phương pháp chế biến đến chất lượng BLKG
Động vật dạ dày đơn và động vật nhai lại, keo giậu được sử dụng ăn tươi cả cành hoặc chế biến dưới dạng bột lá, còn đối với gia cầm, keo giậu chỉ được sử dụng dưới dạng bột xanh (bột lá) được chế biến từ lá và các phấn non của keo giậu.
Căn cứ vào các yếu tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, oxy, ẩm độ và một số yếu tố khác mà người ta có nhiều phương pháp chế biến bột cỏ khác nhau. Để sản xuất được bột cỏ có chất lượng tốt phải làm khô ngay nguyên liệu ban đầu để lá nhanh khô, có tỷ lệ lá cao, lá khi khô vẫn giữ được mầu xanh, giầu protein, vitamin, hạn chế hoặc loại bỏ các chất kháng dinh dưỡng (chất độc đối với động vật).
Quá trình làm khô nguyên liệu người ta có rất nhiều phương pháp chế biến khác nhau:
- Phơi dưới ánh nắng mặt trời: Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến mà giá thành lại thấp, nhưng lại làm hao hụt nhiều dinh dưỡng.
- Sấy nhanh ở nhiệt độ cao: Đưa nguyên liệu vào buồng sấy có nhiệt độ từ 800 - 1000o
C trong thời gian ngắn. Đây là phương pháp làm khô nguyên liệu rất nhanh, hao hụt dinh dưỡng ít nhưng giá thành cao và tốn nhiều nhiên liệu vì thế mà phương pháp ít được áp dụng.
Người ta, có thể kết hợp giữa phương pháp sấy và phơi nhằm hạ giá thành và giảm hao hụt dinh dưỡng.
- Sấy lạnh và thông thoáng: Phương pháp này làm thay đổi trạng thái cân bằng độ ẩm ở bề mặt nguyên liệu bằng cách lưu thông không khí trong buồng sấy. Phương pháp này tốn ít năng lượng nhưng thời gian sấy kéo dài và nguyên liệu không khô đến độ ẩm cần thiết (< 13,5 %) (Dương Hữu Thời và cộng sự, 1982 [15]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sấy bằng năng lượng mặt trời: Đây là hệ thống thu nhiệt bằng năng lượng mặt trời (đó là hệ thống thu nhiệt do bức xạ mặt trời và dùng hệ thống thông gió đưa khí nóng vào buồng sấy, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nguyên liệu). Phương pháp này làm giảm hao hụt vitamin và dinh dưỡng.
Krishnamurthy và cộng sự (1985) [49] phân hạng thành 4 loại:
Loại A: Hầu như hoàn toàn lá (loại bỏ hoa tự, quả, gân lá dài hơn 15 mm), mầu xanh, đủ khô, dễ dàng bóp vụn bằng tay, hàm lượng protein thô chiếm 30 % trong chất khô.
Loại B: Sản phẩm tự nhiên bao gồm cả lá, hoa tự và quả có trên ngọn non với đường kính rộng hơn 6 mm, đủ khô, dễ bóp vụn bằng tay, hàm lượng protein thô chiếm 25 % trong chất khô.
Loại C: Nguyên liệu đem nghiền như loại A và B nhưng đã bị mất mầu xanh do bị mưa, phơi lâu ngày ngoài trời hay chớm mốc, hàm lượng protein thô chiếm 25 % trong chất khô.
Loại D: Nguyên liệu đem nghiền lá hoa tự, quả, gân lá…những phần loại ra của loại A, đã khô dễ bóp vụn bằng tay, hàm lượng protein chiếm 15 % trong chất khô.
Trên cơ sở cỏ có mầu xanh, độ ẩm dưới 13 %, xơ thô ít hơn 25 %, người ta tiến hành phân loại bột cỏ chặt chẽ hơn bằng cách cho điểm theo hàm lượng protein thô và caroten.
Ngoài ra, người ta còn đánh giá bột cỏ dựa vào khả năng tiêu hóa in vitro của protein thô có trong bột cỏ. Cứ giảm tỷ lệ tiêu hóa dưới 1 % thì giảm đi 1 điểm (nếu dưới 70 % ). Nếu cứ có 1 % cát trong bột cỏ thì bị trừ đi 3 điểm. Bột cỏ được chia làm 4 loại như sau: đạt trên 70 điểm là loại tốt, từ 40 - 70 điểm là đạt, từ 20 - 39 điểm có thể dùng được, từ 0 - 19 điểm loại kém.
Chất lượng bột cỏ phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là nguyên liệu đem chế biến và phương pháp chế biến. Hàm lượng protein, acid amin và vitamin trong bột cỏ cũng phụ thuộc vào chất lượng bột cỏ nhưng nhìn chung hàm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lượng này là tương đối cao. Các vitamin có trong bột cỏ phần lớn các vitamin tan trong dầu mỡ như: vitamin D, K, E, tiền vitamin A và xanthophyll.
Ở Việt Nam chế biến bột cỏ chủ yếu dùng phương pháp phơi nắng hoặc kết hợp giữa phơi nắng và sấy để giảm chi phí.