1.3. Các vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế
1.3.2. Các vấn đề rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính, liên quan đến các quy định pháp luật. Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, được tạo nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngồi trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN là quá trình quản trị được xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật Thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng. Những chính sách pháp luật phải thường xuyên thay đổi để đảm bảo phù hợp nhất với tính chất các quan hệ xã hội dân sự, kinh tế, thương mại,…trong từng thời kỳ nên hiệu quả quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN bị ảnh hưởng rất nhiều
Trang 24/64
vào sự thay đổi của môi trường pháp luật nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc thực hiện các dự án đầu tư.
Khi lựa chọn môi trường đầu tư, một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là sự ổn định trong chính sách pháp luật của quốc gia nơi họ đầu tư, trong đó có trình độ lập pháp và khả năng áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Sự không ổn định của pháp luật gây nên rất nhiều khó khăn cho quản lý doanh nghiệp, trong đó có quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước nơi họ đầu tư, kinh doanh. Chẳng hạn như khi có một chính sách thuế mới, doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tìm hiểu để áp dụng đúng còn phải điều chỉnh các kế hoạch thuế của mình theo những quy định mới này. Chưa kể đến việc một quy định của pháp luật trong thời gian này lại là ưu đãi nhưng trong thời gian sau lại trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Điển hình trong giai đoạn gần đây là tình trạng các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa bị nhà nước truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính với lý do “nộp chậm và kê khai sai dẫn đến thiếu thuế”20.
Đối với trường hợp các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa nêu trên, các doanh nghiệp đã rơi vào loại rủi ro pháp lý khách quan không thể lường trước được. Khi nhà nước có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa bằng các ưu đãi thuế, các doanh nghiệp này đã tuân thủ các hoạt động quản lý, kê khai để được hưởng ưu đãi khi cổ phần hóa. Mọi sự tính tốn trong các kế hoạch thuế của doanh nghiệp trong các kỳ tính thuế đều được xây dựng trên kết quả của sự ưu đãi. Khi công văn của Tổng cục Thuế ban hành, kết quả thực hiện các kế hoạch thuế trong các kỳ tính thuế được hưởng ưu đãi bị đảo trộn, doanh nghiệp vừa phải tranh chấp với nhà nước về việc truy thu thuế vừa bị mất lòng tin với đối tác, khách hàng,… Những rủi ro này, khi tuân thủ thực hiện chính sách khuyến khích cổ phần
20 Tham khảo tại: http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/nen-cho-doanh-nghiep-niem-yet-huong-tron- ven-uu-dai-thue-89172.html
“Để khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hố, giai đoạn 2004 - 2008, Nhà nước có chính sách miễn 100% thuế TNDN trong 2 năm đầu cổ phần hoá và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Đồng thời, doanh nghiệp nào niêm yết chứng khoán lần đầu trong giai đoạn 2004 - 2006 còn được giảm 50% thuế trong vòng 2 năm. Gộp chung, nếu doanh nghiệp nào cổ phần hoá và niêm yết trong những giai đoạn nêu trên thì 4 năm đầu được miễn 100% thuế TNDN và năm còn lại được giảm 50%. Tháng 8/2011, Tổng cục Thuế ra cơng văn nói rằng: “Doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN, nhưng đến năm 2008 vẫn chưa kê khai hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế TNDN phải nộp do có chứng khốn niêm yết lần đầu thì từ năm 2009, doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế TNDN phải nộp”. … Thực tế, các doanh nghiệp khơng được gộp chung cả hai chính sách ưu đãi thuế, mà phải hưởng ưu đãi cổ phần hoá xong mới được hưởng tiếp ưu đãi niêm yết. Điều đó có nghĩa, nhiều doanh nghiệp “khơng kịp” hưởng ưu đãi niêm yết, bởi thời gian hưởng ưu đãi cổ phần hoá kéo dài 5 năm. Doanh nghiệp nào “lỡ” hưởng ưu đãi thì nay phải trả lại. Đối với nhiều doanh nghiệp, chính sách ưu đãi này tưởng là phúc, nay bỗng hố thành nợ. Khơng chỉ bị truy thu tiền thuế, một số DN còn bị phạt với lý do “nộp chậm và kê khai sai dẫn đến thiếu thuế”, bị mang tiếng với cổ đông, khách hàng, đối tác....”
Trang 25/64
hóa của nhà nước, doanh nghiệp khó có thể lường trước được trong các kế hoạch thuế của mình.
1.3.3. Các vấn đề về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là một trong những chủ đề đang được xã hội quan tâm, nghiên cứu phát triển. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế trong doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng rất lớn của vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội bởi nếu không tuân thủ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ gian lận, trốn thuế. Hàng loạt các vụ kiện và các nghi án về doanh nghiệp trốn thuế vi phạm đạo đức kinh doanh gần đây, một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân các doanh nghiệp chưa coi trọng vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình21.
Tránh thuế (tax avoidance) là biện pháp làm giảm số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp một cách hợp pháp. Ngược lại, trốn thuế (tax evasion) là biện pháp làm giảm số thuế phải nộp một cách bất hợp pháp22. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN là giải pháp quản trị các biện pháp tránh thuế. Mặc dù các biện pháp này là hợp pháp, liệu rằng có vi phạm đạo đức kinh doanh?
Trả lời cho câu hỏi này, năm 1947, một thẩm phán liên bang của Mỹ đã lý giải như sau: “Rất nhiều lần tịa án đã nói rằng khơng có tội ác nào nếu một người cố gắng giữ số thuế phải nộp lâu nhất trong thời gian có thể. Tất cả mọi người đều làm vậy, dù là người giàu hay nghèo và tất cả đều đúng bởi khơng có bất kỳ ai có trách nhiệm cộng đồng là phải nộp nhiều thuế hơn pháp luật yêu cầu: thuế chính xác là một sự bắt buộc, không phải là khoản đóng góp tự nguyện. Yêu cầu nhiều hơn dưới danh nghĩa đạo đức là điều không thể”23
. Như vậy, mọi doanh nghiệp trong khả năng cho phép của mình có thể thực hiện các giải pháp quản trị thực hiện đúng và đủ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ thuế của mình và có thể lựa chọn trong đó những cách thức tuân thủ có lợi nhất cho doanh nghiệp mình. Điều đó hồn tồn hợp pháp và khơng thể bị xem là vi phạm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
21 Tham khảo tại: http://m.nguoiduatin.vn/boc-me-nhung-chieu-tron-thue-vo-tien-khoang-hau-cua-cac-ga- khong-lo-ngoai-lai-a75503.html và tại: http://dichvuthanhlapdoanhnghiep.vn/tin-tuc/len-tieng-doi-thuc-tinh- trach-nhiem-coca-cola/
22 Sally M.Jones – Shelley C.Rhoades Catanach (2011), Principles of taxation for business and investment
planning, McGraw-Hill Irwin, pg.70.
23
Sally M.Jones – Shelley C.Rhoades Catanach (2011), Principles of taxation for business and investment
Trang 26/64
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm: Tính trung thực; tơn trọng con người; gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt 24. Theo tác giả, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp này được thể hiện ở việc doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp đầy đủ số thuế TNDN phải nộp trong phạm vi quy định của pháp luật. Tuân thủ đúng nghĩa vụ của mình với nhà nước, doanh nghiệp đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của mình.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế,
pháp lý, đạo đức và lòng bác ái (nhân văn)25
.
Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan đến việc tăng lợi nhuận. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ở một mức độ nào đó cũng góp phần điều chỉnh q trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN của doanh nghiệp. Thuế như đã phân tích là một gánh nặng đối với mỗi doanh nghiệp nên theo tâm lý chung, doanh nghiệp nào cũng muốn tìm cách giảm gánh nặng đó cho doanh nghiệp mình. Các giải pháp họ đưa ra bao gồm cả những giải pháp hợp pháp và không hợp pháp. Nếu chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cả những giải pháp không hợp pháp. Nhưng khi doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội lên từng hành vi quản trị của mình, doanh nghiệp sẽ hướng đến vấn đề tuân thủ nghĩa vụ thuế trong khuôn khổ sự cho phép của pháp luật. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội sẽ hướng doanh nghiệp đến việc loại bỏ những giải pháp phi pháp trong quá trình quản trị thuế của mình.
24 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chủ biên: PGS.TS Dương Thị Liễu (2013), Giáo trình Văn hóa kinh
doanh, NXB Đại học KInh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.106-107.
25 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Chủ biên: PGS.TS Dương Thị Liễu (2013), Giáo trình Văn hóa kinh
Trang 27/64
* Tiểu kết chƣơng 1
Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN là một tiến trình quản trị năng động và có vai trị quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu với nhiều nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước; với sự thay đổi liên tục của các chính sách kinh tế, chính trị, luật pháp để đáp ứng u cầu tồn cầu hóa. Quản trị tn thủ nghĩa vụ thuế TNDN tập trung vào vấn đề tuân thủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo sự an toàn pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp và tìm kiếm các cơ hội tối ưu nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN, vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp.
Quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN là một quá trình quản trị tương đối “nhạy cảm” và phức tạp, địi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cấp quản lý, điều hành, các bộ phận, phòng ban và các cá nhân trong doanh nghiệp. Kết quả quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi của các quan điểm, kinh tế của nhà nước và sự ổn định trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, bên cạnh hệ thống pháp luật, cũng góp phần điều chỉnh q trình tn thủ nghĩa vụ thuế của mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy, để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức đến quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa các khoản lợi nhuận hợp pháp có thể thu được, làm cơ sở để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trang 28/64
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN QUẢN TRỊ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ