Thành lập biên bản thỏa thuận đầu tiên
Sau khi doanh nhiệp bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm đã có sự thống nhất nhất định, họ sẽ lập thành một biên bản để ghi nhận sự thỏa thuận đó. Biên bản sẽ ghi nhận sự thống nhất về mức độ thiệt hại, nguyên nhân thiệt hại: khách quan hay chủ quan, những tổn thất nào thuộc phạm vi bảo hiểm, những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm, thời gian bồi thƣờng, cách thức bồi thƣờng, số tiền bồi thƣờng…Nhƣ vậy, khi tham gia thành lập biên bản, sẽ có sự tham gia của ngƣời gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, xác định đƣợc lỗi do ai đã khó, và yêu cầu ngƣời có lỗi tham gia thành lập biên bản lại càng khó hơn. Hai bên trong hợp đồng bảo hiểm không có quyền yêu cầu ngƣời thứ ba phải có mặt trong khi lập biên bản. Do tâm lý chung, nếu có mặt khi lập biên bản và kí tên vào biên bản coi nhƣ là thừa nhận lỗi của mình.
Trong thực tế, gần nhƣ ngƣời thứ ba khơng bao giờ ký vào biên bản nêu trên. Nói cách khác, khơng ai tự nhận những trách nhiệm bất lợi vào mình khi chƣa có quyết định của cơ quan thẩm quyền. Nhƣ vậy, biên bản nêu trên chỉ là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm. Đây chính điểm gây khó
42
Điều 48, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định: “1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngƣời đƣợc bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Trong trƣờng hợp các bên không thống nhất về ngun nhân và mức độ tổn thất thì có thể trƣng cầu giám định viên độc lập, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trƣờng hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trƣng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên đƣợc yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.”
khăn nhiều nhất cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi vì hầu nhƣ khơng có một quy định nào ràng buộc trách nhiệm của ngƣời thứ ba.
Xác định lỗi
Trong quan hệ chuyển quyền yêu cầu, “lỗi” là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất, đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lỗi là điều kiện quan trọng để làm phát sinh quan hệ chuyển quyền. Lỗi ở đây đƣợc xác định là lỗi của cả ngƣời đƣợc bảo hiểm và lỗi của ngƣời thứ ba gây thiệt hại.
Lỗi của ngƣời thứ gây ra thiệt hại là yếu tố quan trọng cần phải xác định cụ thể. Phần này đã đƣợc trình bày ở phần điều kiện phát sinh quan hệ chuyển quyền yêu cầu. Vì vậy, trong phần xác định mức độ lỗi này, tác giả chỉ trình bày mức độ lỗi của ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Khi tham gia bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm phịng ngừa và hạn chế tổn thất xảy ra đối với tài sản đã mua bảo hiểm43. Đó là nghĩa vụ của bên đƣợc bảo hiểm và nghĩa vụ này thƣờng đƣợc quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu ngƣời đƣợc bảo hiểm cố ý gây thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thƣờng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo hiểm tài sản: chỉ bồi thƣờng những thiệt hại phát sinh do rủi ro.
Cũng cần lƣu ý rằng, nếu tổn thất là do lỗi vô ý, tức tổn thất này xảy ra ngồi ý chí ngƣời đƣợc bảo hiểm bảo hiểm, tuy ngƣời đƣợc bảo hiểm có khả năng biết đƣợc tổn thất có thể xảy ra mà khơng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hạn chế tổn thất kịp thời do sự chủ quan. Trƣờng hợp này doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chi trả tổn thất nhƣng sẽ khấu trừ lại tùy theo mức độ lỗi của ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Trong thực tế, không hiếm những trƣờng hợp thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Trong ví dụ về vụ cháy Nhà hàng Thế giới Shushi đƣợc nêu ở phần trên, bản thân chủ nhà hàng – ngƣời đƣợc bảo hiểm – cũng có một phần trách nhiệm trong việc sử dụng những bình gas cũng nhƣ ống dẫn gas không đảm
43 Khoản 1, Điều 50, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định: “Ngƣời đƣợc bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phịng cháy, chữa cháy, an tồn lao động, vệ sinh lao động và những quy định pháp luật khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tƣợng bảo hiểm”
Khoản 1, Điều 575, Bộ luật Dân sự 2005, quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên đƣợc bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết”
bảo chất lƣợng. Trong vụ cháy đó, khơng thể đổ lỗi hoàn cho cơ sở sản xuất gas hoặc cá nhân ngƣời làm chập điện gây cháy nhà hàng. Vậy nên chủ nhà hàng cũng bị cơ quan Phòng cháy chữa cháy đã lập biên bản xử phạt hành chính về việc sử dụng và bảo vệ khí gas khơng an tồn.
Bên cạnh đó, nếu ngƣời đƣợc bảo hiểm không thực hiện đúng quy định về chuyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm thì họ sẽ bị khấu trừ một khoản tiền trong tổng số tiền mà đáng lẽ ra họ sẽ đƣợc nhận tƣơng ứng giá trị tổn thất. Trong quan hệ này, bên thứ ba là bên có hành vi trái pháp luật và có nghĩa vụ trực tiếp bồi thƣờng tổn thất mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thƣờng của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh không phải từ hành vi gây ra thiệt hại của bên thứ ba mà từ sự cam kết sẽ gánh chịu rủi ro thay cho ngƣời đƣợc bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay thế ngƣời đƣợc bảo hiểm địi lại số tiền đó.
Người được bảo hiểm viết văn bản cam kết chuyển quyền yêu cầu.
Văn bản cam kết chuyển quyền do ngƣời đƣợc bảo hiểm thực hiện, nhằm thể hiện lời hứa rằng sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thƣờng, ngƣời đƣợc bảo hiểm sẽ chuyển giao quyền yêu cầu ngƣời thứ ba bồi thƣờng sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm và cả Bộ luật Dân sự không quy định điều này. Nhƣng trong thực tế, hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều yêu cầu ngƣời đƣợc bảo hiểm phải viết bản cam kết này trƣớc khi doanh nghiệp bảo hiểm bồi thƣờng.
Thông thƣờng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhanh chóng yêu cầu ngƣời đƣợc bảo hiểm viết bản cam kết này. Vì thời hiệu để khởi kiện hành vi gây thiệt hại chỉ có hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và ngƣời khác bị xâm hại44. Trong khi việc giám định tổn thất, xác định lỗi tốn nhiều thời gian. Nhiều trƣờng hợp, ngƣời đƣợc bảo hiểm không chịu hợp tác, không cung cấp thông tin cũng nhƣ không thống nhất với doanh nghiệp bảo hiểm về số tiền bồi thƣờng, mức độ lỗi…dẫn đến tình trạng hết thời hiệu khởi kiện. Nhƣ vậy, trong những tình huống này, ngƣời thứ ba gây ra thiệt hại không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về hành vi trái pháp luật của mình là điều bất hợp lý.
DNBH bồi thường cho người được bảo hiểm
Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi có thiệt hại tài sản thuộc phạm vi bảo hiểm là nghĩa vụ
44
Điều 607, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm”
pháp lý bắt buộc. Đồng thời cũng là điều kiện để ngƣời đƣợc bảo hiểm chuyển giao quyền yêu cầu. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định căn cứ đánh giá nhƣ thế nào là hoàn tất việc bồi thƣờng. Các doanh nghiệp bảo hiểm thƣờng không chi trả tổn thất một lần mà thƣờng chia thành từng phần nhỏ. Thông thƣờng, các bên căn cứ vào mức độ tổn thất trên thực tế và sự chấp nhận của ngƣời đƣợc bảo hiểm đối với sự bồi thƣờng của doanh nghiệp bảo hiêm để đánh giá.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm khi bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm. Trong khi, ngƣời gây ra thiệt hại bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại căn cứ vào mức độ hƣ hỏng của tài sản, mức độ lỗi của ngƣời gây ra thiệt hại. Hai khoản tiền này không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau.
Cũng cần lƣu ý thêm rằng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải thực hiện bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm cả trong trƣờng hợp họ dự liệu rằng ngƣời thứ ba sẽ khơng thực hiện bồi hồn. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo sự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bởi vì, ngƣời đƣợc bảo hiểm mua bảo hiểm tài sản là để đƣợc đảm bảo rằng tài sản của họ sẽ đƣợc phục hồi ngay trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba gây thiệt hại và không thực hiện nghĩa vụ cho họ. Nếu nhƣ doanh nghiệp bảo hiểm lấy lí do ngƣời thứ ba khơng bồi hồn cho họ để từ chối bồi thƣờng thì rõ ràng ngƣời đƣợc bảo hiểm không cần phải mua bảo hiểm tài sản.
Người được bảo hiểm chuyển giao quyền yêu cầu.
Sau khi đƣợc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thƣờng hợp lý, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải thực hiện việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu là nghĩa vụ bắt buộc của ngƣời đƣợc bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Việc chuyển giao quyền yêu cầu đƣợc thể hiện qua hình thức văn bản thế quyền, hoặc bằng lời nói45. Thơng thƣờng, các bên sẽ tiến hành lập thành văn bản, để tăng giá trị pháp lý. Trong văn bản này, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải thể hiện đƣợc sự đồng ý chuyển quyền yêu cầu sang cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ cam kết không nhận tiền bồi thƣờng của bên thứ ba. Đồng thời, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải cam kết hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm trong việc yêu cầu ngƣời thứ ba bồi hoàn. Riêng đối