Hành vi quảng cáo thiếu thẩm mĩ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo thương mại ở việt nam (Trang 49 - 50)

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại ở Việt Nam và một

2.2.1 Hành vi quảng cáo thiếu thẩm mĩ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo

đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Đây là một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Các chủ thể quảng cáo luôn muốn tạo ra những sản phẩm quảng cáo gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, do đó họ khơng ngần ngại sử dụng những hình ảnh, ngơn ngữ, nội dung quảng cáo trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận. Điển hình có thể kể đến đó là những clip quảng cáo có nhân vật nổi tiếng nói năng trống khơng, thiếu văn hóa hay sử dụng hình ảnh người mẫu ăn mặc hở hang, phản cảm để quảng bá sản phẩm của mình.

Là khán giả truyền hình chắc hẳn khơng ai là khơng biết đến clip quảng cáo dầu gội đầu Rejoice có sự tham gia của hoa hậu Mai Phương Thúy. Trong đoạn clip, khi được mẹ chồng hỏi về bí kíp làm đẹp thì Mai Phương Thúy trong vai người con dâu

trả lời rằng: “À không, chỉ là Rejoice”64. Như vậy, ở đoạn clip này rõ ràng thấy được

người con dâu đã trả lời một cách trống không, không lễ phép đối với người lớn tuổi hơn mình, mà ở đây lại là người mẹ chồng, điều này trái với văn hóa ứng xử của người Việt. Quảng cáo này còn rất dễ tác động xấu đến nhận thức của trẻ em về cách ứng xử với người lớn tuổi, do đó hành vi quảng cáo này ngồi rơi vào hành vi bị cấm ở khoản 3 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, mà còn rơi vào khoản 11 Điều 8 Luật này.

Trong những năm gần đây, người xem truyền hình rất bức xúc với tình trạng quảng cáo vừa phản cảm vừa không đúng thời điểm, ví dụ như quảng cáo nước rửa

bồn cầu, băng vệ sinh,… vào khung giờ mọi người đang ăn cơm65.

Đối với những quảng cáo như vậy thì pháp luật chỉ có quy định điều chỉnh về hành vi quảng cáo phản cảm, còn đối với quảng cáo vào thời điểm khơng phù hợp thì chỉ có quy định về chế tài xử phạt tại điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi “quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da,

thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự

64 “Các bà mẹ chống vì clip quảng cáo của Mai Phương Thúy”, http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Hau-truong/Cac-

ba-me-choang-vi-clip-quang-cao-cua-Mai-Phuong-Thuy-post6744.gd, truy cập ngày 27/6/2017.

65 Vũ Sơn, “Quảng cáo phản cảm phải có chế tài?”, http://www.baomoi.com/quang-cao-phan-cam-phai-co-che-

45

trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hằng ngày”.

Tuy nhiên, quy định như vậy thì chưa đủ, cần phải bổ sung thêm khung giờ từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 11 giờ đến 12 giờ. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung thêm các quy định về khung giờ đối với một số sản phẩm quảng cáo mang tính chất kinh dị, cụ thể là

cấm phát hành các sản phẩm quảng cáo có hình ảnh, âm thanh mang tính chất kinh dị vào ban đêm (từ 22 giờ đến 2 giờ), vì đây là khung giờ khá nhạy cảm đối với người

già, trẻ em, người có tiền sử về bệnh tim mạch,…quy định như vậy nhằm đảm bảo sức khỏe cho họ.

Ngoài những hành vi vi phạm một cách trắng trợn như trên, có những hành vi khó xác định được là có vi phạm hay khơng do quy định của pháp luật không cụ thể,

hiểu như thế nào là “thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,

thuần phong mỹ tục” là cịn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và đánh giá chủ quan của

mỗi người. Do đó, để tạo điều kiện cho các chủ thể quảng cáo thực hiện quảng cáo không vi phạm pháp luật và giúp các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm, pháp luật cần có quy định để định nghĩa về các từ ngữ trên. Việc đưa ra được chính xác định nghĩa về những từ ngữ này không phải là chuyện dễ dàng vì nó là những từ ngữ mang tính định tính cao, do đó cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực liên quan như văn học, nghệ thuật, lịch sử, xã hội,…

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo thương mại ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)