Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%)
.Ngành thương nghiệp, sữa chửa động cơ, mô tô 775 3.801 1.810 3.026 390,5 -1.991 -52,4 .Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng 19.742 172.057 165.273 152.315 771,5 -6.784 -3,9
.Xây dựng 300.000 377.028 300.000 - 77.028 25,7
.Nông nghiệp và lâm nghiêp 3.169 0 - -3.169 -100 - -
.Thủy sản - - 0 - - 0 -
.Ngành công nghiệp chế biến - - 0 0 - 0 -
.Khách sạn nhà hàng 9.766 8.356 0 -1.410 -14,4 -8.356 -100
.Hoạt động phục vụ hộ gia đình - - 150 - - 150 -
.Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc 4.483 2.524 1.948 -1.959 -43,7 -576 -22,8
Tổng dư nợ 37.936 486.738 546.209 448.802 1183,1 59.471 12,2
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh 68 SVTH: Trần Thị Hồng Ngân - Ngành thương nghiệp sữa chữa động cơ ô tô: dư nợ của ngành qua 3 năm
tăng rồi giảm cụ thể năm 2010 tăng 3.026 triệu đạt 3.801 triệu, sang năm 2011 giảm 1.991 triệu còn lại 1.810 triệu. Dư nợ tăng năm 2010 là do doanh số cho vay tăng và chủ yếu vay dài hạn do đó mặc dù năm 2011 ngân hàng không cho vay thêm ngành này nhưng vẫn phát sinh dư nợ. Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này làm ăn hiệu quả nên nhu cầu vay vốn cũng tăng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động phục vụ cá nhân công cộng: Dư nợ tăng giảm không đều qua 3
năm, cụ thể năm 2010 tăng 771,5% đạt 172,057 nhưng sang 2011 lại giảm nhẹ với mức giảm 3,9% còn lại 165.273 triệu, do doanh số thu nợ đặc biệt là nợ dài hạn nhỏ hơn nhiều so với doanh số cho vay nên làm cho dư nợ của lĩnh vực này tăng mạnh trong 2010 mặc dù dư nợ 2011 giảm nhẹ so với 2010 do ngân hàng cho vay ít lại và thu được một phần nợ trước đó nhưng nhìn chung vẫn còn cao do dư nợ năm trước chưa đến hạn thu hồi.
- Hoạt động phục vụ hộ gia đình: dư nợ chỉ có ở năm 2011 với số nhỏ chỉ có
150 triệu do doanh số cho vay trong năm 165 triệu, thu nợ là 415 triệu, nên dư nọ còn 150 triệu, phần dư nợ này chưa đến hạn để thu hồi.
- Xây dựng: dư nợ tăng qua 2 năm 2010 và 2011 với mức tăng 25.7% về do
doanh số cho vay 2010 là dài hạn chưa đến hạn thu hồi nên dư nợ vẫn là 300.000 triệu, đến 2011 phát sinh thêm doanh số cho vay là 77.028 nên số dư nợ tăng lên đạt 377.028 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ của ngành xây dựng tăng mạnh nhưng điều này cho thấy ngành xây dựng trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, mặt khác được sự quan tâm, cũng như chủ trương chính sách của ngân hàng đối với ngành xây dựng nên dư nợ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Trong tương lại ngân hàng cố gắng phục vụ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở cũng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Nông nghiệp và lâm nghiệp: dư nợ chỉ có ở năm 2010 với số tiền 3.169 triệu do cho vay trung hạn nhưng đến 2010 mới thu hồi toàn bộ số nợ nên hai năm
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh 69 SVTH: Trần Thị Hồng Ngân tiếp theo khơng cịn dư nợ do ngân hàng không cho vay thêm ngành này. Nguyên nhân dư nợ nông lâm nghiệp giảm dần qua các năm là do doanh số thu nợ các năm qua đạt kết quả khá tốt, người dân ý thức được trong việc hoàn trả nợ đúng thời hạn
điều này cho thấy các năm qua ngành đang phát triển thuận lợi, hoạt động có hiệu
quả, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng thuận tiện nhằm hạn chế tối thiểu nợ xấu phát sinh trong ngành này.
- Khách sạn nhà hàng: dư nợ tiếp tục giảm cụ thể 2009 dư nợ là 9.766 sang
năm 2010 giảm 14.4 % so với 2009 chỉ còn 8.356 triệu mặc dù doanh số cho vay chỉ phát sinh trong năm 2011 và chỉ có 5 triệu nhưng doanh số thu nợ vẫn lớn cho thấy ngành này vẫn còn những khoản nợ dài hạn chưa thanh toán cho ngân hàng do đầu tư dài hạn chưa thu được vốn để chuyển trả cho ngân hàng.
- Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc: dư nợ theo xu hướng giảm qua 3 năm
do doanh số cho vay giảm qua 3 năm và thu nợ năm 2010 tăng nhưng 2011 lại giảm nên số dư nợ vẫn cịn, bên cạnh đó do một phần cho vay trung và dài hạn chưa đến hạn thu hồi nợ.
4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2009 – 2011
Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng ta nhất thiết phải quan tâm đến nợ xấu. Nợ xấu là hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu mà ngân hàng luôn cố gắng hạn chế ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, khó có thể triệt tiêu được nợ xấu vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng vay vốn đều chứa đựng những mức độ rủi ro khác nhau.
4.5.1. Nợ xấu theo thời hạn
Việc xem xét nợ xấu theo thời hạn giúp ngân hàng biết được tính hình nợ xấu hiện tại tập trung ở thời hạn nào nhiều để qua đó có hướng giải quyết thích hợp. Đối với nợ xấu theo thời hạn qua 03 năm 2009-2011 tại ngân hàng ta có bảng số liệu sau:
GVHD: Bùi Lê Thái Hạnh 70 SVTH: Trần Thị Hồng Ngân