7. Cấu trúc luận văn
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật
nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [11,99]. Khái niệm cốt truyện,
theo cách hiểu truyền thống là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn
biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm” [7,137]. Nói một cách
đơn giản, cốt truyện chính là những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự (và văn bản kịch) mà người đọc có thể kể lại.
Trong sáng tác văn học, khái niệm “cốt truyện” không mang ý nghĩa phổ biến cho tất cả các tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau. Ở tự sự và kịch, sự hiện diện của cốt truyện là rõ ràng và có ý nghĩa trong việc thể hiện tư duy nghệ thuật của tác giả, bộc lộ tính cách của nhân vật hoặc phản ánh những xung đột xã hội…
Khảo sát toàn bộ sáng tác của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy: Cốt truyện của đại đa số các tác phẩm đều mang đặc điểm của cốt truyện truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc cốt truyện của truyện cổ dân gian. Đó là loại hình cốt truyện hành động, được tổ chức theo lối kết thúc có hậu. Rất nhiều tác phẩm văn học dân gian có kiểu cốt truyện đó. Tấm Cám là một câu chuyện cổ rất gần gũi và quen thuộc đối với bất cứ người Việt nào. Ở câu chuyện ấy, quy luật nhân quả được thể hiện rất rõ đến độ thành chân lí: Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Dân tộc Tày cũng có chuyện Tấm Cám của riêng mình. Vẫn cốt truyện ấy nhưng nó mang một cái tên khác: Tua Gia, Tua Nhi. Tua Nhi vì ganh ghét với Tua Gia mà đã rất nhiều lần tìm cách để hãm hại Tua Gia nhưng cuối cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Tua Nhi lại bị chết. Hay như câu chuyện cổ Cây gậy thần của người Tày cũng xây dựng cốt truyện theo quy luật nhân quả và lối kết thúc có hậu. Đại vương vì tham lam của cải và ngôi vị Phò mã mà chiếm đoạt cây gậy thần của Mồ côi nhưng cuối cùng lại chết thảm. Như vậy, một điểm dễ dàng nhận thấy trong các câu chuyện cổ là khi câu chuyện kết thúc thì cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. Mẹ con Cám hãm hại Tấm đủ mọi cách nhưng cuối cùng Tấm vẫn sống và họ thì phải chết một cách đau đớn. Đại Vương tham lam quỷ kế nhưng cuối cùng tự ngã vào máy chém mà đứt đầu, Mồ Côi hiền lành được trở thành Phò mã. Kết quả ấy là niềm tin lớn lao của người xưa vào sức mạnh của cái thiện, đồng thời lại là một bài học răn dạy con người phải sống sao cho tốt, cho nhân ái. Kế thừa cách xây dựng ấy, Người lang thang - tiểu thuyết đầu tay của Cao Duy Sơn là một câu chuyện mang cái kết có hậu. Ngấn từ nhỏ đã mất mẹ, lạc cha. Anh được người mẹ nuôi là Na Ban đã hết lòng bảo vệ, che chở và chăm sóc nên anh lớn lên trở thành một người con trai tốt bụng, dũng cảm. Na Ban cũng đã giúp anh tìm lại người cha và họ sống cùng nhau trong đại gia đình vui vầy, hạnh phúc. Tiểu thuyết Hoa mận đỏ cũng xây dựng theo lối kết thúc có hậu. Mảy Lìn trước khi trở thành vợ Tài Pẩu đã có mối tình đẹp với Chẩng. Cô đã trao cả sự trong trắng của đời người con gái cho Chẩng nhưng cuộc tình ấy không thành. Về làm vợ Tài Pẩu, nhờ tấm lòng độ lượng của anh mà mẹ con cô có cuộc sống yên ổn. Chẩng do không lấy được người mình yêu nên đã tìm mọi cách hãm hại Tài Pẩu rồi dụ Mảy Lìn về sống cùng mình. Tin vào tình yêu trong quá khứ, Mảy Lìn đã đem hai con về sống cùng Chẩng. Tuy nhiên, giờ đây Chẩng đã trở thành một con người nham hiểm và thâm độc vô cùng. Hắn đã đánh đập ba mẹ con cô hết sức tàn nhẫn. Tưởng như ba mẹ con Mảy Lìn không có cơ hội sống sót, nhưng nhờ sự giúp đõ của lão Phu mà họ đã thoát ra khỏi những trận đòn roi ác nghiệt của Chẩng. Kết thúc câu chuyện là các ác được trừng trị, ba mẹ con cô được cứu giúp và có được những tháng ngày bình yên, hạnh phúc bên nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Kiểu kết thúc có hậu như vậy còn xuất hiện trong khá nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Thằng Hoán là một ví dụ. Những việc làm thiếu nhân tâm của Làn Dì đối với Hoán và con trai đã khiến thị phải nhận lấy cái kết cục đau đớn: Sự chối bỏ của đứa con. Thằng Mìn đã ở lại bên cạnh Hoán - người cha nuôi của nó. Việc làm của nó như một phần thưởng cho cuộc đời nhiều đắng cay của Hoán, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho anh trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời. Truyện ngắn Súc Hỷ cũng mang một cái kết có hậu. Tình yêu của Súc Hỷ và Mú Dinh cuối cũng cũng đã đơm hoa kết trái vào cái tuổi thất thập cổ lai hy sau biết bao thăng trầm, mất mát. Hận thù giữa Súc Hỷ và Chương Chảo cũng được xóa bỏ. Hình ảnh ngôi nhà với hạnh phúc muộn mằn của họ ở cuối truyện là một kết thúc có hậu cho những tâm hồn sống giàu tình nghĩa. Kiểu kết thúc có hậu ấy ta còn bắt gặp trong truyện ngắn Bong bóng ngoài mưa, Hoa mộc vương…
Xây dựng cốt truyện theo dòng sự kiện nhân - quả với kết thúc có hậu là sự kế thừa văn học truyền thống của Cao Duy Sơn. Việc làm đó khiến tác phẩm của Cao Duy Sơn đậm chất nhân bản, sáng ngời niềm tin vào lẽ phải và sâu sắc hơn cả là hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là ưu điểm, song đồng thời cũng là hạn chế trong sáng tác của nhà văn. Cách kết thúc ấy là một “sự dập khuôn máy móc theo phương pháp sáng tác hiện
thực xã hội chủ nghĩa với tinh thần “miêu tả hiện thực một cách chân thực, lịch sử cụ thể trong quá trình phát triển biện chứng của nó” [30,122]. Chính vì thế
mà nhiều khi nó trở thành những cái kết có phần dễ dãi, thiếu sức thuyết phục. Tuy nhiên, nhà văn Cao Duy Sơn bằng những kinh nghiệm và đổi mới tư duy đã có ý thức khắc phục nhược điểm này. Một mặt ông vẫn kế thừa những ưu điểm của cốt truyện truyền thống, mặt khác ông lại xây dựng được kiểu kết mở. Đó gần như là một kiểu kết bỏ lửng, xóa hết sự ảnh hưởng của “không khí có hậu” của cổ tích nên chất thế sự đời tư đậm hơn, chân thực hơn. Truyện ngắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 giờ đã là một ông già đang trên đường đến bản Vạn tìm cô Phón - mối tình đầu của ông. Hình ảnh cánh cửa “khép hờ như suốt ba mươi năm nay vẫn khép hờ
như vậy, chờ ai đó đến mở ra” ở cuối tác phẩm gợi ra nhiều ý nghĩa khác nhau.
Khép hờ chờ đợi nhưng cũng có thể là khép hờ trong vô vọng! Cái kết của
Ngôi nhà xưa bên suối cũng gợi ra những suy ngẫm khác nhau. Đứa con ấy có theo người mẹ đẻ đã bỏ rơi nó bao năm hay ở lại với thầy Hạc - người cha đã tái sinh cuộc đời nó? Đó là một câu hỏi được tác giả bỏ lửng để người đọc tự tìm một đáp án cho riêng mình. Cũng theo lối kết thúc mở, tiểu thuyết Chòm ba nhà kết thúc là hình ảnh ngày trở về của cư dân chòm ba nhà sau thời gian tản mát, xa cách. Chỉ còn lại hai người, San và chị Lương. Họ đứng trên nền đất cũ bị bỏ hoang trong sự tiếc nuối, nhớ thương quá khứ. Một quá khứ bình yên và tươi đẹp đã rời bỏ họ hay chính họ đang dần đánh mất quá khứ? Ta cũng có thể thấy kiểu kết mở đó trong tiểu thuyết Cực lạc, Đàn trời, trong truyện ngắn Song sinh, Hấp hối...của Cao Duy Sơn. Kiểu kết thúc như vậy gợi được tư duy liên tưởng phong phú nơi bạn đọc, đồng thời tránh được sự khuôn sáo, giáo điều. Đó cũng là một nỗ lực của ngòi bút Cao Duy Sơn trong việc làm mới mình.
Cùng với việc xây dựng cốt truyện theo dòng sự kiện nhân quả với kết thúc có hậu, ta còn bắt gặp trong sáng tác của Cao Duy Sơn một số motip quen thuộc của văn học dân gian.
Trước tiên phải kể đến motip con người có ngoại hình xấu xí nhưng mang một tâm hồn cao đẹp. Hình ảnh những con người này đã trở nên rất quen thuộc qua những câu chuyện cổ tích như Sọ Dừa, Lấy chồng Cóc... Cao Duy Sơn đã sử dụng motip này để phản ánh hình ảnh cuộc sống, con người vùng cao. Đó là Ò Lình trong Nơi đây không một bóng người. Ò Lình bị câm từ nhỏ lại mang ngoại hình “giống y như một con khỉ”. Cái thân hình khác người ấy khiến nó phải chịu sự hắt hủi của người đời, chịu sự đối xử nhẫn tâm của chính người cha ruột. Mười bốn năm sống chui lủi trong rừng cùng mẹ, cách biệt với thế giới con người nhưng Ò Lình vẫn mang trong mình một tâm hồn người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 Yêu thương mẹ vô hạn. Lo lắng, bồn chồn, nhớ nhung khi mấy ngày rồi mà bà đỡ chưa xuất hiện. Và nó đã rất say mê thế giới lạ vừa khám phá. Đó là thế giới của những đứa trẻ có lẽ cũng bằng nó nhưng chúng đang cười đùa reo hò khắp lũng núi - điều chưa bao giờ có với Ò Lình. Thế giới ấy gây sự tò mò trong nó và thôi thúc nó khám phá. Như vậy ẩn sau hình dáng của một con khỉ là một tâm hồn trong sáng với những xúc cảm sâu sắc. Ò Lình muốn được chơi đùa với bọn trẻ, muốn chia cho chúng những quả rừng mà nó kiếm được nhưng loài người lại một lần nữa xua đuổi nó tới tận cùng. Lòng tốt của nó không được người đời chấp nhận. Tuy vậy, nó vẫn rất dũng cảm khi xông vào ngọn lửa bốc cao dữ dội để cứu những đứa trẻ. “Toàn thân nó đã bén lửa, nhưng nó vẫn mò
mẫm các ngóc ngách, sợ rằng vẫn còn đứa nào đó đang chờ nó đến cứu”
[37,98]. Để rồi cuối cùng “da thịt nó như vừa bị bóc mất một lớp, căng lên một
màu đỏ chết chóc. Mái tóc dài chấm lưng của nó cũng bén lửa xém vàng”
[37,98]. Ò Lình đã vì sự sống của những con người không quen biết, của những con người đã từng tước đi quyền được sống bình thường như một con người bình thường của Ò Lình mà quên cả tính mạng của mình. Việc làm đó không phải ai cũng có dũng khí để thực hiện. Lòng tốt đó không phải đều ngự trị trong mỗi trái tim. Xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Cao Duy Sơn như muốn khẳng định sự trân trọng những giá trị cao đẹp của con người ẩn sau vẻ bề ngoài không hoàn chỉnh. Sự không hoàn chỉnh ấy còn có ở Hoán trong truyện ngắn Thằng Hoán. Cái đầu nó “to quá khổ” lại bị “một cái
u trên lưng đè nặng, luôn trĩu về phía trước. Hai bàn chân to bè có những ngón tòe ra vững chãi đỡ cái thân hình thấp lùn không cao quá một mét tư”. Thế nên
mười tám tuổi nhưng trông Hoán vẫn “như đứa trẻ lên mười” [37,150]. Thiệt thòi là vậy, xấu xí là vậy nhưng Hoán lại mang trong mình tình yêu thương và lòng vị tha sâu sắc. Hoán đã bỏ qua sự lầm lỡ của vợ khi thị ngoại tình với tay thợ hồ, đã dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai không phải hòn máu của mình. Khi Làn Dì bất ngờ quay trở về đón đứa con đi, Hoán đau đớn tột cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 nhưng vẫn rất tôn trọng sự lựa chọn của đứa con. Không oán trách, không thù hận, những việc làm của Hoán âm thầm nhưng lại tỏa sáng bởi vẻ đẹp tâm hồn.
Việc xây dựng những nhân vật có ngoại hình xấu xí, tật nguyền nhưng lại có tấm lòng thơm thảo, cao thượng như một nét vẽ giúp thế giới nhân vật của cao Duy Sơn thêm hoàn thiện. Qua đó góp phần khẳng định thêm những nét tính cách tốt đẹp của con người miền núi.
Trong quá trình xây dựng cốt truyện, nhà văn Cao Duy Sơn còn chú tâm đến việc khắc họa hình ảnh những nhân vật mồ côi - một kiểu nhân vật quen thuộc trong những câu chuyện cổ tích. Mô thức nhân vật mồ côi trong sáng tác của Cao Duy Sơn thường mang những nét tiêu biểu như hiền lành, khỏe mạnh, giàu lòng nhân ái… Đặc điểm này cũng giống với motip nhân vật mồ côi trong văn xuôi của Triều Ân.
Cao Duy Sơn xây dựng khá nhiều hình ảnh những con người mồ côi trong sáng tác của mình. Đó phải chăng vừa là sự kế thừa cách tổ chức cốt truyện của văn học dân gian, vừa là khắc họa hình ảnh những con người tội nghiệp, kém may mắn bằng xương bằng thịt ngay trên vùng đất quê hương mình. Cao Duy Sơn đã phản ánh được hiện thực miền núi với những cuộc chiến tranh sát phạt, chiếm lĩnh đất đai, của cải. Chính những cuộc chiến tranh loạn lạc ấy đã đẩy biết bao con người vào cảnh mồ côi. Trong Chòm ba nhà, nhân vật chị Lương mồ côi cha mẹ từ nhỏ, một mình tự nuôi thân. Thế nên chị đã dồn mọi tình yêu thương cho bọn trẻ như San, Lùng, Túng, Coi, Đàn…Như một người chị cả, chị Lương chăm sóc và dạy dỗ chúng từ những thứ đơn giản nhất. Chị lại rất khéo tay, làm món bánh cốm hạt dẻ ngon tuyệt. Còn nhân vật Ngấn trong Người lang thang mồ côi mẹ từ nhỏ, không có sự châm sóc của cha, nhờ vào sự cưu mang của Na Ban mà sống sót. Trải qua tuổi ấu thơ thiếu thốn, khổ cực nhưng lớn lên Ngấn đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh, thật thà và tốt bụng. Lòng tốt như thường trực trong tâm hồn người con trai dân tộc rắn rỏi ấy. Nhân vật Pồn trong Cực lạc cũng vậy. Pồn được sinh ra từ những nỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85 đau oan nghiệt mà mẹ nó phải gánh chịu. Mẹ chết, không biết cha là ai, nó như một món hàng rẻ rúng trải qua năm lần mua đi bán lại của người đời. Chỗ dựa vật chất và tinh thần của nó là lão Khần và ngôi miếu Vày Pu. Hơn nữa nó còn phải lo cho cả người cậu bệnh tật của mình. Bất hạnh, khốn khó là vậy nhưng Pồn vẫn lớn lên và trở thành đứa trẻ hết mực yêu thương cậu. Điểm chung của những nhân vật mồ côi trong sáng tác của Cao Duy Sơn là dù thiếu đi bàn tay chăm sóc của cha mẹ, phải tự lập từ nhỏ nhưng ở chúng vẫn ngời sáng về nhân cách và phẩm chất. Nếu nhân vật mồ côi trong truyện cổ dân gian thường có kết thúc viên mãn (Chàng Khoai trong Cây tre trăm đốt lấy được vợ, Tấm trong Tấm Cám trở thành hoàng hậu, người em út trong Cây khế trở nên giàu có…) thì nhân vật của Cao Duy Sơn không hoàn toàn thế. Pồn phải chết trong