PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 49)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG

TƯƠNG LAI

- Chi nhánh luôn phát huy và thực hiện phương châm An toàn - Hiệu quả - Phát

triển và Bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động, dư

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

- Tiếp tục giữ vững khách hàng hiện có, cải tiến tác phong giao dịch, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, đẩy nhanh tốc độ thẫm định để nguồn vốn vay đến tay khách hàng nhanh chóng, kịp thời

- Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để gia tăng huy động vốn và các khoản thu ngoài lãi cho ngân hàng

- Bám sát định hướng cho vay của Hội Sở, thực hiện tốt kiểm sốt tín dụng để nâng cao chất lượng và có biện pháp xử lý kịp thời nợ xấu, nợ quá hạn. Tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình quy chế cho vay của Tổng Giám Đốc, thường xuyên đánh giá kết quả kinh doanh và chất lượng tín dụng, phát triển kịp thời các sản phẩm cơng nghệ cao phục vụ khách hàng

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1. Tình hình nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Ninh Kiều

“Đi vay để cho vay” là một nghiệp vụ quan trọng nhất của tất cả các NHTM bằng biện pháp huy động vốn. Vì ngồi vốn tự có cuả NH, NH phải tự huy động nguồn để mở rộng hoạt động như cấp tín dụng, đảm bảo thanh tốn và các dịch vụ khác. Do đó Ngân hàng cần phải mở rộng quy mô về mức vốn huy động cũng như quy mơ về hoạt động tín dụng và các mặt khác nữa để làm sao có thể đạt được kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, SCB Ninh Kiều luôn quan tâm và đặt mục tiêu vào huy động vốn, bởi sự tăng trưởng của nguồn vốn ln là thước đo tầm vóc và uy tín của ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn qua các năm tại đơn vị

Qua bảng 1, ta thấy trong 2 năm thì nguồn vốn huy động của NH tăng. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 457.895 triệu đồng, sang năm 2011, con số này đã lên đến 523.732 triệu đồng, tăng 65.837 triệu đồng, tức là 14,38% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động tăng là do hầu hết các nguồn hình thành vốn huy động đều tăng, cụ thể là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá đều tăng, chỉ giảm ở chỉ tiêu các loại tiền gửi khác. Ngồi ra, trong hình 1 ta thấy được cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng biến động khá phức tạp, chỉ có tiền gửi thanh tốn ln chiếm tỷ trọng thấp nhất còn lại tỷ trọng của các chỉ tiêu khác đều thay đổi, như năm 2010, tỷ trọng của tiền gửi khác là 44% nhưng sang 2011, tỷ trọng này giảm mạnh chỉ cịn 28% bằng với tỷ trọng của giấy tờ có giá. Để thấy rõ hơn về tình hình biến động nguồn vốn cũng như nguyên nhân tăng giảm, ta đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục nguồn vốn để có nhận định rõ hơn

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

Bảng 4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 2 NĂM (2010-2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

năm 2010 12% 4% 40% 44% TG khác GTCG TG thanh toán TG tiết kiệm năm 2011 28% 28% 9% 35% TG khác GTCG TG thanh tốn TG tiết kiệm

Hình 2: Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn huy động qua 2 năm 2010 và 2011

a) Tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Sồ tiền %

Vốn huy động 457.895 100% 523.732 100% 65.837 14,38 TG thanh toán 16.978 3,70% 46.718 8,92% 29.740 175,20 TG tiết kiệm 182.212 39,79% 184.917 35,3% 2.705 1,48 - Khơng kì hạn 128 0,03% 27 0.01% -101 -78,90 - Có kì hạn 182.084 39,76% 184.890 35,2% 2.806 1,54 TG khác 203.091 44,35% 147.191 28,10% -55.900 -27,52 Giấy tờ có giá 55.614 12,15% 144.906 27,67% 89.292 160,50

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

+ Tiền gửi thanh tốn: là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi vào NH để được thực hiện các dịch vụ tiện ích thanh tốn, giao dịch với các đối tác chứ khơng vì mục đích sinh lời. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng khá thấp và có xu hướng tăng lên với tốc độ rất cao. Cụ thể, năm 2011 số tiền 46.718 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 29.740 triệu đồng, mức tăng 175,2%. Việc tăng tiền gửi này sẽ giảm một lượng tiền mặt rất lớn trong lưu thông, đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt của NH, tiết kiệm thời gian và tăng vịng quay vốn cho khách hàng. Có được thành quả như vậy là do trong năm 2011, tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn, tăng nhu cầu mua bán, trao đổi, từ đó tăng nhu cầu thanh tốn qua ngân hàng

+ Tiền gửi tiết kiệm: Nhìn vào bảng 1 ta thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2010, số tiền là 182.212 chiếm tỷ trọng 39,79%. Đến năm 2011, tiền gửi này chỉ tăng một lượng rất nhỏ do đó tỷ trọng giảm chỉ cịn 35,3%. Đây là một phần vốn khá lớn cho hoạt động của NH. Tuy nhiên số tiền gửi vào loại tiền gửi này tập trung chủ yếu ở tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích sinh lời, cụ thể như sau:

- TG không kỳ hạn: Tiền gửi này chủ yếu là tiền nhàn rỗi của dân cư nhưng

do nhu cầu chi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn. Loại tiền gửi này có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2010, số dư 128 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,03%. Năm 2011, số dư là 27 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,01%, tỷ lệ giảm 78,9% so với năm 2010. Vì loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn vốn huy động vì thế tuy số dư giảm đến 78,9% nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng chung của tiền gửi tiết kiệm và sự biến động của nguồn vốn huy động

- TG có kỳ hạn: với loại TG này, mục đích của khách hàng là lợi nhuận, khi

vốn nhàn rỗi chưa được sử dụng hoặc kinh doanh mua bán chưa thuận lợi khách hàng thường gửi loại TG này. Số dư của tiền gửi này tương đối ổn định, chỉ giảm nhẹ vào năm 2011, cụ thể là giảm 2.806 triệu đồng, tương đương với 1,54% so với

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

hạn gửi tiền, vì thế có sự cạnh tranh rất lớn của các NH bạn trên địa bàn về loại tiền gửi này. Do đó, chi nhánh nên có sự điều chỉnh hợp lí về lãi suất, thời hạn gửi tiền sao cho phù hợp với xu hướng phát triền của đất nước theo từng thời kì, và phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng

+ Tiền gửi loại giấy tờ có giá: Để thu hút nguồn tiền vào NH ở 1 thời điểm nhất định hoặc để sử dụng vào mục đích đã hoạch định, các TCTD thống nhất phát hành các loại chứng chỉ, giấy tờ có giá như: kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu hoặc chứng chỉ TG có thời hạn, kỳ phiếu có dự thưởng…thơng thường vào thời điểm cuối năm để chuẩn bị cho vụ sản xuất năm sau và đầu tư hàng hóa dịch vụ dịp tết nguyên đán. NH phát hành kỳ phiếu để huy động vốn, lãi suất huy động thường hấp dẫn hơn so với TG tiết kiệm hoặc được dự thưởng qua quay số, nhận quà…Vì vậy một phần vốn từ TG tiết kiệm khơng kỳ hạn hoặc có kỳ hạn sẽ chuyển sang loại TG này. Tùy theo vào thời điểm mỗi năm, việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ có giá mà số vốn huy động sẽ tăng giảm. Chỉ tiêu này có sự biến động mạnh qua các năm, cụ thể là: năm 2010, số dư này chỉ có 55.614 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,15% trong trong tổng vốn huy động. Năm 2011, số dư này lên đến 144.960 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,67%, tăng 89.292 triệu đồng, tức 160,5%. Nguyên nhân là do tình hình trong năm 2011 gặp nhiều khó khăn nên NH đẩy mạnh huy động bằng giấy tờ có giá, có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi, huy động vốn sẽ thuận lợi hơn

Như đã trình bày ở trên, loại tiền gửi vào loại giấy tờ có giá thường được phát hành vào một thời điểm có nhu cầu nhất định, lãi suất thường cao, chi phí nhiều… mặc dù thời gian huy động vốn dài nhưng nếu khơng có biện pháp sử dụng vốn hợp lý thì hiệu quả sẽ khơng cao.

+ Tiền gửi khác: chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng khá cao và cũng biến động không

ổn định qua các năm. Năm 2010, số dư rất lớn đến 203.091 triệu đồng, chiếm đến 44,35%, nhưng tỷ trọng này lại nhanh chóng giảm mạnh vào năm sau, cụ thể là chỉ chiếm tỷ trọng là 28,10% với số dư giảm mạnh chỉ cịn 147.191 triệu đồng

4.1.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng4.1.2.1. Phân tích doanh số cho vay 4.1.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, người ta thường nghĩ đến cho vay, sự chuyển hố từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hồn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro

Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động vốn SCB Ninh Kiều nhanh chóng tìm các biện pháp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn cho các lĩnh vực kinh tế của đia phương. SCB Ninh Kiều luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mơ tín dụng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng nói riêng. Nhìn vào bảng ta thấy DSCV của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2011, cụ thể là DSCV năm 2010 đạt được 75.599 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 con số này đã lên đến 219.396 triệu đồng, tăng đến 143.797 triệu đồng, gấp 2,9 lần năm 2010. Nguyên nhân của sự biến động DSCV sẽ được phân tích cụ thể theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tế để thấy rõ sự biến động đó.

a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG QUA 2 NĂM (2010-2011)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Sồ tiền %

Ngắn hạn 74.949 99,14% 218.08

3 99,40% 143.134 190,98

Trung và dài hạn 650 0,86% 1.313 0,60% 663 102,00

Tổng 75.599 100% 219.39

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều

* Tín dụng ngắn hạn: Trong hoạt động tín dụng nếu xét về thời hạn thì SCB Ninh Kiều cho vay ngắn hạn là chủ yếu, ta thấy khoản cho vay này vượt trội so với cho vay trung hạn và chiếm gần như toàn bộ tổng doanh số cho vay, hơn 99% qua các năm. Bảng 2 cho thấy DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể là năm 2011, DSCV tăng 190,98% tức tăng 143.134 triệu đồng so với năm 2010, làm cho tỷ trọng tăng từ 99,14% thành 99,4%. Qua đó, cho thấy DSCV ngắn hạn đóng vai trị chủ yếu trong cơng tác sử dụng vốn của chi nhánh. Nguyên nhân là do chính sách của NH chủ yếu cho vay ngắn hạn trong đó cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng cao. Doanh số cho vay tăng đồng nghĩa với rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu tăng, vì vậy mà ngân hàng đã tập trung ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn để giảm bớt mức độ rủi ro đối với ngân hàng.

* Tín dụng trung hạn và dài hạn: Qua bảng 2 cho thấy DSCV trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV, chưa đến 1% và không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng và doanh số cho vay. Xét về giá trị, DSCV trung, dài hạn ngày càng tăng qua 2 năm tăng đến 102%, tương ứng 663 triệu đồng nhưng tốc độ tăng của tín dụng trung và dài hạn là quá thấp so với ngắn hạn, làm cho tỷ trọng là 0,86% năm 2010 giảm xuống mức 0,6% năm 2011. Tuy NH chỉ tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn nhưng vai trò của các món vay trung và dài hạn cũng khơng kém phần quan trọng vì đây thường là các món vay lớn, khách hàng thường là những khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khá tốt và thường là cho vay với lãi suất cao hơn ngắn hạn. Vì thế NH cần có những biện pháp phù hợp hơn để nâng cao khoản tín dụng này

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì kế đến là phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DSCV, đến hơn 80% qua các năm, cụ thể là 87,76% vào năm 2010 và 99,04% vào năm 2011, trái lại ngành công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% qua các năm. Bởi thế DSCV tăng mạnh vào năm 2011, tăng 190,21%, chủ yếu là do sự gia tăng

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

mạnh mẽ của cho vay tiêu dùng. Phân tích số liệu cụ thể theo từng ngành kinh tế sẽ giúp ta thấy được sự tác động của từng ngành đến DSCV của NH qua từng năm

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 2 NĂM (2010-2011)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

năm 2010 1% 88% 11% 0% Ngành dịch vụ Cho vay tiêu dùng Ngành khác Ngành công nghiệp năm 2011 0% 99% 1% 0% Ngành dịch vụ Cho vay tiêu dùng Ngành khác Ngành cơng nghiệp

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Sồ tiền %

Ngành công nghiệp 350 0,46% 700 0,32% 350 100

Ngành dịch vụ 710 0,94% 250 0,11% -460 -64,79

Ngành khác 8.196 10,84% 1.165 0,53% -7.031 -85,78

Cho vay tiêu dùng 66.343 87,76% 217.28 1 99,04% 150.93 8 227,51 Tổng 75.599 100% 219.39 6 100% 143.797 190,21

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gịn chi nhánh Ninh Kiều

* Ngành công nghiệp: doanh số cho vay của ngành này rất thấp qua các năm và có xu hướng tăng, năm 2011 là 700 triệu đồng chiếm tăng 100% so với năm 2010. Nguyên nhân là do cùng với xu hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)