng minh tác động chặn và đẩy của TTTD..25
3.3 Vai trò của hệ thống TTTD đối với khách hàng vay vốn...27
4. Đo lường tính hiệu quả của hệ thống TTTD ...28
Chương II:...30
THỰC TRẠNG VIỆC THU THẬP VÀ CHIA SẺ TTTD ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY...30
I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG VIỆT NAM...30
II. THỰC TRẠNG TTTD TẠI VIỆT NAM...33
1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng...33
2. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng...35
3. Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng....36
4. Thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng CIC...36
5. Các nguồn thông tin khác...39
Chương III:...41
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ HỆ THỐNG TTTD TẠI VIỆT NAM...41
KẾT LUẬN...45