7. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, do vậy tạo lập ngôn ngữ truyện để định hình cho mình một phong cách, đó là cửa ải gian nan của các nhà văn. Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc đã nói: Người ta cứ đi mãi mà thành đường thôi. Đi mãi sẽ thành một con đường mòn. Với những người nghệ sĩ thì không bao giờ có thể đi theo lối mòn. Họ phải tự mình băng qua những trảng cỏ hay rừng rậm để có một lối đi riêng đến một miền đất mới. Là người đã từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86 sinh ra và được nuôi dưỡng trong cái nôi của dòng giống Tày, Cao Duy Sơn cũng chọn cho mình một lối đi riêng. Lối đi ấy đưa người đọc đến với vùng đất Cô Sầu - nơi đã ôm trọn những năm tháng tuổi thơ của ông. Cũng như con người nơi đây, ngôn ngữ mà Cao Duy Sơn lựa chọn để xây dựng thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông hết sức mộc mạc, giản dị. Người đọc dễ nhận thấy ông thường sử dụng những câu văn ngắn gọn, không cầu kì, rườm rà hay kiểu cách. Sự ngắn gọn ấy không làm mất đi chất thơ, cũng không làm mất đi sự mượt mà. Ngược lại, nó làm nổi bật lên khung cảnh cũng như cuộc sống, con người miền núi chân chất, dữ dội đấy nhưng cũng hết sức dịu dàng.
“Trời đầy sao và gió mát. Rừng ngút ngát lưng trời tím biếc, đổ tràn
ngập sương mù xuống thung sâu. Những âm thanh của lá chen vai ào ào như một cơn mưa khan đang trút xuống từ tầng trời” [39,148]
Chỉ với ba câu tả ngắn, toàn bộ khung cảnh núi rừng đã hiện ra như tranh vẽ trước mắt người đọc. Rừng là hình ảnh đặc trưng của vùng núi. Cái “ngút ngát” của nó không gợi lên sự hoang dại, bí ẩn mà dưới ngòi bút của Cao Duy Sơn, nó lại mở ra một không gian hết sức thơ mộng. Không gian ấy có ánh sáng của muôn vì tinh tú, có âm thanh của gió, của tiếng lá rơi; Không gian ấy trải theo độ sâu của “thung”, độ cao của “tầng trời” và độ dài “ngút ngát” đến tận lưng trời tím biếc của cây cối…Câu văn ngắn mà vẫn mang một giọng trữ tình ngân vang sâu lắng trước khung cảnh tuyệt vời của núi rừng về đêm. Bóng tối của rừng thẳm thường khiến con người ta rùng mình sợ hãi. Nhưng trong bức tranh này của Cao Duy Sơn, rừng đêm trở nên lung linh, huyền ảo bởi những đường nét, âm thanh và ánh sáng hiện ra trong những câu từ mà nhà văn sử dụng.
Không chỉ ngắn gọn trong cách tả mà câu văn trong sáng tác của cao Duy Sơn còn ngắn gọn trong cách kể. Trong toàn bộ sáng tác của nhà văn, lời kể chiếm một tỉ lệ lớn và có vai trò quan trọng, giúp người kể chuyện tổ chức nên một cấu trúc tự sự. Ở nhiều tác phẩm, sự xuất hiện đậm đặc kiểu câu kể khiến cho ngôn ngữ nhân vật (lời trực tiếp) biến thành ngôn ngữ người kể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 chuyện (lời gián tiếp). Trong Chòm ba nhà, ngôn ngữ nhân vật San (thường xưng Tôi) đã biến thành ngôn ngữ của người kể chuyện:
“Tôi cúi xuống lay một hòn đá. Xem ra không dễ moi. Định gọi Lùng đến
giúp nhưng nghĩ mình chưa làm được gì, lại còn gây phiền. Hình như hòn đá bắt đầu nhúc nhắc. Tôi bặm môi ra sức kéo. Toàn thân nóng bừng, mồ hôi vã ra bên mai. Hòn đá lật tung. Bị mất đà, tôi ngã chổng. Thấy tôi ôm đít nhăn nhó, Lùng và Túng quay lại nhìn rồi cũng phá lên cười. Thấy chúng cười, tôi cũng toét miệng cười theo” [42,95].
Đoạn văn có mười câu nhưng chỉ có ba câu văn nhiều thành phần còn lại là câu đơn và câu đặc biệt. Như vậy tỉ lệ câu văn ngắn gọn chiếm phần đa khiến cho đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu. Cách kể ngắn gọn của Cao Duy Sơn cũng rất gần gũi với cách kể của nhà văn Triều Ân. Trong Xứ sương mù, nhà văn đã dùng những câu ngắn để miêu tả những sự kiện nối tiếp nhau:
“Bà mời Thời vào nhà. Thời đi pha nước. Hai bá cháu ngồi trò chuyện.
Một lát Thời xuống bếp làm cơm cho bà. Bà Loan ngồi ngồi nhẩn nha một mình ở nhà trên” [26,212].
Năm câu văn ngắn liên kết lại tạo ra được một chuỗi sự kiện. Mỗi sự kiện được gói gọn trong một câu đơn. Cách viết của Triều Ân khiến cho người đọc cảm nhận sự việc diễn ra một cách chậm rãi, thong thả.
Trong sáng tác của Cao Duy Sơn, nhà văn chủ yếu sử dụng dạng câu đơn với thành phần câu gọn. Những câu ghép cũng xuất hiện nhưng các vế không dài hay chất chồng lên nhau. Cao Duy Sơn lựa cho mình một cách viết dung dị, ngắn gọn. Để diễn tả nỗi tê tái của người mẹ, Cao Duy Sơn sử dụng những từ ngữ trực tiếp miêu tả tâm trạng: “Người đàn bà sững sờ…Trái tim bà
như bị những ngọn roi quất mạnh. Bà thấy ngực mình đau buốt. Gương mặt đẹp của bà chợt dài thưỡn tuyệt vọng” [41,200]. Đó là những từ ngữ như “sững
sờ”, “đau buốt”, “tuyệt vọng”. Nỗi đau trong lòng người mẹ hiện diện qua cả sự buốt nhói nơi trái tim, sự sững sờ, tuyệt vọng nơi khuôn mặt…Cách miêu tả ấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88 khiến nỗi đau không chỉ cảm mà còn như có thể nhìn thấy, cân đo đong đếm được. Nó trĩu nặng tâm hồn, bóp nghẹn con tim! Hay khi diễn tả niềm vui, niềm tự hào của một người cha khi có cháu trai nối dõi tông đường, nhà văn viết: “Phán Thình mừng hơn bắt được vàng. Dòng họ Voòng đã có người nối
dõi. Phúc thế mới là phúc. Tài Pẩu, con trai mình đáng mặt đàn ông lắm. Gia tài này nếu lão chết cũng đã có nơi gửi gắm đáng tin cậy” [38,42]. Năm câu
văn ngắn, chủ yếu là câu đơn nhưng đã diễn tả được niềm vui lớn lao, bất tận trong tâm hồn Phán Thình. Vẫn dùng những từ ngữ trực tiếp miêu tả niềm vui như “mừng”, “thế mới là phúc”, “tin cậy” nhưng chính nó lại mở ra một nét nghĩa sâu hơn. Đó chính là niềm hy vọng về sự bền vững của một dòng họ. Niềm vui ấy mở ra cho người đọc biết về một nét truyền thống trong nếp sống, nếp nghĩ của người dân tộc vùng cao.
Không chỉ trong những lời tả, lời kể mà ngay trong lời nói của nhân vật, Cao Duy Sơn cũng thường lựa chọn cho nhân vật của mình những ngôn từ dễ hiểu, câu nói ngắn gọn. Đại đa số là những câu hỏi, câu kể và câu cảm thán. Thông thường, người Tày có lối nói ngắn gọn, bộc lộ trực tiếp dòng cảm xúc cũng như suy tư của mình. Cao Duy Sơn đã để nguyên kiểu nói của người dân tộc trong rất nhiều sáng tác của mình. Bởi vậy, ta thấy mặc dù được viết ra bằng tiếng Việt nhưng sắc thái Tày vẫn rõ nét trong ngôn ngữ của mỗi nhân vật. Trong Hoa bay cuối trời, ánh nhìn của Dình đã cuốn lấy trái tim Khơ khiến trái tim của chàng trai ấy đã dẫn bước chân phải đi tìm.
“ - Cả chiều qua đến sáng nay bước mỏi gối, bây giờ mới gặp lại.
Nàng bảo:
- Gặp để làm gì?
- Chỉ muốn nhìn thấy mặt, nhớ lắm! Như bị đánh thuốc mê! - Không tin!
- Tùy thôi, tim bây giờ chuyển sang đập bên phải nữa rồi này. - Nói nghe buồn cười quá! - nàng che miệng bẽn lẽn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89
- Nhịn cười thì bị đau bụng thôi.
- Không nói nữa, muốn em chết vì cười hay sao! - Nhưng mà không nhịn nói được.
- Gặp rồi thì bây giờ định nói gì? - Chưa nghĩ ra” [41,97-98]
Sự luân phiên lượt lời của Khơ và Dình tạo thành năm cặp đối đáp trong một đoạn văn rất ngắn. Những cặp đối đáp ấy cũng trực tiếp miêu tả trạng thái tâm lí của nhân vật. Nỗi nhớ đã khiến Khơ không quản ngại băng suối vượt rừng để được gặp Dình. Gặp rồi thì thổ lộ “nhớ lắm!”. Cách nói không cầu kì, kiểu cách mà thẳng thắn, chân thành như tâm hồn người miền núi. Nó mộc mạc hơn rất nhiều cách miêu tả nỗi nhớ của ca dao:
“ Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên”
Ấy vậy mà nó lại có sức lan tỏa lớn lao, gợi được những xúc động sâu xa trong tâm hồn mỗi con người. Bởi nỗi nhớ ấy chứa cả trạng thái hồi hộp khiến “tim chuyển sang đập cả bên phải”, cả tấm lòng mộc mạc, xúc động của chàng trai bởi muốn gặp để bày tỏ mà lại “chưa nghĩ ra” . Không cần tới lời tỏ tình mà người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình yêu chân thành, sâu lắng của chàng trai dành cho cô gái qua những ngôn từ mộc mạc và hết sức giản dị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90 Do tính ngắn gọn nên những lời đối thoại thường mang tính chất gần với khẩu ngữ tự nhiên của người miền núi. Trong các đoạn đối thoại, lời của nhân vật thường được rút gọn thành phần câu tạo nên những câu ngắn. Lối nói này phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí cũng như trình độ tư duy của người miền núi: ưa ngắn gọn, chỉ chuyển tải đủ thông tin cho lời hỏi trước đó, không có thông tin thừa.
“Gã Sảng Cà ngồi thụp bên con trăn, đưa tay vuốt nhẹ lớp da bóng láng,
cất tiếng thăm dò:
- Bây giờ thế nào? - Đổi!
- Đổi lấy gì?
- Một con “ma li tò Pày”! - Sao khi nãy mày bảo con dê? - Nghe thấy tiếng tao nói à?
- Tai không thủng nhưng tức ruột muốn ỉa!” [39,10].
Những câu trong đoạn đối thoại giữa gã Sảng Cà với thằng Pồn hoàn toàn bị lược bỏ thành phần chủ ngữ khiến nó trở nên ngắn gọn, thô mộc nhưng lời đối thoại của nhân vật vẫn đảm bảo được lượng thông tin chính. Cách nói như vậy thể hiện rõ lối tư duy và bản tính kiệm lời của con người miền núi.
Có thể nói, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu là một đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng câu văn của Cao Duy Sơn. Khi tả, khi kể hay khi bình luận thì lời văn cũng không cầu kì, dài dòng mà rất tự nhiên, đời thường. Cách nói của người Tày cũng vậy. Họ thẳng thắn trong bày tỏ tình cảm, lối sống cũng như quan điểm của mình. Như vậy việc sử dụng câu văn ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu của Cao Duy Sơn bắt nguồn từ sự tương đồng với cách nói của người Tày, đồng thời cũng thể hiện một khẩu khí, một thái độ sống rõ ràng, dứt khoát của họ. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc Tày thông qua những tác phẩm văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91
3.3.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ giàu sắc thái địa phƣơng
Thông qua kho ngôn ngữ toàn dân, mỗi nhà văn lựa chọn cho mình cũng như cho nhân vật của mình một cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau để qua đó phản ánh cuộc sống cũng như bày tỏ thái độ, quan điểm của mình. Cao Duy Sơn đến với văn chương, trước hết là với tư cách là một người con dân tộc Tày của núi rừng Trùng Khánh, Cao Bằng. Nơi ấy có “mạch nguồn văn hóa” nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ nhà văn. Cũng ở đó cội nguồn ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng và bồi đắp ngôn ngữ văn chương cho nhà văn.
Nét độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Cao Duy Sơn là nhà văn đưa vào tác phẩm rất nhiều thành ngữ, tục ngữ của đồng bào dân tộc Tày. Thành ngữ, tục ngữ là những đúc kết vừa sâu sắc vừa thâm trầm của mỗi dân tộc về các vấn đề của cuộc sống và con người cộng đồng dân tộc ấy. Đó là cái vốn vô cùng phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc. Có thâm nhập thật sâu vào “vùng phát sáng ” của dân tộc mình, hiểu, yêu và cảm đến tận cùng các vỉa tầng văn hóa dân tộc mới có thể chuyển chúng vào tác phẩm văn chương một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với từng cảnh huống, tình huống cụ thể. Nhờ sự “thuộc”, hiểu sâu sắc về vùng đất, con người quê hương, nhờ vốn sống và sự từng trải nhiều mặt, Cao Duy Sơn đã vận dụng thành công những thành ngữ, tục ngữ có cấu tạo rất riêng, gắn với điệu sống, điệu hồn của dân tộc Tày vào những tác phẩm nghệ thuật của mình. Tác phẩm của ông mang đậm sắc thái dân tộc một phần không nhỏ là nhờ vào điều này.
Trong những trang viết của mình, Cao Duy Sơn đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ để thể hiện tâm tư tình cảm, phẩm chất, tính cách của nhân vật. Để nói về một tình yêu chân thành, không quản ngại gian khổ để có thể đến được bên nhau, chàng trai nói: “Dình ơi! Em không ngại nhà anh phải đi qua sông lửa, không sợ
leo đèo Khau Liêu làm nhạt muối mồ hôi, anh muốn được ngỏ lời yêu, nay mai được đón em về ở chung một nhà, sướng khổ có nhau” [41,108]. “Đi qua sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92
lửa”, “leo đèo Khau Liêu làm nhạt muối mồ hôi” là để nói tới những vất vả, cực khổ trên con đường tình yêu của Khơ và Dình. Ca dao người Việt có câu:
“ Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”
Nếu làm phép so sánh, ta thấy, “núi”, “sông”, “đèo” tượng trưng cho những cản trở, xa cách và gian khổ trong tình yêu đôi lứa. Chúng lại được nhắc tới ở số nhiều. Điều đó nói lên những bất trắc, khó khăn để có thể đến được với nhau của những đôi lứa đang yêu. Cao Duy Sơn cũng mượn hình ảnh của “sông”, của “đèo” để tượng trưng cho những gian khổ trên con đường đến với nhau của tình yêu đôi lứa. Nhưng điều đặc biệt ở chỗ, “sông” ấy là “sông lửa”, “đèo” ấy là “đèo Khau Liêu” (một địa danh cụ thể của vùng đất Cao Bằng), nó dài tới mức khiến mồ hôi đầm vai áo rồi lại khô đi. Cách nói như vậy khiến cho những gian khó trên con đường đến với nhau của Khơ và Dình được cụ thể hóa và nhân lên gấp bội. Vượt qua được “sông”, được “đèo” ấy mới chứng tỏ được tình yêu mãnh liệt, chân thành của lứa đôi. Thành ngữ, tục ngữ cũng được sử dụng để nói tới sự thủy chung trong tình yêu đôi lứa: “Ta sẽ làm đúng như lời
nguyền của rừng núi - Sống lấy người, chết lấy xương! - Chỉ như thế lòng ta mới được thanh thản, toại nguyện” [39,152].
Người miền núi mãnh liệt, thủy chung trong tình yêu và cũng quyết liệt trong hận thù. Nhà văn đã sử dụng rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ để nói về lòng hận thù của con người. Khi không bằng lòng với sự lạnh lùng, tàn độc của Khàng, “không ít người đã tìm đến nhà Khàng nói lời lửa, lời gió đổ cây” [37,199]. “Lời lửa, lời gió đổ cây” chính là những câu chửi mắng, nguyền rủa nặng nề. Phải mang trong lòng nỗi hận ghê gớm người ta mới nói ra những lời như vậy. Sự hận thù dù chỉ là trong ý nghĩ thôi cũng đã nguy hại vô cùng: “trong bụng Khin ngấm ngầm ghen thù như cái chớp trời đợi cái sấm to” [37,204]; “Vó ngựa đâu có nhanh bằng ý nghĩ hận thù” [39,32]. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93