7. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi
Bất cứ ai khi đến với miền núi, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh với họ chính là đồi, là núi điệp điệp trùng trùng. Ở Cô Sầu, quả đồi cao nhất là Slam Quý Vì. Nó khiến cho nhiều người ngỡ ngàng vì “chưa từng thấy một
ngọn đồi nào cao và to như thế…Cả quả đồi không một loài cây mọc. Càng lên cao gió càng mạnh” [40,145]. Khi đã lên đến đỉnh đồi thì gió bắc sẽ làm cho
quần áo mặc trên người “căng phồng như cánh buồm no gió” [40,146]. Từ đỉnh Slam Quý Vì phóng tầm mắt ra xa là “những dãy đồi tầng tầng lớp lớp xanh
mờ trong sương. Không một cây to, chỉ mênh mông cỏ xanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh xa tít tắp” [40,146]. Núi ở Cô Sầu thì nhiều vô
kể. “Đâu đâu cũng núi”. Núi nhiều đến nỗi “mở mắt ra thấy núi, một bước ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58
Cô Sầu ở rồi” [42,32]. Phải chăng vì thế mà núi hiện ra với tất cả sự hùng vĩ,
uy nghiêm. Nhà văn đã ví núi ở đây như “những chàng khổng lồ khoác vai
nhau giăng tận chân trời” [42,98]. Cảnh núi non hiện ra thật hùng vĩ. Nó đẹp
một cách hoang sơ, đôi khi có phần dữ dội: “Dãy núi bên phải chạy từ đỉnh đèo
xuống đến đây bị tách khỏi con đường, mở ra một khoảng vực rộng và sâu hút, phía bên trái con đường vẫn bám vào vách núi dựng đứng” [35,199]. Núi non
vùng này không chỉ trải dài mà cao ngất như muốn chạm trời: “Ngọn núi Phjia
Hoong sừng sững đang đội mặt trời như chiếc mâm đồng chói lóa” [42,82].
Khắc họa hai mặt nên thơ và hùng vĩ của rừng núi, nhà văn dường như để nói tới mối liên hệ ngầm giữa núi rừng với tính cách của con người quê ông. Không gian sống của họ được bao bọc bởi núi rừng nên rừng núi nên thơ thì con người hiền hòa, rừng núi hoang sơ, hùng vĩ thì con người cũng hết sức mộc mạc, rắn rỏi, mạnh mẽ và kiên cường.
Có lẽ chính cái sự bạt ngàn của đá núi ấy đã tạo cho Cô Sầu cái lạnh thật sâu mỗi độ đông về. Mùa đông vùng núi không chỉ lạnh mà còn buốt giá bởi gió bấc, sương mù và những cơn mưa phùn. Nó khiến cho mùa đông ở đây khác với miền xuôi và dường như dài hơn. Vào những buổi sớm, khí lạnh như tỏa ra từ những sườn núi cao ngất khiến “đá giá buốt và đục nhờ. Cái thứ mù
lẫn nước là là bay thấp khiến mặt đất không sao hửng lên được” [36,112]. Cái
lạnh tỏa khắp đất trời nên “đã hơn chín giờ mà nắng non chưa chịu ló” [41,171]. Những ngày nhiều mây thì cả ngày cũng không nhìn thấy mặt trời. “Cái lạnh làm bầu trời thấp xuống, như càng thấp hơn bởi những luồng gió
bấc ù ù, lướt qua mái phố tựa đàn chim vội vã bay ngang. Thi thoảng tiếng ù ù đó bỗng ngừng bặt để lại một khung trời xám lạnh, trùm lên phố Cô Sầu những tơ mưa giăng màu sương khói” [35,193]. Có những chiều đông thật ảm đạm:
“Bóng chiều buông xuống thật ảm đạm. Rừng bên kia sông Quy rào lên trong
gió bấc. Những chiếc lá vàng bị gió thổi tung trên không rồi dồn tụ lại thành một đám lớn, nháo nhác bay như một đàn chim khổng lồ xô nhau bỏ trốn cái rét cắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59
da, cắt thịt” [36,29]. Chiều đông Cô Sầu nhiều khi rét đến mức người ta “phải đốt đến hai chảo than hồng đặt trong phòng mà mười ngón chân vẫn như muốn rụng” [41,20]. Khi màn đêm buông xuống, cái rét khiến cho “nhà nào cũng đóng cửa im ỉm” mà “khí lạnh vẫn lọt vào trong nhà” [36,30]. Có lẽ không đâu đông
lạnh như ở đây. Cái buốt giá như thử thách sức người và vạn vật. Thế mà hoa mận vẫn “trắng cả một vùng trời đất” [38,223], cây Mộc Vương vẫn khoe những bông hoa “cánh hồng nhạt dần về đài hoa vàng rực, long lanh như những giọt
thủy tinh” [41,160] đang tỏa hương nhẹ nhàng, thanh khiết. Thế mà dân Cô Sầu
vẫn dẻo người dai sức, vẫn kiên cường, nghị lực. Cái rét buốt của mùa đông qua ngòi bút của Cao Duy Sơn hiện ra thật đặc biệt. Nó cũng như một môi trường khắc nghiệt qua thử thách khẳng định sức sống của con người nơi đây.
Đến với Cô Sầu, núi vươn cao như muốn chạm trời mở ra không gian thẳng đứng theo chiều cao. Ở ngay chân núi là những cánh đồng. Ruộng đồng miền núi không mênh mông bát ngát để cò bay thẳng cánh như đồng bằng. Ở miền núi, “từng thửa ruộng bậc thang như vòng tay chồng lên nhau lớp lớp” [40,144] tạo nên “những thảm nương mươn mướt khi mùa đang xanh” [42,98]. Ở Cô Sầu, bên cạnh hình ảnh ruộng bậc thang thì những cánh đồng lúa mạch cũng tạo nên một nét độc đáo của thiên nhiên nơi đây: “những cánh đồng lúa
mạch… mùa này… đang ra hoa, những chấm hoa li ti trắng muốt át cả màu xanh lục của lá, cứ bạt ngàn, bời bời trắng cả một vùng trời đất” [38,214]. Sắc
trắng của hoa quyện vào màu xanh của lá tạo nên những sắc thái dịu dàng và trong sáng như tâm hồn thiếu nữ nơi đây. Còn những rẫy ngô vào mùa vụ mới thật là mơn mởn: “Cả một vạt xanh ngắt trải tận chân núi phía xa…mênh mông
như biển” [42,82]. Diệu kì làm sao khi ở một nơi rét như cắt da cắt thịt, chỉ đá và
đá, đá nhiều hơn đất mà mọi thứ cứ bời bời tốt! Cỏ cây như biết gạn lấy những gì đất mẹ tặng cho, dù là ít ỏi vô cùng, để vươn lên, để ngời sắc xanh của sức sống, của hy vọng. Điều đó khiến tôi nhớ đến câu thơ của Hoàng Trung Thông:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 “ Rễ siêng không ngại đất nghèo
Cây bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.
Ngợi ca thiên nhiên để cảm phục người đồng mình. Việc làm ấy cho ta thấy được tình yêu thương của Cao Duy Sơn sâu sắc và nhân bản vô cùng.
Mùa xuân miền núi cũng rất đặc biệt. Cái lạnh cuối đông vẫn tràn sang cả mùa xuân nên cái rét không buốt nữa mà là rét ngọt: “Đã hai mươi lăm ngày
sau tết, giờ xuân mới thật sự là xuân. Ở miền núi xuân dường như đậm đà và nét hơn mọi nơi. Mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi lên khắp khe ngách, lối mòn, ken sươn sướt quanh những gốc cây già trổ bông như tuyết” [36,161]. Cái
làm cho xuân miền núi đậm và nét hơn mọi nơi có lẽ chính là những cơn mưa phùn như được rắc xuống từ đỉnh núi. Mưa nhẹ đến mức không thành giọt mà chỉ như mù đặc bao phủ khắp núi rừng, bám trên tóc những hạt li ti nhưng cũng đủ để tạo thành những giọt ranh từ mái nhà rơi xuống. Mưa xuân không chỉ tạo cho xuân miền núi một nét riêng mà còn như một làn gió diệu kỳ xua đi cái cằn cỗi của mùa đông, đem đến những lộc, những mầm đầy sức sống cho muôn loài: “Sau tết Nguyên đán trời mưa phùn rả rích kéo dài hơn một tháng. Mùa đông
như trút những luồng gió bấc cuối cùng rồi bỏ đi để lại mặt đất hanh khô chút ẩm ướt mưa bụi, một thứ mưa chỉ hơn những ngày sương mù đặc quánh nước giữa ngày đông giá lạnh nhưng cũng đủ để thúc cho cỏ cây hồi sinh” [38,118].
Mùa thu thường là mùa gợi nhiều cảm hứng cho thi sĩ nhưng đến với những trang văn xuôi của Cao Duy Sơn, ta vẫn ngỡ ngàng bởi cách cảm và cách tả cảnh thu trong sáng tác của nhà văn. Qua ngòi bút Cao Duy Sơn, thu miền núi hiện lên với cả hương và sắc: “Trưa mùa thu yên tĩnh, một làn gió nhẹ
lướt qua bãi cúc dại nở vàng khắp chân đồi, lùa quanh thung lũng một mùi hương dịu dàng hoang dã…Cái hương vị ngầy ngậy đăng đắng đó len cả vào đồng cỏ đã bắt đầu se khô” [36,91]. Cái mùi hương ngai ngái đắng của cỏ cây
phải tinh tế lắm mới có thể cảm nhận được. Hình ảnh hoa cúc đã khiến người đọc thấy được thu miền núi cũng mang sắc vàng của cúc, cũng dịu dàng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 bao nơi khác của đất nước nhưng hương vị ngai ngái đắng của cỏ cây - cái mùi đã trở thành linh hồn xứ sở núi cao, đã khiến thu miền núi có cái gì đó riêng hơn, mộc mạc hơn song tinh tế vô cùng. Cao Duy Sơn thường sử dụng một gam màu nào đó làm điểm nhấn cho bức tranh thiên nhiên của miền núi. Thu đến mang theo sắc vàng hoa cúc, thu đi sẽ để lại sắc đỏ bao trùm rừng núi: “Tiết thu đang tàn, những ngọn cây sau sau, cây núc nác đã chuyển màu đỏ
sậm như tiết dê” [40,495]; “Cuối thu tất cả bỗng chuyển màu vàng rực của những cánh đồng chín rộ và thẫm đỏ của lá rừng đang tiết chuyển hàn”
[42,98]. Sắc đỏ cũng trở thành gam màu mà Nguyễn Huy Thiệp dùng khi miêu tả độ tàn của mùa thu: “Bạc Kì Sinh khỏi bệnh vào cuối mùa thu. Lúc ấy rừng
đang thay lá. Rặng cây sau nhà Muôn từ màu xanh chuyển sang màu đỏ như mận và màu đỏ của máu” [54].
Sẽ thật thiếu sót khi nói tới thiên nhiên miền núi mà không nhắc tới những dòng sông. Dòng sông, với người miền núi, như đã trở thành biểu tượng của cội nguồn, của sức sống từ ngàn đời nay. Nó cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Họ viết về dòng sông với một xúc cảm tự hào thiêng liêng, với một sự gắn bó diệu kì. Cao Duy Sơn cũng đưa những dòng sông quê mình vào trang viết. Với Lương trong Chòm ba nhà thì sông Quy là dòng sông đẹp nhất: “Chị bảo trên thế giới này chẳng đâu có sông nào đẹp như
sông Quy quê mình…Mỗi khi leo lên đỉnh núi cao, nhìn dòng sông Quy lấp lóa như trở bạc ngược bắc” [42,162]. Độc giả đọc được niềm tự hào của Lương về
dòng sông quê mình trong câu nói của chị. Dù đó chỉ là cảm xúc, là niềm tự hào của một cá nhân nhưng ta vẫn như bắt gặp được cả niềm tự hào của tác giả ẩn sau đó. Mỗi một con sông mang một dáng hình. Dáng hình ấy được người nghệ sĩ tạc nên để gửi gắm những xúc cảm của mình cho nên nó như mang trong mình một linh hồn. Vì lẽ đó, dòng sông trong sáng tác của Cao Duy Sơn không chỉ là nơi gửi gắm niềm tự hào của biết bao dân quê mà còn là những hình ảnh giàu tính thẩm mĩ: “Dòng sông Bắc Vọng mùa này trong xanh lạ lùng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62
trên mặt sông những cánh hoa mận bồng bềnh trôi mang theo mùa xuân làm sáng cả một vùng sông nước” [38 213]. Sắc hoa hòa trong sắc nước. Không cần
đặc tả mà chỉ phác họa dáng của những cánh hoa trôi trên sông hòa vào màu xanh của nước, nhà văn đã gợi được tận cùng nét mềm mại, thơ mộng và êm đềm của dòng sông quê. Những đặc tính ấy đã trở thành cảm hứng chủ đạo của nhà văn khi miêu tả hình ảnh dòng sông quê hương. Đây là con sông Dâng vào ban ngày: “con sông Dâng lấp lóa chở cả bầu trời mây bạc như một dòng
thiếc” [40,60]. “Nước sông Dâng trong vắt mềm như lụa” [40,288]. Màn đêm
cũng không thể phủ lên nó sắc tối mịt mùng: “Đêm, không trăng nhưng dòng
sông Dâng vẫn sáng lên lấp lánh trong ánh điện hắt xuống từ những ngôi nhà hai bên bờ. Giữa dòng hàng chục mảng luồng thấp thoáng như những chiếc lá đè sóng lướt nhẹ…” [40,17]. Có thể nói, hình ảnh dòng sông trong sáng tác của
Cao Duy Sơn đã mở ra một không gian khoáng đạt, nên thơ. Cố nhà văn Vi Hồng cũng viết rất nhiều về hình ảnh dòng sông nhưng chúng dường như không có nét lung linh, huyền ảo như trong sáng tác của Cao Duy Sơn mà đượm vẻ truyền kì hoang dã. Trong Đất bằng, sông, vực hiện lên với những hang thuồng luồng, “piêu ngược” (Lỗ thông hơi của thuồng luồng ở những chỗ có hang sâu, vực rộng dọc bờ sông): “Một vạt rừng sừng sững hai bên bờ nước.
Lòng suối đá lởm chởm, nhiều hình thù kì lạ. Cửa hang thuồng luồng đổ xuống vực thác thuồng luồng. Từ xa chẳng ai dám đến gần…”[15,174]. Cao Duy Sơn
đã miêu tả dòng sông quê hương với những câu văn giàu chất thơ và mang ý nghĩa biểu tượng để phản chiếu tâm hồn trong trẻo, sáng ngời như nước sông trong xanh, lấp lánh của con người nơi đây.
Được sống ở một vùng quê ngập tràn nắng gió, lạnh như cắt da cắt thịt nhưng cũng lại hết sức mượt mà, dịu dàng mỗi độ thu về, Cao Duy Sơn như đã thuộc từng ngọn cỏ, từng gốc cây của quê hương mình. Cộng với khả năng quan sát tinh tế, tâm hồn đa cảm, Cao Duy Sơn đã đem đến cho bạn đọc yêu văn những hình ảnh đẹp, thơ mộng nhưng cũng hết sức mộc mạc, quen thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 của quê hương mình. Điều đó đã khiến người đọc như được sống trong không gian Cô Sầu với đất bạt ngàn núi sông, với trời bạt ngàn mưa gió.
2.3.2. Thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của ngƣời dân miền núi
Thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái, vừa là cơ sở thiết yếu nhất để con người tồn tại, đồng thời cũng là người bạn thiết thân của con người. Con người miền núi tựa vào thiên nhiên để sống và lao động, nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm và thanh lọc tâm hồn. Văn xuôi của Cao Duy Sơn thể hiện rất rõ mối quan hệ hữu cơ này.
Cô Sầu từ rất lâu rồi đã nổi tiếng với một loài cây: Cây dẻ. Cao Duy Sơn đã đưa loài cây thân thuộc của quê hương mình vào trang viết với một sự gần gũi, gắn bó sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên mà độc giả bắt gặp rất nhiều hình ảnh của loài cây ấy trong sáng tác của ông. Đó là loài cây thường mọc nhiều trong rừng, thân thẳng đứng vươn lên cao để đón ánh mặt trời: “Thằng Pồn lẩn
vào một gốc dẻ ven lối đi…Trên cao kia ánh nắng xuyên qua kẽ lá, thả bóng lốm đốm quanh nơi nó đứng” [39,125]. Không chỉ trong rừng mới có, người Cô
Sầu còn trồng nó ngay bên nhà như một thứ vô cùng thiết thân với họ. Có khi nó là hình ảnh gợi nhớ về một thời xa vắng: “Vẫn nguyên vậy chẳng có gì thay
đổi. Ngấn đưa mắt quan sát quanh khu nhà. Cây dẻ già đứng lặng đón những bụi mưa lất phất ướt át nhắc Ngấn nhớ đến ngày đầu mới lên đây” [35,244].
Cũng có khi nó trở thanh nhân chứng cho cuộc chia tay bịn rịn của gia đình Ngấn với Diên - đứa con nuôi của họ: “Dưới gốc cây dẻ mốc meo già nua, mọi
người đang đứng vây quanh con bé Điềm. Cuộc chia tay thật bịn rịn” [35,293].
Như vậy, trong sáng tác của Cao Duy Sơn, cây dẻ không đơn thuần là loài cây chỉ mọc tự nhiên tạo nên những cánh rừng dẻ bạt ngàn mà còn rất gần gũi với cuộc sống con người nơi đây.
Thiên nhiên miền núi trong những trang viết của Cao Duy Sơn hiện lên như một người bạn đặc biệt của con người. Có những khi nó là chỗ dựa tinh thần cho con người, là nơi để con người tìm đến khi ưu phiền. Một chiếc lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 rừng cũng có thể trở thành đối tượng để con người gửi trọn tâm trạng mình: “Bứt một chiếc lá cây bên đường Thim đưa lên môi, một điệu kèn lá như bơi
vào giữa cánh rừng bạt ngàn, bầu trời cao rộng ngăn ngắt khe khẽ ngiêng tai