Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 45 - 136)

- Xác định ảnh hưởng của BLKG không và được xử lý bằng cách ngâm nước tới sức sản xuất của gà bố mẹ lương phượng.

- Đánh giá hiệu quả khử độc mimosine và tanin bằng phương pháp ngâm BLKG trong nước 24 giờ.

- Xác định ảnh hưởng của BLKG không và được xử lý bằng cách ngâm nước tới hiệu suất sử dụng thức ăn, protein và ME cho sản xuất trứng và gà con .

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu BLKG

2.3.1.1.Phương pháp lấy mẫu và chế biến BLKG

- Lá keo giậu được lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu trung bình TCVN-86 vào vụ thu - đông (tháng 9 - 11), bao gồm những lá trưởng thành và lá non (không lấy lá già phần sát gốc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- BLKG được chế biến bằng phương pháp phơi khô lá keo giậu dưới ánh nắng mặt trời, trên nền xi măng trong thời gian 24 - 30 giờ (tuỳ theo thời tiết) đến khi có thể bóp vụn bằng tay, sau khi phơi khô lá vẫn còn mầu xanh, không có mùi mốc, loại bỏ cành và cuống lá, đem nghiền nhỏ và lấy mẫu bột lá ngay sau khi nghiền theo phương pháp lấy mẫu trung bình TCVN-86.

- BLKG ngâm nước được xử lý bằng cách cho BLKG đã phơi khô, nghiền nhỏ vào bao vải, ngâm chìm trong nước sạch 24 giờ, ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm xong, lấy ra phơi khô ở nhiệt độ phơi hoặc sấy ở nhiệt độ từ 45 - 50oC đến khi bột lá khô. ( Tỷ lệ là 1kg BLKG ngâm trong 10 lít nước, khối lượng là 10 kg BLKG trong 1 bao).

2.3.1.2.Các chỉ tiêu phân tích BLKG

VCK (%); Protein thô (%); Mỡ thô (%); Xơ thô (%); Canxi (%); Phốt pho (%); Tanin (%); Khoáng tổng số (%); Caroten (mg/kg); Acid amin (%).

2.3.1.3.Phương pháp phân tích thành phần hóa học của BLKG

- Tỷ lệ chất khô (%) = 100 % - Hàm lượng nước (%)

Trong đó: Hàm lượng nước là tỷ lệ (%) khối lượng nước mất đi (khi sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khi khối lượng mẫu không đổi) và khối lượng mẫu đem thử (AOAC, 1990; TCVN 4326-86).

- Protein thô (%): Được xác định thông qua định lượng N (%) theo phương pháp Macro-Kjeldal trên máy GERHARD tự động (AOAC, 1990; TCVN 4326-86).

Protein thô (%) = N (%) × 6,25 %

- Mỡ thô (%): Được xác định bằng phương pháp chiết xuất qua dung môi ete trong hệ thống bán tự động SOXHLET (TCVN 4328-86)

- Xơ thô (%): Được xác định theo TCVN 4329-86, thuỷ phân mẫu bằng dung dịch acid và kiềm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Canxi (%): Được xác định bằng cách đo trên máy hấp phụ nguyên tử AAS trong hỗn hợp khí đốt axetylen và NO2.

- Phốt pho (%): Được xác định theo phương pháp Guiod so mầu trên máy quang phổ tử ngoại khả biến.

- Tanin (%): Được xác định bằng phương pháp Leventhl (TCVN-86) - Caroten tổng số (mg/kg): Theo TCVN 4328 : 2001 (ISO 5983 : 1997) - Acid amin (%): Được xác định theo phương pháp của Speek Man, Stein và Moor trên máy phân tích acid amin tự động BIOCHROM 20.

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên gà

270 gà bố mẹ Lương Phượng 27 tuần tuổi, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tỷ lệ trống mái, chế độ chăm sóc, quản lý, được chia thành 6 lô (ứng với 6 công thức thức ăn), mỗi lô gồm 40 gà mái, 5 gà trống. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ chia lô so sánh với thời gian theo dõi là 19 tuần (từ tuần 27 đến 45 tuần tuổi).

* Công thức nhƣ sau:

- Lô đối chứng: 100 % thức ăn cơ sở

- Lô thí nghiệm I: 96 % thức ăn cơ sở + 4 % BLKG không xử lý - Lô thí nghiệm II: 94 % thức ăn cơ sở + 6 % BLKG không xử lý - Lô thí nghiệm III: 94 % thức ăn cơ sở + 6 % BLKG ngâm nước - Lô thí nghiệm IV: 92 % thức ăn cơ sở + 8 % BLKG không xử lý - Lô thí nghiệm V: 92 % thức ăn cơ sở + 8 % BLKG ngâm nước

(Thức ăn thí nghiệm dựa trên hỗn hợp 026 cho gà đẻ trứng của công ty cổ phần Charoen Pokphand (CP) Việt Nam; Các khẩu phần được cân bằng ME bằng dầu thực vật).

Sơ đồ thí nghiệm, thành phần thức ăn và dinh dưỡng của khẩu phần được trình bày chi tiết tại bảng 2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm, thành phần thức ăn và dinh dƣỡng của khẩu phần nuôi gà bố mẹ Lƣợng Phƣợng

Diễn giải ĐC TN1 TN2 TN3 TN4 TN5

Số gà mái (con) 40 40 40 40 40 40

Số gà trống (con) 5 5 5 5 5 5

Thời gian TN (tuần)1

19 19 19 19 19 19 Phương pháp nuôi Nền Nền Nền Nền Nền Nền Thức ăn hỗn hợp 0262 (g) 1000 937,7 936,6 936,6 915,5 915,5 Dầu thực vật (g) 0,00 3,0 4,4 4,4 5,8 5,8 BLKG (g) 0,00 40 60 0 80 0 BLKG ngâm nước (g) 0,00 0 0 60 0 80 Mimosine (g/kg)3 0,00 1,00 1,50 0,74 2,00 0,98 Tanin (g/kg) 0,00 2,04 3,05 1,55 4,07 2,06 Protein thô (%) 17 17,44 17,66 17,50 17,88 17,67 ME (Kcal/kg) 2750 2751 2751 2751 2751 2751 Lysine (%) 0,80 0,81 0,81 0,83 0,82 0,84 Methionine (%) 0,36 0,36 0,36 0,35 0,36 0,35 Ca (%) 4,00 3,9 3,86 3,84 3,81 3,78 P hấp thu (%) 0,4 0,39 0,39 0,38 0,38 0,38

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Sản lượng trứng (quả) - Tỷ lệ đẻ (%) - Tỷ lệ lòng đỏ/khối lượng trứng (%) - Tỷ lệ lòng trắng/ khối lượng trứng (%) 1 Từ 27 đến 45 tuần tuổi 2 Sản phẩm của hãng CP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Caroten lòng đỏ (mg/kg lòng đỏ) - Tỷ lệ trứng có phôi (%)

- Tỷ lệ nở/ trứng ấp (%)

- Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng (kg) - Tiêu tốn thức ăn/ 1 gà giống (kg) - Tiêu tốn protein thô/ 10 trứng (g)

- Tiêu tốn năng lượng trao đổi/ 10 trứng (Kcal) - Tiêu tốn protein thô/ 1 gà giống (g)

- Tiêu tốn năng lượng trao đổi/ 1 gà giống (Kcal) - Chi phí thức ăn/ 10 trứng (đồng)

- Chi phí thức ăn/ 10 trứng giống (đồng) - Chi phí thức ăn/ 1 gà con giống loại I (đồng)

2.3.3.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Sản lƣợng trứng (quả)

Được xác định bằng cách thu nhận trứng 4 lần/ ngày vào các giờ: 8; 11; 14 và 16 - 17 giờ. Kết hợp thu trứng với cho gà ăn hoặc thay nước uống. Số trứng nhặt được để riêng từng lô, cuối ngày vào sổ, cuối kỳ sản lượng trứng thu được cộng dồn trên sổ sách theo dõi.

* Tỷ lệ đẻ

Tỷ lệ đẻ trứng (%) =

Số trứng thu được trong kỳ (quả)

× 100 Số mái  số ngày gà đẻ

* Tỷ lệ trứng giống

Tỷ lệ trứng giống (%) = Số trứng đủ tiêu chuẩn làm giống (quả) × 100 Tổng số trứng đẻ ra (quả)

* Khối lƣợng trứng (g): Được xác định bằng cách cân ngẫu nhiên 5 % số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tỷ lệ lòng đỏ và tỷ lệ lòng trắng (%): Được xác định mỗi tuần 1 lần

bằng cách lấy trứng có khối lượng trung bình của lô, cân khối lượng trứng trước khi tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng, sau đó cân khối lượng lòng và lòng trắng bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,01 g.

* Tỷ lệ lòng đỏ (%) Tỷ lệ lòng đỏ/ KL trứng (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) × 100 Khối lượng trứng (g) * Tỷ lệ lòng trắng (%) Tỷ lệ lòng trắng/ KL trứng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) × 100 Khối lượng trứng (g)

* Caroten của lòng đỏ trứng (mg/kg lòng đỏ): Được xác định bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách tách riêng lòng đỏ, đánh riêng lòng đỏ bằng máy xay “sinh tố”, sau đó lấy mẫu phân tích trên máy Erma với bước sóng = 420 nm (TCVN-86)

* Tỷ lệ trứng có phôi: Được xác định bằng bằng cách đưa những trứng

đủ tiêu chuẩn vào ấp, sau 10 ngày ấp tiến hành kiểm tra sự phát triển của phôi bằng đèn chiếu.

Tỷ lệ có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) × 100

Số trứng ấp (quả)

*Tỷ lệ nở (%)

Tỷ lệ nở/ trứng ấp (%) = Số trứng nở (quả) × 100

Số trứng ấp (quả)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gà con loại I là gà nở đúng ngày, khi nở ra nhanh nhẹn, lông khô, mượt, không hở rốn, không bị tật, có khối lượng ≥ 32 g.

Tỷ lệ gà loại I (%) = Tổng số gà nở loại I (con) × 100

Số gà con nở ra còn sống (con)

*Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng và gà giống đƣợc xác định bằng các công thức:

Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng = Tiêu tốn thức ăn trong kỳ (kg)

×10 Số trứng thu được trong kỳ (quả)

Tiêu tốn thức ăn/ 1 gà giống loại I =

Tiêu tốn thức ăn trong keo kỳ (kg) Số gà loại I trong kỳ (con)

* Chi phí thức ăn

+ Chi phí thức ăn/ 10 quả trứng (đ) = Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng giống (kg) × đơn giá 1 kg thức ăn (đ/kg)

+ Chi phí thức ăn/ 10 quả trứng giống (đ) = Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng giống (kg) × đơn giá 1 kg thức ăn (đ/kg)

+ Chi phí thức ăn/ 1 gà giống loại I = Tiêu tốn thức ăn / 1 gà giống loại I (kg) x đơn giá 1 kg thức ăn (đ/kg)

2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002 [15]) và được xử lý bằng phần mềm Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần hóa học của BLKG trồng tại Thái nguyên

Để tiến hành thí nghiệm bổ sung BLKG vào khẩu phần ăn trên gà Lương Phượng bố mẹ chúng tôi đã lấy mẫu BLKG để phân tích thành phần hóa học của BLKG không xử lý và BLKG xử lý bằng cách ngâm nước. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần hoá học của BLKG không xử lý và BLKG ngâm nƣớc (% VCK) Thành phần BLKG (X ± Sx) BLKG ngâm nƣớc (X ± Sx) Protein thô (%) 28,96a ± 0,02 26,52b ± 0,04 Lipit thô (%) 3,48a ± 0,02 3,22b ± 0,01 Xơ thô (%) 11,59a ± 0,00 13,72b ± 0,01 Ca (%) 1,81a ± 0,00 1,48b ± 0,00 P (%) 0,22a ± 0,00 0,16a ± 0,00 Khoáng tổng số (%) 8,88a ± 0,00 7,71b ± 0,00 Tanin (%) 5,09a ± 0,00 2,58b ± 0,01 Caroten (mg/kg) 8,54a ± 0,01 6,13b ± 0,00

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu của bảng 3.1 cho thấy, đã có sự biến động về hàm lượng protein của BLKG sau khi được sử lý bằng cách ngâm nước. Cụ thể là, hàm lượng protein của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BLKG sau khi ngâm nước đã có xu hướng giảm so với trước khi ngâm nước (26,52 so với 28,96 %). Sự sụt giảm hàm lượng protein trong BLKG sau khi được xử lý bằng cách ngâm nước có thể do một lượng nhỏ protein hòa tan trong nước, trong đó có mimosine, bị đào thải ra bên ngoài cùng với nước. We và Wang (1987) [84] cho biết, ngâm chìm keo giậu trong nước 48 giờ có thể loại thải hầu hết mimosine. Muthy và cộng sự (1994) [55] cũng cho biết, xử lý BLKG trong nước ở nhiệt độ phòng trong vòng 12 giờ và sấy khô ở nhiệt độ 100oC đã làm giảm hàm lượng mimosine trong BLKG.

Điều đáng chú ý là, hàm lượng protein trong BLKG ngâm nước mặc dù có giảm so với BLKG không xử lý, nhưng vẫn ở mức cao và có sự sai khác so với hàm lượng protein trong BLKG không xử lý (P < 0,05). Garcia và cộng sự (1996 ) [38] cho biết, hàm lượng protein thô trung bình trong BLKG là 29,2 % VCK (biến động từ 24 - 34,4 %), trong hỗn hợp cành và cây là 23 %VCK (biến động từ 10 - 30 %). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (1991) [4] cho biết, hàm lượng protein thô trong BLKG chế biến bằng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ở các tháng trong năm (tháng 4, 8, 11) lần lượt là 23,5; 26,46; 29,41 % VCK. Như vậy, hàm lượng protein trong BLKG trồng tại Thái Nguyên đạt mức trung bình so với BLKG trồng tại Viện chăn nuôi.

Tương tự như vậy, chúng tôi nhận thấy một số thành phần khác của BLKG đã có sự thay đổi sau khi được xử lý bằng cách ngâm nước trong thời gian 24 giờ. Hàm lượng lipit thô, Ca, P và khoáng tổng số của BLKG ngâm nước có xu hướng giảm so với BLKG không xử lý ( 3,22; 1,48; 0,16 và 7,71 so với 3,48; 1,81; 0,22 và 8,88). Xét về mặt thống kê giữa BLKG không xử lý và có xử lý bằng cách ngâm nước có sự sai khác nhau (P < 0,05), chỉ có phốt pho tuy trong BLKG xử lý bằng cách ngâm nước thấp hơn BLKG không xử lý 0,07 % nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Garcia và cộng sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(1996) [38] cho biết hàm lượng canxi trong BLKG biến động từ 0,88 - 2,9 %; P từ 0,15 - 0,19 %; khoáng tổng số từ 6,48 - 7,72 %. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1991) [4] cũng cho biết, hàm lượng Ca và P của BLKG có phạm vi biến động khá rộng theo thời gian biến động trong năm.

Hàm lượng xơ thô và tanin trong BLKG ngâm nước cũng có những biến động rõ rệt so với BLKG không xử lý. Hàm lượng xơ thô của BLKG ngâm nước cao hơn hẳn so với BLKG không xử lý (11,59 so với 13,72 %) (P < 0,05). Hàm lượng xơ thô của BLKG trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn giá trị trung bình của BLKG không xử lý trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. Từ Quang Hiển và cộng sự (2008) [8] cho biết, hàm lượng xơ thô trung bình của BLKG ở 4 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam từ Bắc vào Nam là 9,12 %. Nguyễn Ngọc Hà (1996) [6] cũng cho biết, hàm lượng xơ thô trung bình của BLKG trồng tại Việt Nam là 9,8 %. Theo chúng tôi, sự tăng lên tương đối của hàm lượng xơ thô trong BLKG ngâm nước là hệ quả giảm xuống của các thành phần dẫn xuất không đạm, protein, lipit, khoáng tổng số và một số thành phần hòa tan khác có trong BLKG đặc biệt là các loại đường bị đào thải trong quá trình ngâm nước.

Trái lại với hàm lượng xơ thô, hàm lượng tanin trong BLKG ngâm nước lại giảm đi đáng kể so với BLKG không xử lý (2,58 so với 5,09 %) (P < 0,05). Như vậy, ngâm nước đã có tác dụng làm giảm đến 50 % tanin có trong BLKG.

Đối với hàm lượng caroten tổng số trong BLKG ngâm nước đã bị giảm đi so với BLKG không xử lý (8,54 so với 6,13 mg/kg) (P < 0,05). Theo chúng tôi, hàm lượng caroten trong BLKG ngâm nước giảm đi một cách rõ rệt là do quá trình ngâm nước rồi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời đã làm cho hàm lượng caroten giảm đi. Tuy BLKG ngâm nước có hàm lượng caroten thấp hơn BLKG không xử lý nhưng so với thức ăn ngũ cốc khác thì hàm lượng caroten vẫn là ở mức cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. Thành phần và hàm lƣợng các acid amin của BLKG trồng tại Thái Nguyên

Chất lượng BLKG phụ thuộc vào hàm lượng và sự cân đối giữa các acid amin có trong protein. Để xác định được các thành phần và hàm lượng các acid amin có trong bột lá keo giậu được trồng tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các acid amin có trong protein của BLKG không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước. Kết quả phân tích về thành phần và hàm lượng các acid amin được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần và hàm lƣợng các acid amin của BLKG ( % VCK)

STT Acid amin BLKG (%) (X ± Sx) BLKG ngâm nƣớc (%) (X ± Sx) 1 Acid aspartic 3,16a ± 0,00 1,93b ± 0,00 2 Acid glutamic 2,53a ± 0,00 2,64b ± 0,00 3 Serine 0,77a ± 0,00 0,84a ± 0,00 4 Histidine 0,51a ± 0,00 0,53a ± 0,00 5 Glycine 0,87a ± 0,00 0,93a ± 0,00 6 Threonine 0,95a ± 0,00 0,93a ± 0,00 7 Alanine 1,12a ± 0,01 1,25a ± 0,00 8 Arginine 1,34a ± 0,05 1,16b ± 0,00 9 Tyrosine 0,84a ± 0,00 0,90b ± 0,00 10 Valine 1,38a ± 0,16 1,28a ± 0,27 11 Methionine 0,40a ± 0,00 0,27b ± 0,00 12 Phenylalanine 1,48a ± 0,00 1,44b± 0,05 13 Isoleucine 0,97a ± 0,00 1,11a ± 0,00

Một phần của tài liệu xác định ảnh hưởng của bột lá keo giậu (leucaena leucocephala) không xử lý và được xử lý bằng cách ngâm nước đến sức sản xuất của gà sinh sản lương phượng (Trang 45 - 136)