2.3.1.2.Nguyên nhân tổn thất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản (Trang 38 - 40)

2.3. Thủ tục thực hiện chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản.

2.3.1.2.Nguyên nhân tổn thất.

có sự chứng kiến của Cơng ty bảo hiểm Bình Định, đi đến thống nhất: Bà Lan sẽ bồi thƣờng cho ông Lợi 165.000.000đ gồm 75.000.000đ bồi thƣờng cho máy và bồi thƣờng cho vỏ tàu; 90.000.000đ bồi thƣờng cho tƣ trang, vật dụng và ngƣ lƣới cụ. Tại biên bản này ghi rõ: “Hai bên đồng ý cam kết sau khi đã tiến hành việc thỏa thuận bồi thƣờng xong cả hai phía đều khơng có ý kiến nào khác, khơng thắc mắc hoặc khiếu kiện gì trong việc thỏa thuận bồi thƣờng”34

Cơng ty bảo hiểm Bình Định đã từ chối bồi thƣờng với lý do là ông Lợi và bà Lan thỏa thuận bồi thƣờng nên cơng ty đƣợc giải phóng trách nhiệm.

Lập luận này của Cơng ty Bình Định khơng hợp lý và cũng không phù hợp với quy định của pháp luật. Trƣớc hết, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Công ty bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng theo đúng thỏa thuận. Mặt khác, việc thỏa thuận của ông Lợi và bà Lan khơng có ý nghĩa là ơng Lợi đã từ bỏ chuyển quyền yêu cầu sang cho Công ty bảo hiểm Bình Định. Hơn hết, Cơng ty bảo hiểm Bình Định chƣa thực hiện nghĩa vụ bồi thƣờng thì khơng đƣợc quyền yêu cầu ông Lợi chuyển quyền u cầu bồi hồn cho mình35.

Từ ví dụ nêu trên, ta có thể nhận xét rằng: sự viện dẫn lý do này là khơng thuyết phục. Vì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thƣờng ngay cho ngƣời đƣợc bảo hiểm đúng với mục đích phục hồi tổn thất trong bảo hiểm tài sản. Đó là trách nhiệm phải gánh chịu rủi ro thay cho ngƣời đƣợc bảo hiểm.

Hơn nữa, không phải trƣờng hợp nào số tiền bồi thƣờng của ngƣời gây thiệt hại cũng bằng với số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thƣờng. Trong trƣờng hợp, số tiền mà ngƣời gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng nhỏ hơn số tiền của doanh nghiệp bảo hiểm, thì sự viện dẫn này rõ ràng gây bất lợi cho ngƣời đƣợc bảo hiểm.

34 TS Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 183 – 184.

35 TS Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 185.

Người được bảo hiểm.

Quyền của ngƣời đƣợc bảo hiểm.

+ Ngƣời đƣợc bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thƣờng đối với mình.

Khi thiệt hại xảy ra, ngƣời đƣợc bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải xác minh thiệt hại, nhận định những thiệt hại nào nằm trong phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Sau đó, ngƣời đƣợc bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc trả tiền bảo hiểm theo đúng thời gian và nội dung trong thỏa thuận. Đây là quyền lợi cơ bản của ngƣời đƣợc bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Quyền này xuất phát từ sự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Ngƣời đƣợc bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo đúng hợp đồng để đổi lại họ phải đƣợc bảo vệ quyền lợi của mình khi tài sản bị thiệt hại. Mặt khác, họ cũng cần sự cam kết chắc chắn của doanh nghiệp bảo hiểm trƣớc khi họ thực hiện chuyển giao. Bởi vì, khi chuyển giao quyền yêu cầu ngƣời đƣợc bảo hiểm khơng cịn tƣ cách chủ thể để yêu cầu ngƣời thứ ba bồi thƣờng cho họ.

Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo hiểm.

+ Ngƣời đƣợc bảo hiểm có nghĩa vụ phải chuyển quyền yêu cầu của mình sang cho doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng bảo hiểm.

Căn cứ vào Điều 49, Luật Kinh doanh bảo hiểm thì sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, thì ngƣời đƣợc bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu sang doanh nghiệp bảo hiểm. Để doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc quyền yêu cầu ngƣời thứ ba bồi thƣờng lại cho mình. Bởi vì, ngƣời gây ra thiệt hại là ngƣời thứ ba có lỗi trong việc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Không thể để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thƣờng thay cho hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời gây ra thiệt hại đƣợc. Bên cạnh đó, cũng nhằm hạn chế trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo hiểm đƣợc hƣởng cùng lúc hai khoản tiền bồi thƣờng cho một tài sản bị tổn thất. Đặc biệt, việc chuyển giao này phải đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian thích hợp theo sự thỏa thuận của hai bên.

+ Ngƣời đƣợc bảo hiểm cịn có nghĩa vụ phải thực hiện những biện pháp bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài nghĩa vụ đƣợc nêu ở phần trên, ngƣời đƣợc bảo hiểm cịn có nghĩa vụ phải thực hiện và hỗ trợ thực hiện những hành vi cần thiết nhằm bảo lƣu các quyền, các biện pháp nhằm đòi các bên thứ ba tiền bồi thƣờng sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả hay phục hồi tổn thất.

Mặt khác, ngƣời đƣợc bảo hiểm cũng phải hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xác định nguyên nhân xảy ra tổn thất, cũng nhƣ cung cấp thông tin cần thiết về ngƣời thứ ba. Hơn ai hết, ngƣời đƣợc bảo hiểm là ngƣời có nhiều thơng tin nhất về ngƣời thứ ba. Để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải cung cấp những thông tin nhƣ: tin tức, tài liệu, bằng chứng…về ngƣời gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm biết36. Tuy vậy, quy định này cũng không đƣợc điều chỉnh trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, mà chỉ đƣợc quy định khái quát trong Bộ luật Dân sự.

Hơn nữa, quy định này khơng có chứa phần chế tài nếu ngƣời đƣợc bảo hiểm khơng thực hiện. Thực tế có rất nhiều trƣờng hợp, ngƣời đƣợc bảo hiểm khơng cung cấp thông tin hoặc là cung cấp một cách qua loa, sơ sài gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngƣời đƣợc bảo hiểm với tâm lý “an phận”, sợ phiền phức sau này, nên khi đã nhận đƣợc lại tiền đƣợc từ doanh nghiệp bảo hiểm thì coi nhƣ đã nhận đƣợc sự bồi thƣờng thỏa đáng, tài chính của họ đƣợc phục hồi. Doanh nghiệp rơi vào trƣờng hợp này phải tốn nhiều rất nhiều thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm, điều tra, thu thập thơng tin về ngƣời gây ra thiệt hại. Ngƣời gây thiệt hại thƣờng lợi dụng sự thiếu thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm để trốn tránh trách nhiệm. Thiết nghĩ, trong trƣờng hợp này pháp luật nên đặt ra chế tài để ngƣời đƣợc bảo hiểm ý thức hơn về trách nhiệm của mình.

Người thứ ba

Quyền của ngƣời thứ ba.

Ngƣời thứ ba có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với doanh ngƣời thế quyền. Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm chƣa có quy định cụ thể về quyền này. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2005, phần hợp đồng bảo hiểm, thì ngƣời thứ ba có quyền từ chối. Cụ thể, trong trƣờng hợp, ngƣời thứ ba không đƣợc thông báo về

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)