Trên thế giới

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 38 - 43)

Nghiên cứu sử dụng BLKG đối với chăn nuôi gà còn ít, chủ yếu ảnh hưởng của keo giậu đối với sinh trưởng, sinh sản, sức khỏe và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà. BLKG được sử dụng để loại bỏ hoặc hạn chế độc tính của mimosine thì có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn 6 % trong khẩu phần ăn mà không gây ảnh hưởng xấu sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà (Murthy và cộng sự, 1994 [55]). Nhiều nghiên cứu cho rằng, sử dụng bột keo lá giậu ở tỷ lệ 4 - 6 % khẩu phần đã không gây ra các ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà thịt (Fraga và cộng sự, 1992 [35]).

Sharif và cộng sự (1995) [68] cho biết, ở tỷ lệ BLKG cao quá mức trong khẩu phần (trên 10 % khẩu phần) mà không được xử lý để loại bỏ hoặc hạn chế độc tính của mimosine, người ta nhận thấy có hiện tượng suy giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, xuất hiện hiện tượng xuất huyết ở gan, thận và hoại tử trong đường tiêu hóa của gà. Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, năng suất của gà không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần chứa BLKG, ngay cả khi tỷ lệ BLKG chiếm 10 - 15 % khẩu phần (Hussain và cộng sự, 1991[45]; Muthy và cộng sự, 1994 [55]).

Sử dụng keo giậu với tỷ lệ cao trong khẩu phần vì có thể làm chậm tuổi thành thục về tính, giảm tốc độ sinh trưởng, rụng lông, giảm hiệu suất sử dụng thức ăn và sức khỏe của gia cầm, do trong keo giậu có một số chất độc gây ảnh hưởng tới gà. Nếu keo giậu được loại bỏ hoặc hạn chế độc tính thì có thể sử dụng với tỷ lệ cao trong khẩu phần. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tỷ lệ keo giậu thích hợp đối với gia cầm. Ở Philippine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người ta vẫn sử dụng keo giậu rất phổ biến để nuôi gà vì đây là một nguồn thức ăn cung cấp nhiều protein, khoáng và vitamin với giá rẻ lại bổ sung một lượng lớn viamin A trong khẩu phần ăn và sắc tố vàng làm cho mầu sắc của da, trứng và chất lượng trứng được cải thiện.

1.4.1.1. Ảnh hưởng của keo giậu đối với gà thịt

* Ảnh hưởng của lá keo giậu không qua xử lý

Abriam (1981) [18] đã thí nghiệm trên gà thịt được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 0, 2, 4, 6, 8 và 10 % BLKG Ipil-ipil trong thời gian nuôi khởi động, cho thấy, sự có mặt của BLKG trong khẩu phần đã ảnh hưởng có ý nghĩa tới tăng trọng hàng ngày của gà và khối lượng của gà lúc 7 tuần tuổi cũng như tiêu thụ thức ăn trong 7 ngày đầu tiên và hiệu suất chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên, tỷ lệ chết của gà con không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn chứa keo giậu. Những con gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 4 % bột lá

Ipil-ipil có tăng trọng cao hơn so với nhóm gà đối chứng, trong khi đó, khẩu phần chứa trên 6 % bột lá Ipil-ipil đã là giảm tốc độ sinh trưởng của gà. Tác giả cũng đã thu được kết quả tương tự như trên, sau khi đã thực hiện một nghiên cứu khác trên 150 gà thịt Hubbard được nuôi dưỡng với các chế độ ăn tương đương nhau về hàm lượng protein, năng lượng trao đổi và chứa 0, 3, 6, 9 và 12 % BLKG, trong thời gian 8 tuần.

Fraga và cộng sự (1992) [35] cho biết, khi thay thế 5 % khẩu phần cơ sở dựa trên ngô và ngô dầu đậu tương bằng BLKG phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để nuôi 540 gà thịt Cornish x Plymouth trong thời gian từ 0 - 4 tuần tuổi. Kết quả cho thấy, nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa BLKG có tăng trọng lúc 6 tuần tuổi và hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn nhóm gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở không có BLKG.

Hussain và cộng sự (1991) [45] cũng nhận thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về tăng trọng, hiệu suất sử dụng thức ăn giữa các nhóm gà thịt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 0, 5, 10 và 15 % BLKG bằng cách sử dụng BLKG thay thế một phần khô dầu lạc trong khẩu phần ăn của gà. Tuy nhiên, khi khẩu phần ăn chứa tới 20 % BLKG đã làm giảm một cách có ý nghĩa tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà.

Gulraiz và cộng sự (1991) [39] cũng nhận thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về tăng trọng giữa các nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 12 % BLKG và khẩu phần không chứa BLKG (trong điều kiện các khẩu phần ăn đảm bảo đồng đều về protein và năng lượng trao đổi).

Nataman và Chandrasekaran (1996) [58] đã cho biết, tăng trọng của gà thịt ở các nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 5 và 10 % bột lá

Sababul (một giống của loài L.leucocephala) đã bị giảm đi một cách có ý nghĩa so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần đối chứng không có bột lá Sababul và hiệu suất sử dụng thức ăn của nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 10 % bột lá Sababul thấp hơn một cách có ý nghĩa so với các nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 0 và 5 % bột lá Sababul.

Các kết quả nghiến cứu trên cho thấy, BLKG có những ảnh hưởng rất khác nhau đến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà thịt. Sự khác nhau của các kết quả nghiên cứu trên có thể liên quan đến khả năng chịu đựng những chất độc, nhu cầu dinh dưỡng của từng giống gà và hàm lượng các chất hạn chế tiêu hóa có trong bột lá dùng trong nghiên cứu.

* Ảnh hưởng của BLKG được xử lý ngâm nước

Soedarjo và Borthakur (1996) [70] cho rằng, ngâm lá giậu trong nước là một trong các biện pháp có thể là giảm đáng kể hàm lượng mimosine của nó. Điều này có thể cho phép tăng tỷ lệ lá keo giậu trong khẩu phần ăn của gà. Ở Ấn Độ, Murthy và cộng sự (1994) [55] đã nhận thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa nào về tăng trọng và chuyển hóa thức ăn giữa nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa 20 % bột lá Sababul được xử lý bằng cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngâm trong nước trong 12 giờ và nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần đối chứng không có bột lá Sababul, trong giai đoạn từ 0 - 8 tuần tuổi. Trái lại, ở Thái Lan, Chupong (1989) [27] lại cho rằng, năng suất của gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa BLKG được xử lý bằng cách ngâm trong nước đã giảm liên tục với sự tăng lên của tỷ lệ BLKG từ 0 - 20 % trong khẩu phần. Tuy nhiên, mầu sắc của chân gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa BLKG ngâm nước đã được cải thiện rõ rệt và những con gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 15 % BLKG ngâm nước có mầu sắc chân đạt điểm cao nhất. Sự khác nhau về năng suất gà thịt của 2 nghiên cứu trên gợi cho người ta có thể nghĩ đến có liên quan đến giống gà và hàm lượng các chất hạn chế tiêu hóa có trong bột lá dùng trong nghiên cứu.

* Ảnh hưởng của BLKG được xử lý bằng các chất hóa học

Sử dụng các chất hóa học để xử lý keo giậu cũng là một trong các biện pháp làm giảm độc tính của keo giậu và cải thiện năng suất của gia cầm. Gulraiz Ahmed và cộng sự (1991) [39] đã chứng minh rằng, không có bất kỳ một sự khác nhau có ý nghĩa nào về tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn giữa các nhóm gà được nuôi dưỡng với một chế độ thức ăn chứa 12 % BLKG được xử lý bằng cách thêm 12 g FeSO4 hoặc thêm 2 g NaOH hoặc thêm tổ hợp 12 g FeSO4 + 2 g NaOH/100 g BLKG với nhóm gà được nuôi dưỡng với một chế độ thức ăn đối chứng không có BLKG.

Moat - M (1988) [54] cũng nhận thấy, tốc độ tăng trưởng của gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 15 % BLKG xử lý với dung dịch FeCl3 5 % ở 80 - 90oC trong 15 phút, được cải thiện hơn so với nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 15 % BLKG không được xử lý với dung dịch FeCl3 5 %, trong thời gian nuôi từ 7 - 28 ngày tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

D’Mello và Acamovic (1989) [31] cũng nhận thấy, bổ sung FeSO4 và polyethylen glycol vào các khẩu phần ăn chứa BLKG đã làm giảm đáng kể ảnh hưởng độc của keo giậu.

1.4.1.2. Ảnh hưởng của keo giậu đối với gà sinh sản

Phần nhiều kết quả thu được cho thấy, gà mái sinh sản có khả năng chịu đựng được tỷ lệ keo giậu trong khẩu phần cao hơn so với gà thịt. Ekpenyon (1989) [33] đã nhận thấy, những con gà mái sinh sản được nuôi dưỡng với các khẩu phần chứa 10 và 20 % BLKG được để héo 3 ngày trước khi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời đã bị giảm tăng trọng và sức sản xuất trứng trong 2 tuần đầu tiên dùng bột lá. Sau đó, tăng trọng, tiêu thụ thức ăn và sức sản xuất trứng của những con gà mái này được hồi phục trở lại bình thường. Không có sự khác nhau có ý nghĩa nào về khối lượng trứng, khả năng tiêu thụ thức ăn và khả năng sản xuất trứng giữa nhóm gà được nuôi dưỡng với khẩu phần ăn chứa BLKG và nhóm gà đối chứng với khẩu phần ăn không có BLKG. Những con gà mái được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa 20 % BLKG đã sản sinh ra những quả trứng to hơn với lòng đỏ đỏ thẫm hơn so với nhóm đối chứng.

Rakhee - Bhatnagar và cộng sự (1996) [64] cũng nhận thấy, không có sự khác nhau nào về năng suất sinh trưởng giữa những con gà Leghorn trắng được nuôi với các khẩu phần chứa 5 và 10 % BLKG và những con gà mái cùng giống được nuôi dưỡng với khẩu phần không có BLKG. Ngoài ra, BLKG cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục và năng suất trứng của gà mái. Những khẩu phần có tỷ lệ BLKG cao quá mức đã làm muộn tuổi thành thục về tính và giảm năng suất trứng của gà mái. Rakhee - Bhatnagar và cộng sự (1996) [64] đã có báo cáo cho biết, mimosine trong keo giậu là một nhân tố ức chế sự thành thục về tính của gà mái. Tuy nhiên, ở tỷ lệ 5 % trong khẩu phần, BLKG không có ảnh hưởng xấu đến tuổi thành thục về tính của gà mái (Upase và Jadhav, 1994

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[81]). Các tham số khác phản ánh chất lượng trứng như độ dày của vỏ trứng cũng không bị ảnh hưởng lớn bởi khẩu phần chứa keo giậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 38 - 43)