Thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng CIC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng tại các NHTM Việt Nam (Trang 36 - 39)

II. THỰC TRẠNG TTTD TẠI VIỆT NAM

4.Thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng CIC

Trung tâm thông tin tín dụng ( Credit information center- viết tắt là CIC) của Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng thế giới xem xét và đánh giá là một tổ chức đăng ký tín dụng công (Public credit registries) hoạt động hiệu quả, hữu hiệu ở khu vực Châu Á.

Với đặc điểm là một tổ chức TTTD công, hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam sẵn có tất cả các ưu điểm chung giống như các tổ chức đăng ký tín dụng công khác, đó là:

♦ Cung cấp thông tin cho Ngân hàng trung ương để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng tài chính của mỗi nước. Ngân hàng Trung ương phát triển các chính sách tín dụng thận trọng và các nghiệp vụ cho các tổ chức tài chính, gồm cả trong kinh doanh

TTTD cho các tổ chức tài chính để họ có thể làm tốt hơn quyết định cho vay.

♦ Thu thập TTTD về người vay từ các TCTD và cung cấp thông tin trở lại cho các TCTD để phục vụ kinh doanh tín dụng. Hệ thống TTTD trong thị trường tài chính góp phần làm giảm sự không cân xứng về thông tin giữa những người vay, cho phép người cho vay đánh giá rủi ro chính xác hơn và cải thiện chất lượng đầu tư, dễ dàng tư vấn chọn lựa phương án và giảm chi phí tín dụng cho người vay tốt, từ đó tăng khối lượng tín dụng và góp phần phát triển kinh tế.

Ngoài ra, hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam còn có những đặc điểm ưu việt riêng:

♦ Hoàn toàn phù hợp với xu thế và thông lệ chung về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) của khu vực và quốc tế.

♦ Là một hệ thống của Ngân hàng nên hiệu lực pháp lý trong ngành cao trong việc báo cáo thông tin, chia sẻ cũng như trong việc khai thác sử dụng thông tin.

♦ Thông tin chia sẻ gồm cả thông tin tích cực và thông tin tiêu cực nên đã giúp ích nhiều cho việc quản lý của NHNN. Đối với TCTD, nó một mặt góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, mặt khác với thông tin tích cực nó góp phần lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thông tin. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng và góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung.

♦ Là một hệ thống thông tin riêng của ngành ngân hàng, những người ngoài hệ thống không được tiếp cận thông tin chia sẻ của TCTD. Do đó rất đảm bảo về an toàn bảo mật thông tin, không gây các khiếu kiện không cần thiết cũng như không làm ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.

♦ Do là hệ thống riêng của ngành ngân hàng, có tính bảo mật cao nên trong những trường hợp cần thiết, NHNN có thể sử dụng công cụ này thực hiện điều tra khảo sát hoặc thực hiện thêm những nhiệm vụ khác ngoại nhiệm vụ TTTD thông thường như: Thu thập báo cáo những khoản vay vượt quá 5%, 15% vốn tự có của từng TCTD; thu thập, lưu trữ, thông báo việc phát hành séc quá số dư, séc giả, séc khống… ; Thu thập điều tra thông tin về doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước; điều tra đột xuất về rủi ro tín dụng; khảo sát thông tin về các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Qua 13 năm hoạt động, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM và hiệu qủa hoạt động của NHNN:

♦ Do thu thập được tương đối đầy đủ thông tin về hoạt động tín dụng trong nền kinh tế (CIC đã thu thập được thông tin về dư nợ gần 80% trên tổng dư nợ toàn ngành) nên đã giúp NHNN có những thông tin quan trọng cần thiết trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng;

♦ Do chia sẻ thông tin giữa các TCTD nên đã góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Có thể nói đến nay không còn hiện tượng khách hàng có vấn đề nhưng vẫn đi vay ỏ nhiều ngân hàng cùng một lúc với số tiền lên hàng nghìn tỷ đồng, hoặc thành lập các công ty con để đồng thời vay ở nhiều TCTD như trường hợp Epco – Minh Phụng năm 1994. Từ đó đã góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

♦ Do có cả thông tin về cá nhân vay nên góp phần mở rộng tín dụng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Điều này đã mang lại lợi ích rất lớn: (i) mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn từ hệ

thống TCTD; (ii) Từ đó đã góp phần mở rộng thị trường tín dụng chính thức và thu hẹp thị trường tín dụng không chính thức (thị trường chợ đen cho vay nặng lãi), Điều này được thể hiện khá rõ tại khu vực Lâm Đồng, Hà Tây, Đồng Tháp… nơi mà các chi nhánh NHNN tổ chức tốt việc cung cấp thông tin về cá nhân vay trên địa bàn cho các TCTD.

♦ Hoạt động TTTD đã góp phần thay đổi dần văn hoá tín dụng và nâng cao đạo đức kinh doanh của người vay. Vì người vay có ý định lừa đảo đã biết rằng ngân hàng có một hệ thống thông tin tín dụng nên khó mà lừa đảo qua mắt được. Thực tế là, hiện tượng lừa đảo, một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, vay TCTD này để trả TCTD khác, một gia đình thành lập nhiều công ty để vay đã bị hệ thống TTTD phanh phui, từ đó làm nản lòng những ý định xấu trong thị trường tín dụng. Như vậy, hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, đã hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng nói chung. Đến nay, hệ thống TTTD đã thu thập được hơn 800 nghìn hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại các tổ chức tín dụng,trong đó 85 ngàn hồ sơ khách hàng là doanh nghiệp, với tổng dư nợ khoảng 400 ngàn tỷ đồng. Việc hỏi tin của các tổ chức tín dụng cũng tăng 50% mỗi năm, bình quân 200 bản tin/ngày góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, TTTD của Việt Nam cũng mới ở giai đoạn đầu, còn một số khó khăn và tồn tại như chất lượng thông tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác, chi phí để mua thông tin còn cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống Thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng tại các NHTM Việt Nam (Trang 36 - 39)