Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mơ tả thực trạng hoạt
động tín dụng chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng 3 năm 2008 – 2010.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.
Mục tiêu 3: Sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 3 năm 2008 – 2010.
Mục tiêu 4:Từ phân tích trên đề tài tổng hợp lại, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho ngân hàng.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MHB SA ĐÉC
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là ngân hàng thương mại Nhà Nước đặc biệt được thành lập theo Quyết định số 769/TTG ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính Phủ với tên giao dịch là Housing Bank Of Mekong Delta, viết tắt là MHB.
Website: www.mhb.com.vn
MHB chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 08 tháng 04 năm 1998 theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà Nước. So với các ngân hàng thương mại khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến ngày 31/12/2010 tổng tài sản của MHB đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập. Mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ 7 trong các ngân hàng ở Việt Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên khắp 32 tỉnh thành lớn trên cả nước.
Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng, sữa chữa nhà ở, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy là một ngân hàng còn non trẻ, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa theo hướng tự động hóa phù hợp với thơng lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.
Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc thuộc ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Đồng Tháp, được thành lập theo quyết định số 16/2001/ QĐ_ NHN_KH ngày 03 tháng
8 năm 2001 của tổng giám đốc. Mục đích nhằm phục vụ cho khu vực thị xã Sa Đéc và huyện lân cận Châu Thành.
Trụ sở chính đặt tại: số 74 Hùng Vương, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Những ngày đầu mới thành lập ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sa Đéc cũng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh do phải tiếp cận địa bàn mới. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó ngân hàng đạt được những thành tích rất khả quan. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp MHB Sa Đéc thực sự trở thành người bạn thân thiết của người dân trên địa bàn Sa Đéc. Bên cạnh đó những sản phẩm mà ngân hàng đưa luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng đó là lý do tại sao MHB Sa Đéc được xếp là một trong những đơn vị tiên tiến trong hệ thống cùng tỉnh.
3.1.2.Cơ cấu tổ chức
( Nguồn: Phòng kinh doanh )
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB Sa Đéc CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN
Ban giám đốc ngân hàng
Ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc có quyền và nghĩa vụ: - Xây dựng và ban hành cơ chế làm việc trong cơ quan.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, thông tin và tiếp nhận thơng tin phản hồi từ các phịng ban trong cơ quan.
- Chỉ đạo hoạt động chung trong toàn chi nhánh. - Quyết định cuối cùng cho một khoản vay vốn.
PHỊNG NGUỒN VỐN P.HỖ TRỢ KD VÀ QLRR P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P.KINH DOANH P.KẾ TỐN VÀ NGÂN QUỸ P. KIỂM TRA NỘI BỘ BAN GIÁM ĐỐC
- Bố trí lao động, khen thưởng, kỷ luật.
- Giám đốc chịu trách nhiệm theo chế độ thủ trưởng. - Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc theo sự phân cơng. Phịng nguồn vốn
- Nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho chi nhánh. - Theo dõi, giám sát tình hình huy động vốn của chi nhánh.
- Tổ chức việc quản lý rủi ro theo lãi suất, thanh khoản ở chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh tốn an tồn và hiệu quả.
Phòng hỗ trợ kinh doanh và quản lý rủi ro
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi phịng kinh doanh có u cầu.
- Thực hiện cơng chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và các thủ tục liên quan đến món vay do phịng kinh doanh cung cấp.
- Thực hiện giải ngân cho khách hàng trên hệ thống Intellect (web nội bộ) theo nội dung trong giấy nhận nợ hoặc tờ trình giải ngân đã được cấp thẩm quyền duyệt do phòng kinh doanh chuyển sang.
- Thực hiện thu nợ (gốc, lãi) của khách hàng trên hệ thống Intellect, trường hợp trả nợ bằng tiền mặt thì khách hàng sẽ nộp trực tiếp cho phòng ngân quỹ.
- Lưu trữ các hồ sơ này khớp với hồ sơ khách hàng đang lưu giữ.
- Phối hợp với phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện trên hệ thống Intellect về thu nợ q hạn, trích lập dự phịng rủi ro theo quy định hiện hành của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nhận hồ sơ tín dụng các loại để lưu trữ hoặc chuyển giao lưu trong kho theo quy định hiện hành của ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long.
- Xử lý các món nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân cơng như: các khoản nợ phải khởi kiện ra tòa, phải bán hoặc đấu giá tài sản theo quy định, mua bán nợ, đôn đốc thi hành án…
- Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn giảm lãi trình hội động xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long.
- Theo dõi hỗ trợ phịng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ: tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng…
- Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo chi nhánh phân công. - Lập báo cáo đánh giá rủi ro.
Phịng hành chính nhân sự
- Tổ chức thực hiện cơng tác phục vụ, bảo vệ, tham mưu cho lãnh đạo trong phân cơng bố trí cán bộ, đảm bảo các điều kiện vật chất cho cơ quan.
- Phụ trách công tác lễ tân hàng ngày tại chi nhánh và các buổi sinh hoạt khác của chi nhánh.
Phòng kinh doanh
- Trực tiếp giao dịch, quan hệ trực tiếp với khách hàng. - Cho vay, thu nợ, thống kê phân tích hoạt động tín dụng.
- Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức an toàn và tối ưu. - Hoạch định chiến lược kinh doanh.
Phòng kiểm tra nội bộ
- Xây dựng chương trình, quy mơ, mục tiêu kiểm tra cụ thể theo kế hoạch kiểm toán hàng năm.
- Triển khai kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các mặt hoạt động của ngân hàng.
- Báo cáo kết quả kiểm tra và các kiến nghị cho thủ trưởng.
- Rà soát các quy định về kiểm sốt nội bộ và an tồn trong mọi hoạt động của ngân hàng để kiến nghị bổ sung cho hồn thiện hoặc sửa đổi những sơ hở, thiếu sót, bất hợp lý.
- Trong phạm vi, chức năng quyền hạn quy định, xem xét, giải quyết hoặc trình giám đốc các đơn vị khiếu nại, khiếu tố.
Phịng kế tốn và ngân quỹ
- Tổ chức hạch toán, theo dõi cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghề nghiệp thu, chi vận chuyển tiền.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết tốn hàng năm.
- Kết hợp các phịng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm.
- Thực hiện tốt vai trị quản lý, giám sát tài sản của ngân hàng. - Quản lý kho và bảo quản tài sản không theo quy định.
3.1.3. Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
MHB Sa Đéc được thực hiện những hoạt động sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngồi ở Việt Nam bằng nhiều hình thức như: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn của các tầng lớp dân cư. - Cho vay ngắn hạn vào mục đích làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, các hộ dân cư trên địa bàn thị xã Sa Đéc và khu vực lân cận.
- Cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép và có hiệu quả.
- Thực hiện dịch vụ cầm cố tài sản, kinh doanh ngoại tệ, góp vốn liên doanh, liên kết trong phạm vi được giám đốc cho phép.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển theo phân cấp, ủy quyền của giám đốc khu vực Đồng Tháp.
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC 3 NĂM 2008 - 2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2011 ĐÉC 3 NĂM 2008 - 2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2011
3.2.1. Kết quả hoạt động tín dụng của MHB Sa Đéc 3 năm 2008 - 2010
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, hoạt động này là hoạt động đem lại thu nhập nhiều nhất, đảm bảo cho các hoạt động khác được thông suốt. Đây cũng là hoạt động nền tảng để ngân hàng đạt được các mục tiêu cho cả ngắn, trung, dài hạn. Hoạt động tín dụng là hoạt động có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế- xã hội, vì thơng qua hoạt động này mà hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp một lượng lớn vốn cho nền kinh tế, nhờ đó mà nền kinh tế phát triển mạnh hơn, bền vững hơn.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng và ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của hệ thống ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung và chi nhánh Sa Đéc nói riêng.
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 255.050 289.412 342.130 34.362 13,47 52.718 18,22 Doanh số thu nợ 228.792 250.917 308.726 22.125 9,67 57.809 23,04 Tổng dư nợ 183.586 222.081 255.485 38.495 20,97 33.404 15,04 Nợ xấu 12.174 9.637 7.453 -2.537 -20,84 -2.184 -22,66
255.050 228.792 183.586 12.174 289.412 250.917 222.081 9.637 342.130 308.726 255.485 7.453 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư nợ Nợ xấu
Hình 2: Kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm 2008 – 2010
Nhìn vào bảng 2 và hình 2 ta thấy hoạt động tín dụng của MHB Sa Đéc 3 năm qua khá tốt. Cụ thể như sau:
Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền
mặt hay chuyển khoản trong thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay đánh giá được quy mơ tín dụng của ngân hàng.
Doanh số cho vay 3 năm qua tăng trưởng khá tốt. Năm 2009 doanh số cho vay tăng lên 289.412 triệu đồng, tăng 34.362 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng 13,47%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng cùng với việc kinh tế địa phương phát triển đã làm tăng nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó ngân hàng mở rộng các hình thức cho vay với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất linh động hơn nhằm cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người dân nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Chính vì thế, doanh số cho vay năm 2010 đạt 342.130 triệu đồng tăng 52.718 triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,22% so với năm 2009.
Doanh số thu nợ: Cùng với việc doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ
qua 3 năm cũng tăng với tốc độ tăng khá nhưng không ổn định. Năm 2009 tổng doanh số thu nợ chỉ tăng là 9,67% so với năm 2008, sang năm 2010 doanh số thu nợ tăng đến 23,04% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tác động của suy giảm kinh kế làm công tác thu hồi nợ không đạt kết quả cao. Một phần làm cho doanh số thu nợ tăng là do sự kéo theo sự tăng của doanh số cho vay.
Dư nợ: Do thực hiện tốt cơng tác mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng nên
doanh số dư nợ đều tăng qua 3 năm. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ năm 2008 đạt 183.586 triệu đồng, sang năm 2009 tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay làm cho dư nợ 2009 tăng cao đạt 222.081 triệu đồng tăng 38.495 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 20,97%. Qua năm 2010 tốc độ tăng của doanh số cho vay nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ làm cho dư nợ cuối năm tăng ít hơn so với năm 2009 đạt 255.485 triệu đồng tăng 33.404 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 15,04% so với năm 2009. Tổng dư nợ qua các năm qua tăng là do:
Kinh tế địa phương đang phát triển tốt có thêm nhiều hộ sản xuất và doanh nghiệp ra đời nên nhu cầu vốn lưu động là rất lớn.
Vốn huy động tăng cũng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng nên dư nợ tăng.
Ngân hàng thực hiện tốt cơng tác tăng trưởng tín dụng, mở rộng cho vay và cho vay với nhiều hình thức.
Nợ xấu: Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro và ngân