0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Các quy định về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 26 -26 )

1.2. Nội dung quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp

1.2.2.3. Các quy định về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

Ưu đãi thuế TNDN được thể hiện qua các chính sách miễn, giảm mức thuế suất của nhà nước trong một khoản thời gian nhất định hoặc trong suốt khoảng thời gian doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hưởng ưu đãi. Mức thuế suất áp dụng như phân tích ở trên là đại lượng ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp nên việc quản trị các vấn đề về ưu đãi thuế TNDN trong quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế cũng quan trọng như đối với nội dung quản trị mức thuế suất áp dụng vào doanh nghiệp. Nhà quản trị luôn muốn hướng đến việc tận dụng các ưu đãi này để giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi từ nhà nước, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện và phải cân nhắc đến rất nhiều lợi ích khác trước khi chọn đầu tư vào một dự án có ưu đãi thuế. Những dự án được hưởng ưu đãi thuế thường là những dự án địi hỏi phải có kỹ thuật hiện đại, nguồn vốn lớn hoặc là những dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng thu hồi vốn và thu được lợi nhuận khi quyết định chọn đầu tư vào những dự án được hưởng ưu đãi này.

Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN đối với các khoản ưu đãi thuế TNDN được đặt ra trước tiên để xác định các trường hợp doanh nghiệp được hưởng các khoản ưu đãi cũng như quy trình thủ tục để được hưởng ưu đãi khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi. Việc xác định trường hợp ưu đãi hiện nay được nhà nước giao cho doanh nghiệp tự xác định, kê khai và quyết toán thuế. Tuy những trường hợp được hưởng ưu đãi được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nhưng khi áp dụng vào thực tế, việc xác định đúng trường hợp hưởng ưu đãi của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt đối với những trường hợp doanh nghiệp được hưởng cùng lúc 02 hay nhiều mức ưu đãi. Vì vậy, xác định đúng trường hợp hưởng ưu đãi để khơng bỏ sót quyền lợi của doanh nghiệp là nhiệm vụ đầu tiên của quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN khi quản trị các vấn đề ưu đãi.

Sau khi đã xác định đúng trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, vấn đề về tuân thủ các thủ tục, giấy tờ để đảm bảo kê khai ưu đãi của doanh nghiệp khi quyết toán thuế cũng là một vấn đề quan trọng và phức tạp cần phải quản trị. Chẳng hạn như thực hiện hoạch tốn riêng, kê khai, thơng báo, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, … Nếu thỏa mãn các dấu hiệu được hưởng ưu đãi thuế mà không tuân thủ đúng các trình tự thủ tục, doanh nghiệp chẳng những không được chấp nhận việc hưởng ưu đãi mà cịn có thể bị cơ quan nhà nước truy thu thuế và xử phạt vi phạm.

Trang 21/64

1.2.3. Mục đích doanh nghiệp đạt đƣợc khi quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế Thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Khi tham gia vào thành lập doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh, mục đích đầu tiên mà chủ doanh nghiệp hướng đến là lợi nhuận mà họ có thể thu được khi vận hành doanh nghiệp đó. Mọi hoạt động quản trị doanh nghiệp dù được cụ thể hóa thành những mục đích khác nhau như thế nào đi nữa, bản chất cuối cùng vẫn hướng về mục đích ban đầu: tối đa hóa khoản lợi nhuận có thể thu được, từ đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Quản trị tn thủ nghĩa vụ thuế TNDN cũng khơng nằm ngồi mục đích đó.

Thuế TNDN được xem là một phần của miếng bánh lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp phải chia sau những nổ lực kinh doanh để đạt được. Bản chất của Thuế TNDN lại là thuế trực thu nên gánh nặng tâm lý về thuế đối với người nộp thuế là rất lớn15, người nộp thuế vì thế ln mong muốn có thể giảm được số thuế mà mình phải nộp, tức là phải chia cho người khác phần bánh càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp là một tổ chức, pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng như một thực thể sống, hình thành và phát triển tại một quốc gia phải tuân thủ những quy định của pháp luật quốc gia đó, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Vì thế, doanh nghiệp chỉ có thể tối đa phần bánh mà mình được giữ lại bằng các hành vi hợp pháp. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN từ đó được đặt ra với những mục đích cơ bản sau đây:

- Mục đích thứ nhất, đảm bảo quá trình tuân thủ đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động nhằm tránh được những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải liên quan đến nghĩa vụ thuế.

- Mục đích thứ hai, góp phần quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Từ cơ sở nghiên cứu những điều kiện áp dụng các quy định của pháp luật thuế TNDN, nhà quản trị có thể kịp thời có những điều chỉnh phù hợp hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp để một mặt có thể được hưởng các khoản ưu đãi thuế, một mặt có thể đảm bảo tính pháp lý trong mỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mục đích thứ ba, giảm gánh nặng thuế của doanh nghiệp một cách hợp pháp nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu gia tăng tối đa giá trị của doanh nghiệp.

15

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thuế, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.38.

Trang 22/64

Như vậy, doanh nghiệp có thể quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế bằng bất cứ chiến lược, bất cứ cơ hội khả thi nào nhằm đạt được những mục đích trên để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và để nghĩa vụ thuế khơng cịn là gánh nặng đối với doanh nghiệp.

1.3. Các vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ

thuế Thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp 1.3.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô

Môi trường vĩ mô là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến kết quả thực hiện các kế hoạch thuế của doanh nghiệp. Bởi các kế hoạch thuế này đều được xây dựng dựa trên cơ sở sự phân tích các số liệu kinh tế và chuyên ngành ở hiện tại, sự tư vấn của các chuyên gia và dựa trên những kinh nghiệm thực tế của nhà quản trị qua các giao dịch đã thực hiện trong quá khứ. Và một kế hoạch, dù có được xây dựng một cách cẩn thận nhất cũng khó có thể hồn tồn chính xác bởi nó được hình thành dựa trên các phán đốn và giả định. Việc các sự kiện khơng như mong đợi có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch là điều khó tránh khỏi. Vì thế quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN thường luôn rất “nhạy cảm” trước sự chuyển biến của các yếu tố môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường kinh tế, chính trị - luật pháp.

Mơi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp hoạt động16. Môi trường kinh tế được thể hiện qua các số liệu kinh tế vĩ mô; các số liệu thống kê như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách, mức thặng dư hoặc thâm hụt thương mại, …; cũng như các xu thế và thay đổi đang xảy ra tại các thời điểm khác nhau17. Mơi trường chính trị bao gồm nhà nước, pháp luật và các hoạt động điều hành của nhà nước. Cụ thể hơn, mơi trường chính trị được thể hiện qua hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ; hệ thống luật pháp hiện hành; các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới18.

Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN được xây dựng trên cơ sở các chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước nên những diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị

16 Chủ biên: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị chiến lược, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr.104.

17 Phạm Lan Anh (2004), Quản lý chiến lược, NXB Khoa học và kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh, tr.76-77. 18

Chủ biên: GS.TS. Đồn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị chiến lược, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr.109.

Trang 23/64

sẽ dẫn đến những thay đổi trong chính sách pháp luật và từ đó ảnh hưởng đến tiến trình và cách thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Chẳng hạn như gần đây, tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ của Việt Nam tới hết năm 2015 phải đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6. Trong đó, có tiêu chí về quản lý thuế: “Cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm)”.

Trên thực tế, chính sách thuế Việt Nam đã có những thay đổi để hướng đến mục tiêu trên như: Giảm mức thuế suất thuế TNDN cơ bản từ 25% xuống 22% từ 01/01/2014; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn hồ sơ khai thuế từ 5 ngày xuống 3 ngày, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế rút ngắn đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau từ 60 ngày xuống còn 40 ngày, đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau từ 15 ngày xuống 6 ngày; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng; …19. Từ những thay đổi trong chính sách thuế, q trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cũng phải linh hoạt thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như khi thủ tục kê khai thuế trở nên đơn giản và thời gian nộp thuế được rút ngắn hơn, doanh nghiệp có thể giảm thời gian cho việc kê khai, nộp thuế để tập trung vào tìm hiểu những quy định mới nhằm áp dụng hiệu quả hơn các chính sách thuế mới của nhà nước. Hay khi nhà nước giảm mức thuế suất chung xuống cịn 22%, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc rút vốn từ các dự án đầu tư ở nước ngoài về tập trung đầu tư tại nước nhà khi môi trường thuế tại Việt Nam trở nên thu hút hơn so với nước họ đang đầu tư.

1.3.2. Các vấn đề rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý là khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính, liên quan đến các quy định pháp luật. Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, được tạo nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngồi trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN là quá trình quản trị được xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật Thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng. Những chính sách pháp luật phải thường xuyên thay đổi để đảm bảo phù hợp nhất với tính chất các quan hệ xã hội dân sự, kinh tế, thương mại,…trong từng thời kỳ nên hiệu quả quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN bị ảnh hưởng rất nhiều

Trang 24/64

vào sự thay đổi của môi trường pháp luật nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc thực hiện các dự án đầu tư.

Khi lựa chọn môi trường đầu tư, một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là sự ổn định trong chính sách pháp luật của quốc gia nơi họ đầu tư, trong đó có trình độ lập pháp và khả năng áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Sự không ổn định của pháp luật gây nên rất nhiều khó khăn cho quản lý doanh nghiệp, trong đó có quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước nơi họ đầu tư, kinh doanh. Chẳng hạn như khi có một chính sách thuế mới, doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tìm hiểu để áp dụng đúng còn phải điều chỉnh các kế hoạch thuế của mình theo những quy định mới này. Chưa kể đến việc một quy định của pháp luật trong thời gian này lại là ưu đãi nhưng trong thời gian sau lại trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Điển hình trong giai đoạn gần đây là tình trạng các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa bị nhà nước truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính với lý do “nộp chậm và kê khai sai dẫn đến thiếu thuế”20.

Đối với trường hợp các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa nêu trên, các doanh nghiệp đã rơi vào loại rủi ro pháp lý khách quan không thể lường trước được. Khi nhà nước có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa bằng các ưu đãi thuế, các doanh nghiệp này đã tuân thủ các hoạt động quản lý, kê khai để được hưởng ưu đãi khi cổ phần hóa. Mọi sự tính tốn trong các kế hoạch thuế của doanh nghiệp trong các kỳ tính thuế đều được xây dựng trên kết quả của sự ưu đãi. Khi công văn của Tổng cục Thuế ban hành, kết quả thực hiện các kế hoạch thuế trong các kỳ tính thuế được hưởng ưu đãi bị đảo trộn, doanh nghiệp vừa phải tranh chấp với nhà nước về việc truy thu thuế vừa bị mất lòng tin với đối tác, khách hàng,… Những rủi ro này, khi tuân thủ thực hiện chính sách khuyến khích cổ phần

20 Tham khảo tại: http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/nen-cho-doanh-nghiep-niem-yet-huong-tron- ven-uu-dai-thue-89172.html

“Để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hố, giai đoạn 2004 - 2008, Nhà nước có chính sách miễn 100% thuế TNDN trong 2 năm đầu cổ phần hoá và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Đồng thời, doanh nghiệp nào niêm yết chứng khoán lần đầu trong giai đoạn 2004 - 2006 còn được giảm 50% thuế trong vòng 2 năm. Gộp chung, nếu doanh nghiệp nào cổ phần hoá và niêm yết trong những giai đoạn nêu trên thì 4 năm đầu được miễn 100% thuế TNDN và năm còn lại được giảm 50%. Tháng 8/2011, Tổng cục Thuế ra cơng văn nói rằng: “Doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN, nhưng đến năm 2008 vẫn chưa kê khai hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế TNDN phải nộp do có chứng khốn niêm yết lần đầu thì từ năm 2009, doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế TNDN phải nộp”. … Thực tế, các doanh nghiệp khơng được gộp chung cả hai chính sách ưu đãi thuế, mà phải hưởng ưu đãi cổ phần hoá xong mới được hưởng tiếp ưu đãi niêm yết. Điều đó có nghĩa, nhiều doanh nghiệp “không kịp” hưởng ưu đãi niêm yết, bởi thời gian hưởng ưu đãi cổ phần hoá kéo dài 5 năm. Doanh nghiệp nào “lỡ” hưởng ưu đãi thì nay phải trả lại. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách ưu đãi này tưởng là phúc, nay bỗng hố thành nợ. Khơng chỉ bị truy thu tiền thuế, một số DN còn bị phạt với lý do “nộp chậm và kê khai sai dẫn đến thiếu thuế”, bị mang tiếng với cổ đông, khách hàng, đối tác....”

Trang 25/64

hóa của nhà nước, doanh nghiệp khó có thể lường trước được trong các kế hoạch thuế của mình.

1.3.3. Các vấn đề về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là một trong những chủ đề đang

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 26 -26 )

×