Quản trị theo không gian

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 51 - 55)

2.3. Quản trị theo không gian và thời gian

2.3.1. Quản trị theo không gian

Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế, bên cạnh đảm bảo sự tuân thủ đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước còn quan tâm đến những giải pháp giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội nâng cao hiệu quả quản trị chi phí thuế, tăng cường hiệu quả kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, việc một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngồi khơng chỉ trở nên dễ dàng hơn mà nhiều khi cịn được khuyến khích bởi chính các quốc gia mà doanh nghiệp đó muốn đầu tư đến. Ngồi mơi trường đầu tư và sự ổn định về chính trị, mơi trường thuế cũng là một trong những tiêu chí mà nhà quản trị doanh nghiệp dùng làm căn cứ để lựa chọn có đầu tư vào một quốc gia nào đó hay khơng.

Mỗi quốc gia có một chính sách thuế riêng, sự khác biệt về chính sách thuế của các quốc gia tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chi phí thuế của mình. Nhà quản trị doanh nghiệp thường

Trang 46/64

khuyến khích giảm thiểu gánh nặng thuế bằng việc đầu tư vào các nước có mơi trường thuế có lợi hơn. Mà một trong những tiêu chí để đánh giá một mơi trường thuế là có lợi hay khơng có lợi phụ thuộc vào mức thuế suất thuế TNDN được áp dụng tại nước đó. Mức thuế suất áp dụng càng thấp thì mơi trường thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ đó càng có khả năng thu hút đối với các nhà đầu tư.

Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tập trung tìm hiểu và phân tích nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư như các chính sách khuyến khích đầu tư, sự ổn định trong mơi trường chính trị, chi phí nhân cơng, nguồn nguyên liệu,… Nhà quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tìm hiểu cách thức áp dụng các quy định của pháp luật nước ngoài liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế và tìm kiếm các cơ hội để kiến nghị cho các nhà quản lý, điều hành đưa ra các quyết định đầu tư và các kế hoạch quản trị cụ thể, trong đó có kế hoạch quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Khi quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên quan đến các dự án đầu tư tại nước ngoài, nhà quản trị trước tiên phải xác định được doanh nghiệp mình thuộc đối tượng nộp thuế nào, mức thuế suất áp dụng đối với doanh nghiệp, các quy trình thủ tục phải tn thủ,… Ngồi những nội dung liên quan đến vấn đề tuân thủ pháp luật của nước nơi đầu tư và pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN, bên cạnh các giải pháp quản trị Tài chính, cịn tìm kiếm các cơ hội và giải pháp để tối ưu hiệu quả quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp tại các dự án đầu tư ở nước ngoài.

Một trong những giải pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là giải pháp liên quan đến vấn đề về chuyển giá. Chuyển giá được xem xét ở mục đích tránh thuế (avoidance tax) là hành vi làm thay đổi nghĩa vụ thuế khi thay đổi giá trong giao dịch hình thành giữa các bên liên kết. Tuy nhiên, tránh thuế là việc các chủ thể sử dụng những phương thức pháp lý làm thay đổi tình hình tài chính của mình từ đó làm giảm nhẹ nghĩa vụ thuế thu nhập không bị xem là bất hợp pháp. Chuyển giá không thể bị xử phạt nếu chưa đến mức bị xem là hành vi vi phạm pháp luật do làm thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác39. Như vậy, với quyền tự do kinh doanh và tự do định đoạt đối với những tài sản là các sản phẩm, dịch vụ của

39 Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.65

Trang 47/64

mình, doanh nghiệp có quyền thực hiện các hành vi chuyển giá trong phạm vi “biên độ giá thị trường”40

để thực hiện mục đích quản trị chi phí thuế.

Giả sử cơng ty A là cơng ty mẹ có trụ sở tại nước C là nước áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 30%. Công ty B là con của công ty A trụ sở đặt tại nước D là nước áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10%. Công ty B sản xuất lô sản phẩm giá 500 USD và bán cho công ty A với giá 700 USD. Công ty A dùng phân phối lại lô sản phẩm này ra thị trường với giá 1100 USD. Tổng nghĩa vụ thuế của 02 công ty là 105 USD. (Đơn vị: 01 USD) Công ty B (Thuế suất 10%) Công ty A (Thuế suất 30%) Tổng thu nhập Doanh thu 700 1100 1100 Chi phí 500 700 500

Thu nhập sau chi phí sản xuất

200 400 600

Chi phí điều hành 50 100 150

Thu nhập trước thuế 100 300 450

Thuế TNDN 15 90 105

Thu nhập sau thuế 135 210 345

Nếu công ty B thực hiện hành vi chuyển giá, bán lô sản phẩm trên cho công ty mẹ với giá 900 USD, giả định mức giá này vẫn nằm trong “biên độ giá thị trường”, tổng nghĩa vụ thuế của hai cơng ty lúc này sẽ giảm xuống cịn 65 USD.

40 “Biên độ giá thị trường” là giới hạn cho phép xác định giao dịch chuyển giá. Biên độ giá thị trường là tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, tùy theo quy định của phương pháp xác định giá thị trường. Biên độ chuẩn giá thị trường được xác định theo phép toán thống kê xác suất, nếu giá của giao dịch nội bộ nằm trong biên độ chuẩn này thì được chấp nhận là giá thị trường .

Trang 48/64 (Đơn vị: 01 USD) Công ty B (Thuế suất 10%) Công ty A (Thuế suất 30%) Tổng thu nhập Doanh thu 900 1100 1100 Chi phí 500 900 500

Thu nhập sau chi phí sản xuất

400 200 600

Chi phí điều hành 50 100 150

Thu nhập trước thuế 350 100 450

Thuế TNDN 35 30 65

Thu nhập sau thuế 315 70 385

Như vậy, qua hành vi chuyển giá, hai cơng ty mẹ - con này có thể giảm được 40 USD (105 – 65 = 40) trong tổng chi phí thuế của mình. Tuy nhiên, chuyển giá chỉ có thể xảy ra trong các giao dịch giữa các chủ thể liên kết nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ tài chính trong tồn cục và tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu41 trong điều kiện pháp luật của các quốc gia có quy định khác nhau về mức thuế suất.

Ngoài biện pháp chuyển giá trong phạm vi cho phép của pháp luật, còn rất nhiều các biện pháp quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế theo không gian như chuyển đổi các khoản thu nhập hoặc chuyển đổi các khoản khấu trừ giữa các cơng ty có mối quan hệ với nhau42. Dù thực hiện theo biện pháp nào đi nữa thì giải pháp quản trị chi phí thuế TNDN chỉ có thể thực hiện được khi có sự khác nhau trong chính sách thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi các doanh nghiệp hoạt động. Ngoài ra, các giải pháp này chỉ có thể được thực hiện tốt nhất khi các doanh nghiệp trong giao dịch có mối liên hệ với nhau và cùng hướng về một lợi ích chung vì nếu khơng có liên kết với nhau, lợi ích các doanh nghiệp mâu thuẫn, việc thỏa thuận để dung hòa

41 Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.22.

42

Sally M.Jones – Shelley C.Rhoades Catanach (2011), Principles of taxation for business and investment

Trang 49/64

những lợi ích này thường rất khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro khi đối tác không tuân thủ đúng thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)