II. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TTTD ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHẤM
3. Vai trò của hệ thống TTTD
3.3 Vai trò của hệ thống TTTD đối với khách hàng vay vốn
Báo cáo tín dụng là căn cứ để cho phép các tổ chức tín dụng chia sẻ thông tin tín dụng khi có quyền bảo vệ thông tin cá nhân. Nó đảm bảo cho việc thu thập thông tin của các hãng TTTD và bảo đảm công bằng, trung thực trong chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tín dụng. Khuôn khổ pháp lý đối với báo cáo tín dụng trên toàn thế giới có nhiều, nhưng các luật có liên quan đến hoạt động của hãng TTTD nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng vay vốn bao gồm: Các quy định liên quan đến bảo mật ngân hàng; luật bảo vệ dữ liệu; bảo vệ người tiêu dùng; các quy định về hỗ trợ tín dụng và tín dụng tiêu dùng; việc cung cấp thông tin bảo mật của cá nhân hoặc công ty trong các luật hiện có.
Kết quả là, mức độ chia sẻ thông tin tăng lên dẫn đến việc đánh giá tín dụng đúng hơn đối với những người vay nghèo hơn và hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn thông qua tỷ lệ vỡ nợ giảm xuống. Tỷ lệ vỡ nợ giảm xuống sẻ giảm chi phí cho vay cho nên việc cho những người vay có ít tài sản vay đối với những khoản vay nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho người cho vay. Điều đó hàm ý rằng việc áp dụng hãng TTTD rất có khả năng đem lại mức độ linh động cao hơn cho cả hệ thống tài chính chính thức và không chính thức trong việc cho vay đối với những người vay nghèo cận biên, vốn trước đây luôn bị từ chối cho vay.
Như vậy, tác động vĩ mô của TTTD đầy đủ là giúp giảm tỷ lệ tổn thất do nợ xấu gây ra; Giúp ngân hàng tiết kiệm vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, nó còn giúp tăng khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng tốt, đảm bảo việc cấp tín dụng nhiều nhưng vẫn giữ được sự an toàn cần thiết, tức là giúp nâng hiệu quả sử dụng nguồn lực quý là vốn cho nền kinh tế.