Kỳ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 56)

2.3. Quản trị theo không gian và thời gian

2.3.2.1. Kỳ tính thuế

Các chính sách thuế của nhà nước thay đổi thường xuyên, định kỳ nên trong mỗi kỳ tính thuế khác nhau, các kế hoạch và kết quả quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN cũng khác nhau. Kỳ tính thuế được doanh nghiệp xác định và đăng ký với cơ quan nhà nước ngay từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh: được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Doanh nghiệp trong quản trị tuân thủ nghĩa vụ thuế TNDN thường có xu hướng điều chỉnh kỳ doanh thu sang các kỳ tính thuế sau để tối ưu khoản thuế TNDN phải nộp đối với mỗi giao dịch, dự án.

Chẳng hạn như theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế TNDN 2008, mức thuế suất chung áp dụng hiện nay là 22% và từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất sẽ giảm xuống còn 20%. Nếu doanh nghiệp A thực hiện một giao dịch vào tháng 9/2015 và phát sinh doanh thu vào kỳ tính thuế năm 2015 thì chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp A sẽ cao hơn nếu khoản doanh thu này phát sinh vào năm 2016. Chẳng hạn với thu nhập tính thuế từ giao dịch của doanh nghiệp A là 100 triệu đồng, chi phí thuế của doanh nghiệp A qua 02 kỳ tính thuế năm 2015 và 2016 sẽ được tính như sau:

(Đơn vị: 01 triệu đồng)

Các thông số Năm 2015 Năm 2016

Thu nhập tính thuế 100 100

Thuế suất 22% 20%

Trang 50/64

Như vậy, trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp A kiểm soát được thời gian giao dịch và thời gian phát sinh nghĩa vụ thuế từ giao dịch trên thì có thể tiết kiệm được khoản chi phí thuế là 02 triệu đồng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)