0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Quản trị các khoản ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 46 -51 )

Ưu đãi thuế TNDN là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế trong doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này, nhà quản trị trước tiên phải xác định đúng những trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, mức thuế suất và thời gian ưu đãi cũng như những điều kiện phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi. Mở rộng hơn, nhà quản trị có thể tham vấn cho các cấp lãnh

Trang 41/64

đạo, điều hành để đưa ra các quyết định đầu tư trong tương lai mà doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi về thuế.

Hiện nay nhà nước Việt Nam đang dành rất nhiều ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Các chính sách ưu đãi chủ yếu tập trung vào việc miễn hoặc giảm mức thuế suất có thời hạn hoặc khơng có thời hạn. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc xác định đúng trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi không phải là vấn đề đơn giản.

Một trong những khó khăn khi xác định trường hợp được hưởng ưu đãi của doanh nghiệp là khi doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng đồng thời hai hay nhiều nội dung ưu đãi. Chẳng hạn như các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 và được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16 Nghị định này. Hay trường hợp doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 và được miễn thuế 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Việc xác định các mức ưu đãi sẽ phức tạp hơn nếu những doanh nghiệp này thực hiện thêm các dự án đầu tư mở rộng đáp ứng các quy định tại Khoản 5, Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hay tuyển thêm nhiều lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định này,…

Nếu không xác định được những trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thì quyền lợi của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp không tận dụng được những ưu đãi của nhà nước dành cho doanh nghiệp mình. Và trong nhiều trường hợp, nếu xác định sai trường hợp hưởng ưu đãi, khi thực hiện kê khai và quyết tốn thuế, doanh nghiệp chẳng những khơng được cơ quan thuế chấp nhận mà cịn có thể gặp phải những rủi ro pháp lý do lỗi vô ý từ doanh nghiệp, chưa kể đến các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để kê khai, quyết toán những khoản ưu đãi này. Ngoài ra, việc xác định thời gian kê khai hưởng ưu đãi trong trường hợp cùng một lúc được hưởng nhiều ưu đãi hay trong trường hợp doanh nghiệp chưa phát sinh lợi nhuận để được hưởng ưu đãi thuế cũng là một vấn đề nhà quản trị phải quan tâm và gặp không ít khó khăn để thực hiện các chủ trương, chính sách ưu đãi của nhà nước.

Trang 42/64

Trong giai đoạn gần đây, việc các doanh nghiệp nộp đơn khởi kiện cơ quan thuế tại Tòa án liên quan đến việc truy thu thuế đối với khoản ưu đãi thuế TNDN mà doanh nghiệp được hưởng do thực hiện niêm yết lần đầu trong giai đoạn 2004 - 2006 là một minh chứng thực tế cho thấy sự thay đổi của các chính sách nhà nước ảnh hưởng đến quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế tại doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000 ngày 27/3/2000 quy định: “Ngoài việc được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với tổ chức phát hành chứng khoán niêm yết, còn được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 02 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán”. Khi Luật Thuế TNDN 2003 có hiệu lực vào ngày 01/01/2004, Quyết định 39/2000 đã hết hiệu lực nhưng xét tình hình thực tế cần duy trì chính sách ưu đãi này, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và Công văn 10997/BTC-CST ngày 8/9/2006 hướng dẫn “thời gian hưởng ưu đãi do có chứng khốn được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch được tính liên tục kể từ khi kết thúc thời hạn miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN” và bãi bỏ chính sách ưu đãi này từ ngày 01/01/2007.

Năm 2008, khi Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra diện rộng ngành thuế đã ra kết luận số 2955/KL-TTCP-V.II ngày 31/12/2008 cho rằng việc xử lý ưu đãi đối với các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán lần đầu trong giai đoạn 2004 - 2006 là trái quy định, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và kiến nghị truy thu thuế. Bộ Tài chính trước tình hình đó đã gởi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và nhận được kết luận chấp nhận của Văn phịng Chính phủ về biện pháp thực hiện ưu đãi cho doanh nghiệp mà Bộ Tài chính đã thực hiện qua 02 thông báo: Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 13/11/2008 và Thông báo số 111/TB-CPCP ngày 1/4/2009. Theo kết luận từ Văn phịng Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã ban hành Công văn 148/TCT-PC ngày 14/1/2011 và Công văn 2924/TCT-PC ngày 19/8/2011 chỉ đạo Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung: không kéo dài thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN cho trường hợp doanh nghiệp niêm yết lần đầu giai đoạn 2004-2006 kể từ ngày 01/01/2009, trường hợp những doanh nghiệp bắt đầu kê khai hưởng ưu đãi niêm yết lần đầu vào năm 2008 thì được hưởng liên tiếp trong 02 năm 2008 và 2009. Như vậy, nếu năm 2009, doanh nghiệp mới bắt đầu tiến hành kê khai hưởng ưu đãi đối với khoản ưu đãi này thì khơng được chấp thuận.

Trang 43/64

Thực tế, có rất nhiều các doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng ưu đãi niêm yết do đang được hưởng đồng thời các ưu đãi khác hoặc chưa phát sinh lợi nhuận nên chưa thực hiện kê khai hưởng ưu đãi niêm yết trong thời gian trước 01/01/2009. Có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký hưởng ưu đãi niêm yết trong thời gian 2009- 2010 theo kế hoạch quản trị các vấn đề ưu đãi của doanh nghiệp và đã thực hiện kê khai hưởng ưu đãi theo kế hoạch đó. Tuy nhiên, như thực tế hiện nay, các doanh nghiệp này đang bị cơ quan nhà nước tiến hành truy thu thuế do kê khai sai dẫn đến thất thu thuế của nhà nước. Điển hình như trường hợp của Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (S99), S99 niêm yết chứng khoán lần đầu trên sàn HNX vào năm 2006. Ở thời điểm đó, S99 đang được hưởng ưu đãi thuế do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Luật Thuế TNDN 2003, bao gồm các ưu đãi: được miễn thuế TNDN trong 03 năm từ 2004 - 2006, giảm 50% thuế TNDN trong 02 năm từ 2007 - 2008. Nội dung này đã được Cục thuế Thành phố Hà Nội kiểm tra và chấp thuận. S99 đã đăng ký thời gian giảm 50% thuế TNDN do niêm yết chứng khoán lần đầu với Cục Thuế Thành phố Hà Nội vào năm 2009 - 2010. Nội dung này cũng đã được Cục Thuế thành phố Hà Nội kiểm tra và chấp thuận.

Năm 2010, S99 bị Cục Thuế thành phố Hà Nội ra quyết định truy thu 2,77 tỷ tiền thuế TNDN do không chấp nhận trường hợp S99 hưởng ưu đãi niêm yết trong năm 2009. S99 khiếu nại nhưng Cục Thuế thành phố Hà Nội vẫn giữ nguyên quan điểm trên trong quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 10498/QĐ-CT-KTNB ngày 11/4/2013. Hiện nay, S99 đang theo đuổi vụ kiện Cục Thuế thành phố Hà Nội liên quan đến vấn đề này và theo quan điểm của đại diện S99, khơng thể vì sự tiền hậu bất nhất của các nội dung tại Công văn 10997/2006 và Công văn 2924/2011, mà đẩy S99 cũng như nhiều doanh nghiệp vào tình thế bị bất ngờ truy thu thuế như hiện tại.

Hiện nay, tại Công văn 794/VPCP-KTTH ngày 29/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính tiến hành truy thu và khơng xử phạt hành chính, khơng phạt chậm nộp đối với các khoản thuế TNDN được hưởng ưu đãi từ niêm yết lần đầu giai đoạn 2004 – 2006 mà một số doanh nghiệp bắt đầu tiến hành kê khai từ năm 2009. Quy định tại công văn này đã không làm thỏa đáng các doanh nghiệp và tiến trình theo đuổi các vụ kiện tại Tịa án của các doanh nghiệp bị truy thu thuế với Cục thuế các tỉnh vẫn còn tiếp diễn.

Sự thay đổi và không nhất quán trong các chính sách ưu đãi của nhà nước đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN trong doanh nghiệp. Trong tình huống trên, đối với S99 dù đã đăng ký hưởng ưu đãi

Trang 44/64

và được chấp thuận, tức là doanh nghiệp này đã thực hiện đúng về mặt thủ tục và đã thực hiện đúng như tiến độ đăng ký với cơ quan Thuế nhưng vẫn không thể đương nhiên được hưởng ưu đãi từ nhà nước. Bị truy thu thuế với số tiền gần 03 tỷ đồng trong giai đoạn kinh tế khó khăn là một rủi ro pháp lý vô cùng lớn và bất ngờ đối với S99. Trường hợp rủi ro này, trong quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế, nhà quản trị doanh nghiệp cũng khó có thể lường trước được. Như vậy, doanh nghiệp dù đã đủ các điều kiện hưởng ưu đãi và đã thực hiện đầy đủ các thủ tục luật định vẫn chưa chắc được hưởng ưu đãi từ nhà nước.

Hơn nữa, qua tình huống thực tiễn trên, có thể nhận thấy quy trình ban hành và hướng dẫn chính sách của nhà nước vơ cùng phức tạp và tốn thời gian. Chỉ một vấn đề mà phải qua hướng dẫn và chỉ đạo của rất nhiều các cơ quan, cá nhân. Việc doanh nghiệp có khúc mắc và chờ chính sách chẳng những gây tốn thời gian cho doanh nghiệp mà còn gây nên nhiều phiền hà, trì truệ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN càng phức tạp hơn khi các quan điểm, chính sách của các cơ quan nhà nước mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Chẳng hạn như tại ví dụ trên, Luật Thuế TNDN 2003 và các quyết định, công văn quy định về ưu đãi thuế niêm yết lần đầu giai đoạn 2004 – 2006 cho doanh nghiệp lựa chọn hình thức hưởng ưu đãi và đăng ký thời gian hưởng ưu đãi theo thứ tự ưu tiên những khoản ưu đãi lớn hơn trước. S99 đã đăng ký kế hoạch hưởng ưu đãi và được cơ quan thuế chấp nhận vào năm 2006 nhưng lại bị truy thu thuế theo quy định tại Công văn 2924/TCT-PC ngày 19/8/2011. Một văn bản có hiệu lực 2011 lại ảnh hưởng đến kế hoạch tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp 05 năm trước đó. Trong trường hợp này, những quy định của nhà nước đã gây xáo trộn tiến trình doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình và ngăn cản việc doanh nghiệp hưởng những lợi ích mà đáng lẽ họ được hưởng.

Theo quan điểm của tác giả, nếu một chính sách thuế ban hành sau mà có gây bất lợi hơn cho doanh nghiệp so với các chính sách trước mà doanh nghiệp đã đáp ứng được các điều kiện được hưởng ưu đãi tại thời gian các chính sách trước đó có hiệu lực thì nhà nước nên cho doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi đáng lẽ được hưởng đó. Bởi pháp luật là cơ sở, điều kiện cho doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước, nộp thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng nghĩa vụ đó phải được tạo điều kiện để thực hiện. Nếu các chính sách của pháp luật ln gây nên những bất lợi bất ngờ, gây khó khăn cho tiến trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước thì hiệu quản quản trị thuế của cả nhà nước và doanh nghiệp nhất định sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ mất lòng tin vào nhà nước và

Trang 45/64

ln ở trong tình trạng hoang mang, bất ổn trước mỗi lần nhà nước thay đổi chính sách thuế.

Chính vì sự phức tạp trong quá trình tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với nhà nước mà việc xác định đúng các trường hợp, thời gian doanh nghiệp được hưởng ưu đãi và thiết lập, đăng ký các kế hoạch hưởng ưu đãi phù hợp với cơ quan thuế là nội dung quan trọng nhất mà nhà quản trị phải quan tâm trong quá trình quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN. Ngồi ra, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các chính sách pháp luật, nhà quản trị tn thủ nghĩa vụ thuế cịn có thể tìm kiếm những cơ hội phù hợp với kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi thuế, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp đang muốn đầu tư mở rộng một dự án chuyển giao công nghệ thuộc một trong các lĩnh vực ưu tiên chuyển giao theo quy định hiện hành của nhà nước tại một địa phương khác ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, nhà quản trị thuế có thể tham gia kiến nghị để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn đầu tư tại một trong những địa phương được nhà nước xếp vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN được ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP để được giảm 50% số thuế TNDN từ việc chuyển giao cơng nghệ đó theo quy định tại Khoản 3, Điều 17, Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 46 -51 )

×