Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2008 2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánhsa đéc (Trang 45 - 48)

ĐVT:Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 27.845 94,00 47.468 95,97 54.510 93,80 19.623 70,47 7.042 14,84 Trung và dài hạn 1.779 6,00 1.994 4,03 3.603 6,20 215 12,09 1.609 80,69

Tổng 29.624 100,00 49.462 100,00 58.113 100,00 19.838 66,97 8.651 17,49

Nhìn vào bảng 4 ta thấy đối với tín dụng ngắn hạn tại MHB Sa Đéc chiếm một tỷ trọng rất cao trên 90% tổng doanh số cho vay và liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tới 95,97% trong tổng doanh số cho vay, sang năm 2010 tỷ lệ này có giảm chút ít, ngun nhân là do năm 2010 ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn và thu hẹp cho vay ngắn hạn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó chính sách cho vay phù hợp với nền kinh tế thị trường nên ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến vay vốn. Đó là lý do năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 47.468 triệu đồng tăng 19.623 triệu đồng tương đương 70,47% so với năm 2008. Sang năm 2010 có tăng nhưng khơng nhiều, tăng 7.042 triệu đồng tương đương 14,84% so với năm 2009.

Việc ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn điều tất nhiên là do nó mang đến nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng ngân hàng giảm bớt được rủi ro trong hoạt động tín dụng, khả năng thu hồi vốn nhanh. Mặc dù năm 2010 tỷ lệ này có tăng ít hơn so với năm 2009. Nguyên nhân là do những tháng cuối năm 2010, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do lãi suất đầu vào tăng mạnh, dẫn đến lãi suất đầu ra tăng nên khách hàng, nhất là các doanh nghiệp ngại trước quyết định tiếp cận vốn vay mở rộng sản xuất kinh doanh.

Do chính sách tín dụng của ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay. Vì thế, doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa được ổn định và chưa nhiều. Cụ thể: doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2009 là 1.994 triệu đồng tăng 215 triệu đồng tương đương với 12,09% so với năm 2008. Sang năm 2010 để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp trên địa bàn và do trong năm 2010 ngân hàng huy động được nguồn vốn trung và dài hạn khá nên ngân hàng có chủ trương dành cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Với phương châm hoạt động “an toàn - hiệu quả - bền vững” và thực tế thì thị trường ln dành những khoảng trống cho những ai biết khai thác nó, vì thế ngân hàng đã đạt được kết quả năm 2010 như sau: doanh số cho vay trung và dài

hạn là 3.603 triệu đồng tăng 80,69% tương đương với 1.609 triệu đồng so với 2009.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Vì đề tài phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc phân tích theo nhiều khía cạnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái qt hơn. Tại phịng kinh doanh MHB Sa Đéc việc phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế sẽ giúp cán bộ tín dụng dễ dàng quản lý và rà sốt khi cần tìm một cơ sở nào đó. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là đối tượng được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng của địa phuơng. Nhận thức được điều này MHB Sa Đéc đã mở rộng cho vay đối tượng này bằng cách tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánhsa đéc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)