Thành phần hóa học của BLKG trồng tại Thái nguyên

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 52 - 136)

Để tiến hành thí nghiệm bổ sung BLKG vào khẩu phần ăn trên gà Lương Phượng bố mẹ chúng tôi đã lấy mẫu BLKG để phân tích thành phần hóa học của BLKG không xử lý và BLKG xử lý bằng cách ngâm nước. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần hoá học của BLKG không xử lý và BLKG ngâm nƣớc (% VCK) Thành phần BLKG (X ± Sx) BLKG ngâm nƣớc (X ± Sx) Protein thô (%) 28,96a ± 0,02 26,52b ± 0,04 Lipit thô (%) 3,48a ± 0,02 3,22b ± 0,01 Xơ thô (%) 11,59a ± 0,00 13,72b ± 0,01 Ca (%) 1,81a ± 0,00 1,48b ± 0,00 P (%) 0,22a ± 0,00 0,16a ± 0,00 Khoáng tổng số (%) 8,88a ± 0,00 7,71b ± 0,00 Tanin (%) 5,09a ± 0,00 2,58b ± 0,01 Caroten (mg/kg) 8,54a ± 0,01 6,13b ± 0,00

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Số liệu của bảng 3.1 cho thấy, đã có sự biến động về hàm lượng protein của BLKG sau khi được sử lý bằng cách ngâm nước. Cụ thể là, hàm lượng protein của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BLKG sau khi ngâm nước đã có xu hướng giảm so với trước khi ngâm nước (26,52 so với 28,96 %). Sự sụt giảm hàm lượng protein trong BLKG sau khi được xử lý bằng cách ngâm nước có thể do một lượng nhỏ protein hòa tan trong nước, trong đó có mimosine, bị đào thải ra bên ngoài cùng với nước. We và Wang (1987) [84] cho biết, ngâm chìm keo giậu trong nước 48 giờ có thể loại thải hầu hết mimosine. Muthy và cộng sự (1994) [55] cũng cho biết, xử lý BLKG trong nước ở nhiệt độ phòng trong vòng 12 giờ và sấy khô ở nhiệt độ 100oC đã làm giảm hàm lượng mimosine trong BLKG.

Điều đáng chú ý là, hàm lượng protein trong BLKG ngâm nước mặc dù có giảm so với BLKG không xử lý, nhưng vẫn ở mức cao và có sự sai khác so với hàm lượng protein trong BLKG không xử lý (P < 0,05). Garcia và cộng sự (1996 ) [38] cho biết, hàm lượng protein thô trung bình trong BLKG là 29,2 % VCK (biến động từ 24 - 34,4 %), trong hỗn hợp cành và cây là 23 %VCK (biến động từ 10 - 30 %). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1991) [4] cho biết, hàm lượng protein thô trong BLKG chế biến bằng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ở các tháng trong năm (tháng 4, 8, 11) lần lượt là 23,5; 26,46; 29,41 % VCK. Như vậy, hàm lượng protein trong BLKG trồng tại Thái Nguyên đạt mức trung bình so với BLKG trồng tại Viện chăn nuôi.

Tương tự như vậy, chúng tôi nhận thấy một số thành phần khác của BLKG đã có sự thay đổi sau khi được xử lý bằng cách ngâm nước trong thời gian 24 giờ. Hàm lượng lipit thô, Ca, P và khoáng tổng số của BLKG ngâm nước có xu hướng giảm so với BLKG không xử lý ( 3,22; 1,48; 0,16 và 7,71 so với 3,48; 1,81; 0,22 và 8,88). Xét về mặt thống kê giữa BLKG không xử lý và có xử lý bằng cách ngâm nước có sự sai khác nhau (P < 0,05), chỉ có phốt pho tuy trong BLKG xử lý bằng cách ngâm nước thấp hơn BLKG không xử lý 0,07 % nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Garcia và cộng sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(1996) [38] cho biết hàm lượng canxi trong BLKG biến động từ 0,88 - 2,9 %; P từ 0,15 - 0,19 %; khoáng tổng số từ 6,48 - 7,72 %. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1991) [4] cũng cho biết, hàm lượng Ca và P của BLKG có phạm vi biến động khá rộng theo thời gian biến động trong năm.

Hàm lượng xơ thô và tanin trong BLKG ngâm nước cũng có những biến động rõ rệt so với BLKG không xử lý. Hàm lượng xơ thô của BLKG ngâm nước cao hơn hẳn so với BLKG không xử lý (11,59 so với 13,72 %) (P < 0,05). Hàm lượng xơ thô của BLKG trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn giá trị trung bình của BLKG không xử lý trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. Từ Quang Hiển và cộng sự (2008) [8] cho biết, hàm lượng xơ thô trung bình của BLKG ở 4 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam từ Bắc vào Nam là 9,12 %. Nguyễn Ngọc Hà (1996) [6] cũng cho biết, hàm lượng xơ thô trung bình của BLKG trồng tại Việt Nam là 9,8 %. Theo chúng tôi, sự tăng lên tương đối của hàm lượng xơ thô trong BLKG ngâm nước là hệ quả giảm xuống của các thành phần dẫn xuất không đạm, protein, lipit, khoáng tổng số và một số thành phần hòa tan khác có trong BLKG đặc biệt là các loại đường bị đào thải trong quá trình ngâm nước.

Trái lại với hàm lượng xơ thô, hàm lượng tanin trong BLKG ngâm nước lại giảm đi đáng kể so với BLKG không xử lý (2,58 so với 5,09 %) (P < 0,05). Như vậy, ngâm nước đã có tác dụng làm giảm đến 50 % tanin có trong BLKG.

Đối với hàm lượng caroten tổng số trong BLKG ngâm nước đã bị giảm đi so với BLKG không xử lý (8,54 so với 6,13 mg/kg) (P < 0,05). Theo chúng tôi, hàm lượng caroten trong BLKG ngâm nước giảm đi một cách rõ rệt là do quá trình ngâm nước rồi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời đã làm cho hàm lượng caroten giảm đi. Tuy BLKG ngâm nước có hàm lượng caroten thấp hơn BLKG không xử lý nhưng so với thức ăn ngũ cốc khác thì hàm lượng caroten vẫn là ở mức cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Thành phần và hàm lƣợng các acid amin của BLKG trồng tại Thái Nguyên

Chất lượng BLKG phụ thuộc vào hàm lượng và sự cân đối giữa các acid amin có trong protein. Để xác định được các thành phần và hàm lượng các acid amin có trong bột lá keo giậu được trồng tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các acid amin có trong protein của BLKG không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước. Kết quả phân tích về thành phần và hàm lượng các acid amin được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần và hàm lƣợng các acid amin của BLKG ( % VCK)

STT Acid amin BLKG (%) (X ± Sx) BLKG ngâm nƣớc (%) (X ± Sx) 1 Acid aspartic 3,16a ± 0,00 1,93b ± 0,00 2 Acid glutamic 2,53a ± 0,00 2,64b ± 0,00 3 Serine 0,77a ± 0,00 0,84a ± 0,00 4 Histidine 0,51a ± 0,00 0,53a ± 0,00 5 Glycine 0,87a ± 0,00 0,93a ± 0,00 6 Threonine 0,95a ± 0,00 0,93a ± 0,00 7 Alanine 1,12a ± 0,01 1,25a ± 0,00 8 Arginine 1,34a ± 0,05 1,16b ± 0,00 9 Tyrosine 0,84a ± 0,00 0,90b ± 0,00 10 Valine 1,38a ± 0,16 1,28a ± 0,27 11 Methionine 0,40a ± 0,00 0,27b ± 0,00 12 Phenylalanine 1,48a ± 0,00 1,44b± 0,05 13 Isoleucine 0,97a ± 0,00 1,11a ± 0,00 14 Leucine 1,68a ± 0,02 2,01b ± 0,00 15 Lysine 1,07a ± 0,00 1,29b ± 0,18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16 Proline 1,20a ± 0,00 1,26b ± 0,00

17 Cysteine 0,17a ± 0,00 0,12b ± 0,00

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, BLKG chứa khá đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế như là isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, methionine,…Nhưng nhìn chung các acid amin không thay thế chứa trong BLKG đều ở mức thấp so với protein động vật. Đặc biệt là methionine và histidine (0,51 và 0,40 % đối với BLKG không xử lý; 0,53 và 0,27 % đối với BLKG ngâm nước). Ngoài ra, protein của keo giậu cũng nghèo acid amin chứa lưu huỳnh. Hàm lượng cysteine có trong BLKG không xử lý và BLKG ngâm nước chỉ là 0,17 và 0,12 % VCK. Sự thiếu hụt về các acid amin này, phải được bù đắp bằng cách bổ sung chúng vào trong khẩu phần ăn của động vật.

Garcia và cộng sự (1996) [38] cho biết, các acid amin chứa lưu huỳnh trong hạt và lá keo giậu ở mức độ thấp. Vì vậy, đối động vật dạ dày đơn và gia cầm nuôi bằng khẩu phần chứa BLKG phải bổ sung thêm các acid amin chứa lưu huỳnh vào khẩu phần. Dương Thanh Liêm (1981) [11] và Viện chăn nuôi Quốc gia (1995) [17] cho biết, hàm lượng methionine và histidine có trong BLKG là thấp.

Bảng 3.2 cũng cho thấy, hàm lượng các acid amin trong kết quả phân tích của chúng tôi tương đương với kết quả công bố của Từ Quang Hiển và cộng sự (2008) [8]. Tuy nhiên, có một số acid amin có hàm lượng thấp hơn như: lysine, threonine, alanine, isoleucine, glycine, nhưng bên cạnh đó lại có một số acid amin có hàm lượng cao hơn như: acid arginine, methionine,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phenylalanine, tyrosine. Điều đó cho thấy, hàm lượng các acid amin của protein BLKG rất biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, giống keo giậu dùng trong phân tích, thời điểm lấy mẫu, chất đất nơi cây sinh sống, vị trí địa lý, khí hậu… những yếu tố này đều có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng và hàm lượng giữa các acid amin có trong keo giậu.

3.3. Chất lƣợng protein của BLKG

Chất lượng protein của BLKG phụ thuộc vào hàm lượng các acid amin thiết yếu có trong protein. Để đánh giá chất lượng protein của BLKG, chúng tôi đã tiến hành xác chỉ sô acid amin thiết yếu (Essential amino acid index) theo phương pháp Oser (1951). Kết quả xác định chỉ số acid amin thiết yếu được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hàm lƣợng các acid amin thiết yếu và EAAI của protein BLKG không xử lý và đƣợc xử lý bằng cách ngâm nƣớc STT Acid amin BLKG (X ± Sx) BLKG ngâm nƣớc (X ± Sx) Trứng gà4 1 Arginine (%) 4,61  0,98 4,37  0,00 6,10 2 Histidine (%) 1,77  0,00 2,00  0,89 2,30 3 Isoleucine (%) 3,35  0,00 4,94  0,98 8,50 4 Leucine (%) 5,80 0,02 7,56  0,00 6,90 5 Lysine (%) 3,70  0,00 4,85  000 6,90 6 Methionine (%) 1,38 0,00 1,03  0,00 3,80 7 Phenylalanine (%) 5,11 0,01 5,44  1,01 5,40 8 Threonine (%) 3,27 0,04 3,52  0,01 4,60 9 Valine (%) 3,87 0,08 4,83  0,00 7,70 10 Cysteine (%) 0,59 0,00 0, 44 0,83 2,30

4 Nguồn: Thành phần hoá học và giá trị của thức ăn gia súc và gia cầm Việt Nam (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001, tra 236-238, NXB Nông nghiệp [17])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

EAAI5 56,25 1,43 60,716,45 100

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, hàm lượng các acid amin thiết yếu trong protein của BLKG không xử lý và BLKG ngâm nước đều thấp hơn hàm lượng các acid amin thiết yếu tương ứng có trong trứng gà. Tuy nhiên, khi so sánh giữa hai loại BLKG chúng tôi nhận thấy hầu hết acid amin thiết yếu (8/10 acid amin) có trong protein BLKG ngâm nước cao hơn BLKG không xử lý, đặc biệt là leucine (cao hơn BLKG không xử lý là 30,34 %) và lysine (cao hơn BLKG không xử lý là 31,08 %). Tuy nhiên hàm lượng arginine và cysteine trong protein của BLKG không xử lý cao hơn so với BLKG ngâm nước (4,61 và 0,59 so với 4,37 và 0,44 %).

Do hầu hết các acid amin thiết yếu trong protein của BLKG ngâm nước có hàm lượng cao hơn BLKG không xử lý dẫn đến chỉ số EAAI của BLKG ngâm nước cao hơn BLKG không xử lý (60,71 so với 56,25 %). Điều đó cho thấy, chất lượng protein của BLKG ngâm nước tốt hơn BLKG không xử lý. Từ Quang Hiển và cộng sự (2008) [8] cho biết, chỉ số acid amin thiết yếu trung bình của BLKG 4 vùng sinh thái (Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh) là 54,58, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ 2,90 (đối với BLKG không xử lý) đến 6,05 (đối với BLKG ngâm nước).

Như vậy, hàm lượng acid amin thiết yếu và EAAI của BLKG có thể so sánh với hàm lượng acid amin của một số loại thức ăn có chất lượng tốt như: bột đậu tương, bột ngô, bột cỏ Medi.

3.4. Ảnh hƣởng của tỷ lệ BLKG không xử lý và xử lý bằng cách ngâm nƣớc đến sức sản xuất của gà bố mẹ Lƣơng Phƣợng

Sản lượng trứng của gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh sức sản xuất của gia

5Essential Amino acid Index

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầm sinh sản vì nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, thức ăn và đặc điểm cá thể (độ béo, trạng thái sức khỏe, thể trọng,...). Sản lượng trứng là tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng và các yếu tố khí hậu khác, thức ăn...) Sản lượng trứng còn được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài đẻ trứng, chu kỳ và nhịp độ đẻ trứng.

Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ đó là giống gia cầm tốt. Nếu chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng,…, đảm bảo sẽ cho năng suất sinh sản cao. Trong vài tuần đầu gà có tỷ lệ đẻ thấp, sau đó sẽ tăng dần và để đạt tới đỉnh đẻ sau đó giảm dần và tỷ lệ đẻ thấp nhất ở cuối kỳ sinh sản.

Để xác định ảnh hưởng của BLKG đến khả năng sản xuất trứng, chúng tôi đã tiến hành theo dõi sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của gà trong thời gian 19 tuần (từ 27 - 45 tuần tuổi). Kết quả theo dõi về khả năng sản suất trứng của gà bố mẹ Lương phượng được trình bày ở bảng 3.4.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, khi tỷ lệ BLKG không xử lý tăng từ 0 - 6 % thì tỷ lệ đẻ trứng gà tăng từ 70,84 - 73,16 %; nhưng tiếp tục tăng BLKG xử lý lên 8 % trong khẩu phần, tỷ lệ đẻ trứng của gà có xu hướng giảm (71,0 %). Điều này có thể liên quan đến thành phần dinh dưỡng và các độc tố có trong BLKG. BLKG là loại thức ăn giầu protein và vitamin, đặc biệt là caroten. Những yếu tố dinh dưỡng như protein và caroten có thể là nguyên nhân kích thích đẻ trứng của gà, trong khi đó những yếu tố kháng dinh dưỡng như: mimosine, saponine, tanin,… có thể làm giảm sức sản xuất trứng của gà. Khi tỷ lệ BLKG đạt 6 % khẩu phần đã góp phần làm tăng hàm lượng protein và caroten của khẩu phần, nhưng hàm lượng mimosine chưa đạt tới ngưỡng gây độc (xem bảng 2.1), đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ quả dẫn tới tỷ lệ đẻ trứng tăng. Khi tỷ lệ BLKG tăng tới 8 % khẩu phần đã làm hàm lượng mimosine tăng tới 2,0 g/kg thức ăn (xem bảng 2.1). Và đây có thể là nguyên nhân làm giảm khả năng đẻ trứng của gà.

Nguyễn Đức Hùng (2005) [7] cho biết, sử dụng khẩu phần chứa 6 % BLKG để nuôi gà mái sinh sản ISAJA57 cho tỷ lệ đẻ trứng cao hơn so với khẩu phần không chứa hoặc chứa 3 % BLKG, nhưng nếu tiếp tục tăng tỷ lệ BLKG trong khẩu phần lên 9 % thì tỷ lệ đẻ của gà bị giảm sút.

Nguyễn ngọc Hà và cộng sự (1993) [5] cũng cho biết, sử dụng khẩu phần chứa 3 % BLKG để nuôi gà Rhode - Ri cho tỷ lệ đẻ cao hơn đối chứng (không chứa BLKG) từ 2,3 - 4,5 %, nhưng khi tăng tỷ lệ BLKG lên 7 % khẩu phần, thì tỷ lệ đẻ của gà có xu hướng giảm.

Aquino (1986) cũng cho biết, những con gà mái được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 5 % bột lá Ipil-ipil (một loại keo giậu ) bằng cách thay thế một phần thức ăn thương phẩm trong khẩu phần ăn đã cho sức sản xuất trứng cao nhất so với những nhóm gà được nuôi với khẩu phần chứa 0,10 và 15 % bột lá

Ipil-ipil. Tuy nhiên một số tác giả khác không nhận thấy sự sai khác nào về khả năng sản xuất trứng giữa các nhóm gà nuôi chứa 10 và 20 % BLKG so với nhóm đối chứng (không chứa BLKG). Điều đó cho thấy, mức độ độc hại giữa các giống keo giậu là không giống nhau và khả năng chịu đựng các chất hạn chế

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 52 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)