Miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của cao duy sơn (Trang 75 - 80)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Miêu tả nội tâm

Nếu như ngoại hình làm nên vóc dáng bên ngoài của nhân vật thì nội tâm làm nên toàn bộ đời sống bên trong của nhân vật. Đó là những suy nghĩ, những xúc cảm, những tâm trạng…của nhân vật trước tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật chính là công việc đi sâu vào nghiên cứu con người bên trong bản thể người. Mà con người bên trong vô cùng phức tạp nên công việc này không chỉ đòi hỏi năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn đòi hỏi khả năng nắm bắt tâm lí con người và sự tinh nhạy trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Một hiện thực đã từng tồn tại của văn học các dân tộc thiểu số là thiếu chiều sâu cảm nhận về những diễn biến trong đời sống nội tâm nhân vật. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 nhà văn dân tộc thường quan tâm nhiều tới hành động, ngôn ngữ…nên thế giới bên trong con người chưa thực sự sinh động. Tuy nhiên, “gần đây, các tác giả

dân tộc thiểu số thường hay triết lí về con người, về tính nhân văn của con người dân tộc và miền núi” [26,11], những trang viết của họ có nhiều khám phá

về những diễn biến tinh tế trong đời sống nội tâm nhân vật. Cao Duy Sơn được coi là người “đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cách viết mới, một

cách cảm nhận mới về con người” [26,12]. Trong sáng tác của ông, con người

miền núi với nhiều cung bậc tình cảm đã hiện ra phong phú, chân thực và hồn nhiên như nó vốn có.

Nhà văn Cao Duy Sơn, trong quá trình khắc họa đời sống nội tâm nhân vật đã rất quan tâm tới thủ pháp độc thoại nội tâm và sử dụng nó như một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc phơi bày những sắc thái cảm xúc của nhân vật. Biểu hiện tiêu biểu của độc thoại nội tâm mà nhà văn thường sử dụng là lời tự bạch. Nó được sử dụng để diễn tả mọi trạng thái tâm trạng của con người. Nỗi nhớ da diết của tình yêu đôi lứa thường đi liền với nỗi buồn và xa cách, cả niềm khát khao được nhìn thấy nhau…xuất hiện đầy đủ trong những lời tự bạch của Dình: “Một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian

không có nắng, không có gió, rừng không nở hoa và không có cả tiếng chim hót…Anh hãy sớm trở về đây để cho em được nhìn thấy mặt. Trên đời này em chỉ biết thương có mình Khơ thôi” [41,107]. Việc sử dụng hàng loạt những từ

phủ định “không” đã khiến cho sự chơ vơ, nỗi nhớ và khát khao gặp mặt của cô gái lên đến đỉnh điểm. Tâm trạng trống vắng, cô đơn trên cõi đời khi người tình cũng là người thương yêu duy nhất trên cõi đời không còn nữa được gợi ra từ những lời tự bộc bạch của lão Sinh: “Về a Ếm ơi! Anh biết em bỏ anh đi nơi

khác một mình rồi, anh đâu dám trách Ếm. Ba xuân rồi anh đến mà không gặp em, anh biết em nghe được lời anh nói…Bây giờ thế này thôi, chợ từ nay không còn chúng mình nữa, không có em không còn chợ…” [41,57]. Mỗi câu ẩn chứa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 yêu phải chia lìa, xa cách nhưng nó cũng hé mở tấm lòng thủy chung vô hồi vô hạn của con người miền núi. Nhân vật khi mang trong mình niềm vui tràn ngập cũng thường bộc lộ nội tâm qua hình thức lời tự bạch. Đó là những phút giây hạnh phúc của Dình khi được ở bên người yêu và được tưởng tượng ra cái ngày cưới của hai người: “Nó sẽ như thế nào nhỉ?…Bạn bè phù dâu phù rể sẽ sóng

bước hai bên…nhìn cô dâu chú rể với ánh mắt ghen tị” [41,111]. Bên nhau và

mơ ước về tương lai, điều đó rất phù hợp với diễn biến tâm lí của nàng lúc này. Những lời tự bạch được nhà văn sử dụng để cho nhân vật tự bộc lộ nỗi lòng của mình và nó đã trở thành một thủ pháp mang dấu ấn khá đặc trưng của văn xuôi dân tộc thiểu số. Nó xuất phát từ thói quen trong cuộc sống của người Tày. Đó là khi có những nỗi lòng, tâm sự không biết và không thể san sẻ với ai họ thường tự nói với chính mình, như một sự tự sẻ chia. Nhà văn đã khai thác cách biểu lộ tình cảm đó của người đồng mình để phản ánh lối sống lặng lẽ và kín đáo của người Tày.

Bên cạnh lời tự bạch thì đối thoại trong độc thoại nội tâm cũng là một yếu tố được nhà văn chú ý sử dụng khi khắc họa tâm lí nhân vật. Đây là một dạng đối thoại đặc biệt, một kiểu đối thoại ngầm vừa như một sự tự vấn, vừa như sự tự mổ xẻ bản thân mình. Nhân vật tự đưa ra những câu hỏi cho chính mình mà nhiều khi không thể có câu trả lời. Vì thế nó diễn tả được tận cùng những cung bậc tâm lí của con người. Đó là nỗi buồn hơn cả nỗi buồn, đau trên cả nỗi đau của lão Sinh khi mú Ếm - người lão đem lòng thương nhớ cả cuộc đời, đã bỏ lại lão mà ra đi: “Uống được thôi là Ếm? Đấy, có say đâu? Em biết

anh quý nhất thứ gì không? Đôi giày này đấy! Anh đã đem theo bên mình bằng cả mười lăm đời ngựa. Giày này tay em khâu, anh chỉ đi cho một mình em nhìn thấy, giờ không có em, anh đi cho ai ngắm đây?...” [41,57-58]. Bên gốc cây sau

sau, lão như đang trò chuyện cùng mú Ếm. Những câu hỏi gợi ra biết bao kỉ niệm nghĩa tình, biết bao gắn bó thủy chung. Mỗi lời đối thoại ẩn chứa một tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 lòng, nhớ nhung, tiếc nuối, xót xa… Bằng những đối thoại ngầm, nhà văn đã để nhân vật được sống đúng với những diễn biến chân thực nhất của nội tâm mình.

Cũng có khi lời người kể chuyện và lời nhân vật hòa vào nhau khiến người đọc khó phân biệt rạch ròi. Đó là khi nhân vật Khin (Dưới chân núi Nục Vèn) rơi vào trạng thái giằng xé, day dứt ngổn ngang khi đứng trước sự lựa chọn giữa thù hận và yêu thương: “Lúc ấy nó biết đi đâu sống? Rời bỏ bản

Luông này ư? Không được đâu! Bản Luông này Khin chịu ơn nhiều lắm. Ai đã cho nó cái chữ? Ai đã dậy nó cầm cái cày? Ai đã cho nó biết cách cầm cái búa, cái đục đập hòn đá, khoét cái cây dựng nhà?Ai đã thương yêu đùm bọc một đứa trẻ mồ côi, con của một người đàn bà xấu số có thân phận cay đắng…”

[37,213]. Cái ơn ấy Khin phải trả cho bản Luông. Nhưng lời cha dặn và mối thù truyền kiếp của cha để lại phải làm thế nào? Ranh giới giữa cái thiện và cái ác trở nên mong manh buộc con người phải lựa chọn. Hai loại lời đó đan cài nhau đã diễn tả được chiều sâu đời sống nội tâm của nhân vật, giúp người đọc khám phá được những khuất lấp trong tâm hồn mỗi con người.

Độc thoại nội tâm với những dạng thức khác nhau đã được Cao Duy Sơn khai thác rất thành công để biểu hiện nỗi lòng của nhân vật. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật để nếm trải và mổ xẻ đời sống tinh thần tinh tế qua những trạng thái tâm lí của nhân vật.

Bên cạnh độc thoại nội tâm, Cao Duy Sơn phản ánh đời sống nội tâm của nhân vật chủ yếu qua lời kể. Đây cũng là một đặc điểm trong việc miêu tả nội tâm nhân vật của văn học dân gian. Kế thừa văn học truyền thống, Cao Duy Sơn đã sử dụng lời kể để có thể diễn tả được những diễn biến tinh vi trong đời sống nội tâm con người. Ước muốn của Khin (Dưới chân núi Nục Vèn) rất gần với lối tư duy của người miền núi: “Mỗi lần thấy cái miệng vành trăng kia nói

cười với những thằng con trai khác, nó ước có một phép lạ biến bọn con trai trong bản xấu xí như con khỉ, con vượn trên rừng” [37,203]. Yêu Cạ lắm nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

Cạ thì Khin chết mất”. Nhưng tình yêu của Khin không được Cạ đáp trả. Thế

nên đã có lúc nó “nâng nòng súng như miệng con rắn độc” nhằm vào Cạ để trả thù vì tình yêu không được đền đáp. Thế nhưng chỉ một tích tắc thôi, khẩu súng tuột khỏi tay Khin khi nó nghĩ tới đôi mắt của Cạ. Thế là “người nó bủn rủn,

tay rời ra như bị điểm huyệt. Đầu óc mê mụ nổi loạn như kẻ mất trí” [37,212].

Nó hoảng loạn với chính hành dộng và ý nghĩ của mình. Và hận thù đã hóa thành lòng yêu thương khi nó phát hiện ra những kẻ đang định hãm hại Cạ. Bằng những câu kể, nhà văn đã cho ta thấy được những nét diễn biến trong tâm trạng của Khin. Diễn biến ấy ẩn chứa sự đấu tranh gay gắt trong chính nhân vật. Điều đó làm cho người đọc nhận thấy được sự phong phú, phức tạp và mạnh mẽ trong nội tâm nhân vật. Qua lời kể, diễn biến tâm lí của lão Vược (Cuộc báo thù cuối cùng) cũng được nhà văn mổ xẻ rất tinh tế: “Xong rồi!

Món nợ suốt bao năm đau đáu nay đã được thanh toán. Tâm trạng lúc này mừng hay buồn lão không sao tách bạch được rõ ràng. Tự nhiên lão muốn khóc. Vẫn tư thế nửa nằm nửa ngồi không thay đổi, lão muốn nỗi lòng được tận hưởng trọn vẹn những giây phút huy hoàng của cuộc đời. Nhưng có gì đó không theo được ý lão. Buồn có, mừng có, trống rỗng hoang mang cũng có. Cả cay đắng, tủi nhục và nhớ thương cũng ào đến như những con sóng lũ. Lão thấy mình đang bị đè bẹp. Không sao gượng mình dậy được” [36,95]. Nhiều

cung bậc tình cảm bủa vây lão. Tưởng trả xong món nợ cho người vợ quá cố là thanh thản nhưng không phải thế. Một nỗi buồn vẫn đan xen, sự trống rỗng lại tồn tại, cay đắng, tủi nhục, nhớ thương cũng “ào đến như những con sóng lũ”. Với cách miêu tả như vậy, tính nhân văn trong tác phẩm của Cao Duy Sơn được triển khai với một nội dung phong phú và sâu sắc.

Có thể nói, những biện pháp nghệ thuật được Cao Duy Sơn sử dụng để khai thác đời sống nội tâm nhân vật đã giúp độc giả nắm bắt được sâu sắc hơn đời sống nội tâm của những con người miền núi. Với sự kế thừa văn học truyền thống trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, với nỗ lực vươn lên làm mới mình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Cao Duy Sơn đã tái hiện được bức tranh đời sống bên trong con người miền núi. Đó là những con người có cuộc sống nội tâm phong phú, phúc tạp, mạnh mẽ dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo.

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của cao duy sơn (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)