Xây dựng thế giới nhân vật phân cực thiện ác

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của cao duy sơn (Trang 80 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Xây dựng thế giới nhân vật phân cực thiện ác

Một đặc điểm nổi bật về thi pháp nhân vật trong văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện đại là thế giới nhân vật thường được phân chia thành hai tuyến rõ rệt: chính diện và phản diện. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Cao Duy Sơn khá phong phú song nét nổi bật vẫn là một thế giới nhân vật có sự phân cực thiện - ác rõ rệt.

Bất kì sáng tác nào của nhà văn Cao Duy Sơn đều ẩn chứa cuộc đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa tốt và xấu, chính diện và phản diện. Đây là nét gần gũi với những câu chuyện cổ. Mụ dì ghẻ và Cám trong Tấm Cám, mẹ con Lí Thông trong Thạch Sanh là những nhân vật đại diện cho sự gian xảo, độc ác. Hành động của họ thường gây nên đau khổ và bất hạnh cho những con người hiền lành, lương thiện như Tấm, Thạch Sanh... Đến với sáng tác của Cao Duy Sơn, độc giả cũng sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật mang hình bóng của Lí Thông, của mụ dì ghẻ. Nhân vật Sài Vẳn trong truyện ngắn Người săn gấu

mang trong mình tâm địa xấu xa và sự tàn độc đến ghê người. Vì ghen với tài săn gấu của Thim mà nó đã giả vờ mượn cây giáo của chàng và lén cưa vào một phần ngọn giáo. Khi Thim chiến đấu với con gấu để cứu Phón, cây giáo bị gãy và chàng đã suýt bị bỏ mạng. Khi chàng bị thương, hắn đã nhẫn tâm xát muối vào vết thương hòng làm cho chàng chết trong đau đớn. Sự tàn độc ấy cũng có trong con người của Chẩng (Hoa mận đỏ). Trước đây Chẩng yêu tha thiết Mảy Lìn nhưng khi người yêu anh ta phải về làm vợ Tài Pẩu thì con người Chẩng đã hoàn toàn thay đổi. Tình yêu trong hắn đã chết. Sự thù hận ngự trị khiến hắn trở thành con người vô cùng độc ác. Hắn đã giết chết Tài Pẩu - chồng của Mảy Lìn. Sau đó hắn cố tình tiếp cận với Mảy Lìn để hòng khơi gợi lại nghĩa tình xưa cũ. Nhưng ngay sau khi về ở cùng nhau thì hắn đã bộc lộ nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 hình bản chất xấu xa, độc ác. Hắn đánh đập, tra tấn Mảy Lìn và hai đứa con của nàng đến mức tưởng như không thể sống nổi. Đối lập với sự tàn độc của Chẩng là một hệ thống những nhân vật bao dung, nhân ái, dám đấu tranh cho những cái tốt đẹp. Tiêu biểu là Tài Pẩu và lão Phu. Tài Pẩu đã bỏ qua lỗi lầm của Mảy Lìn và mở lòng yêu thương đứa con tật nguyền của nàng và Chẩng. Còn lão Phu luôn yêu thương và quan tâm chăm sóc cho hai anh em Vần, Vạng khi chúng không còn cha, không có mẹ ở bên. Lão đã tìm mọi cách để cứu ba mẹ con Mảy Lìn ra khỏi căn nhà và bàn tay độc ác của Chẩng. Có thể nói Tài Pẩu, lão Phu là những con người đại diện cho cái thiện. Họ đã không ngại những gian khó, hiểm nguy, thậm chí là sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để đấu tranh và bảo vệ cho lẽ phải, cho những điều tốt đẹp.

Những dục vọng tầm thường nhiều khi cũng đẩy con người ta bước qua ranh giới của cái tốt, cái thiện. Lão Khóa và Sáng Và trong Cực lạc chỉ vì những ham muốn bản năng của con người đã hại cả đời con gái của An - một đứa trẻ lớn lên không cha không mẹ nhưng xinh đẹp và hiền hậu vô cùng. Thú tính của hai lão không chỉ cướp đi sự trinh trắng của An mà còn đẩy cô vào hoàn cảnh trớ trêu, bị người đời phán xét và khinh bỉ. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn tới cái chết thảm thương của cô. Tội ác tày trời của hai lão tưởng như được che giấu bởi bóng đêm, bởi An không dám nói ra sự việc. Nhưng không, mụ Nhẹo - con ma xó của phố Cô Sầu, đã biết tất cả. Mụ là người đại diện cho chính nghĩa đã đứng ra tố giác tội lỗi của hai lão và bênh vực cho hoàn cảnh của An. Sự đấu tranh của Mụ tuy không đem lại được mạng sống cho An nhưng đã lật tẩy được bộ mặt thật của sự giả dối. Bên cạnh mụ là lão Khần. Lão hiện lên như một ông bụt để chăm lo cho thằng Pồn - đứa con trai của An. Hai con người ấy đã dám làm và dám sống cho chính nghĩa, đấu tranh với tội ác để bênh vực kẻ yếu thế, cô đơn.

Trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của Cao Duy Sơn - Đàn trời - sự phân cực nhân vật hiện lên rất rõ ràng. Đại diện cho những cái xấu xa, tội lỗi là chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 doanh nghiệp Lương Nhân. Hắn đã xây dựng được một mạng lưới làm ăn bất chính dựa trên thế lực và sức mạnh của đồng tiền. Không chỉ vậy, hắn còn sẵn sàng sai bọn đàn em thanh toán những kẻ dám cản đường làm ăn của mình. Đối lập với con người độc ác ấy là Thức, một nhà báo sẵn sàng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ sự thật, để vạch trần những thủ đoạn xấu xa đang hoành hành ở một thị xã nhỏ vùng cao. Hai tuyến nhân vật đối lập song song tồn tại tạo nên một cuộc đấu tranh quyết liệt. Cái xấu, cái ác vẫn ngang nhiên tồn tại và hoành hành trong xã hội từ bao đời nay. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác vì thế mà cũng xuất hiện trong văn học mọi thời đại. Vừa kế thừa cái cũ vừa phát huy cái mới trong việc xây dựng thế giới nhân vật phân cực, Cao Duy Sơn đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cuộc sống và con người vùng cao.

Mỗi nhân vật văn học là một thực thể sống động và đều đại diện cho một kiểu tính cách xã hội. Cao Duy Sơn đã khái quát hiện thực phong phú và phức tạp của xã hội miền núi qua hai tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện và cái ác. Thế giới phân cực trong tác phẩm của Cao Duy Sơn không có sự xuất hiện của lực lượng thần kì nhưng cái thiện vẫn chiến thắng bằng chính những nỗ lực, lòng can đảm đấu tranh bảo vệ cái tốt đẹp của những con người hướng thiện, đại diện cho cái thiện. Đó cũng là cách để nhà văn gửi gắm niềm tin vào những điều tốt đẹp đang ngự trị trong thế giới phồn tạp này.

Có thể nói, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Cao Duy Sơn mang nhiều nét tương đồng với cách xây dựng nhân vật trong văn học dân gian nhưng cũng có rất nhiều điểm sáng tạo để làm nên nét riêng của tác giả. Chính điều này đã khiến hình ảnh con người miền núi hiện lên chân mộc nhưng không làm bớt đi sự sinh động, sắc nét. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Cao Duy Sơn được nhà phê bình Lâm Tiến đánh giá là đã “đem lại cho văn xuôi các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

cuộc sống của các dân tộc” [26,12]. Đó cũng là một trong những đóng góp to

lớn của nhà văn cho mảng văn học dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của cao duy sơn (Trang 80 - 83)