ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp nhà nước 369 24,35 305 22,26 300 25,00 -64 -17,34 -5 -1,64 Doanh nghiệp tư nhân 1.146 75,65 1.065 77,74 900 75,00 -81 -7,07 -165 -15,49
Tổng 1.515 100,00 1.370 100,00 1.200 100,00 -145 -9,57 -170 -12,41
Dựa vào bảng 14 ta thấy nợ xấu doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nợ xấu nhiều, nhưng nợ xấu cũng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2009 nợ xấu của thành phần doanh nghiệp tư nhân giảm 81 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 7,07% so với năm 2008, sang năm 2010 giảm ít hơn 165 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 13,48% so với năm 2009. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh tốt trở lại sau những tác động của khủng hoảng kinh tế và trả nợ dần cho ngân hàng.
Còn đối với thành phần doanh nghiệp nhà nước cũng có nợ xấu giảm mạnh trong năm 2009, tỷ lệ giảm 17,34% (64 triệu đồng). Sang năm 2010 giảm ít hơn 5 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 1,64%.
4.2.4.3. Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nợ xấu thương mại- dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2009 giảm 109 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 7,49%, sang năm 2010 giảm 190 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 14,12%. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ các năm qua tăng, ngân hàng thu hồi được các khoản nợ trước đó từ đó làm nợ xấu giảm qua các năm. Thêm vào đó kinh tế địa phương phát triển các doanh nghiệp làm ăn có lời thì trả nợ cho ngân hàng theo cam kết, từ đó doanh nghiệp có thể vay thêm các món vay mới và hưởng những chính sách ưu đãi từ ngân hàng.