Chính sách hỗ trợ về tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ trong ngành gốm sứ huyện gia lâm, hà nội (Trang 42 - 127)

2. Tổng quan tài liệu

2.4.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính

Khó khăn về tài chính là một trở ngại lớn nhất đối với DNVVN ở các n−ớc, đặc biệt ở các n−ớc đang phát triển. Vì vậy giúp đỡ về tài chímh, tín dụng là một trong những quan tâm hàng đầu của chính phủ. Việc trợ cấp vốn đ−ợc tiến hành thông qua một hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính với mức l4i suất −u đ4i khác nhau.

+ ở CHLB Đức: Chính phủ giúp vốn cho các DNVVN bằng chính sách tài chính thông qua con đ−ờng tín dụng và trợ cấp. Tín dụng đầu t− đ−ợc −u đ4i theo h−ớng:

- Thành lập các DNVVN mới

- áp dụng công nghệ cao vào sản xuất - Hỗ trợ kinh phí cho đào tạo và t− vấn

- Cấp kinh phí cho dự án và thu hút DNVVN tham gia

Hoạt động quan trọng nhất về hỗ trợ tài chính là cấp tín dụng và bảo l4nh tín dụng.

+ ở Mỹ: Chính phủ lập ra “Ngân hàng doanh nghiệp nhỏ” để cho các DNVVN vay vốn với mức −u đ4i hoặc có các dịch vụ đặc biệt để trợ giúp các doanh nghiệp này. Ngoài ra còn có cơ quan quản lý doanh nghiệp cho các DNVVN vay vốn với l4i suất thấp so với ngân hàng th−ơng mại và bảo l4nh cho các DNVVN vay vốn ở ngân hàng d−ới 500.000USD với điều kiện ng−ời vay phải hoàn trả nếu nh− kinh doanh thất bại.

+ ở các n−ớc Đông Nam á: Các chính phủ đều thiết lập nhiều ch−ơng trình trợ giúp tài chính cho DNVVN, nh− ở Singapore có tài chính công nghiệp nhỏ; ở Malaixia có các cơ quan cấp tín dụng, ngân hàng Trung −ơng và ngân

hàng phát triển có nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho DNVVN. ở Philipin có ngân hàng DNVVN (SMEB) đóng vai trò hàng đầu trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.4.3. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một khó khăn đối với các DNVVN, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá của DNVVN, vấn đề cơ bản là hỗ trợ khoa học công nghệ, nâng cao chất l−ợng sản phẩm, coi trọng các sản phẩm mang tính truyền thống dân tộc độc đáo nh− các loại con giống, con rối ở Inđônêxia, Philippin, dao kéo của hợp tác x4 Arangiu(Thái Lan)... Các n−ớc đều có một số chính sách hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của DNVVN.

+ ở Philippin có các trung tâm giới thiệu hàng hoá của DNVVN

+ ở Inđônêxia có các trung tâm th−ơng mại – công nghiệp giành cho doanh nghiệp nhỏ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời các siêu thị giành các quầy giới thiệu và bán sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ.

+ ở Thái Lan, tại các trung tâm hỗ trợ DNVVN cấp vùng đều có nhà giới thiệu sản phẩm của các DNVVN.

+ Các n−ớc đều có cục hỗ trợ xuất khẩu nhằm giới thiệu mặt hàng của DNVVN ra n−ớc ngoài, tạo lập thị tr−ờng xuất khẩu và hỗ trợ DNVVN đem hàng ra bán ở n−ớc ngoài, mở các lớp huấn luyện các hoạt động xuất khẩu cho các DNVVN [20].

2.4.4. Hỗ trợ về khoa học – công nghệ, đào tạo, t− vấn, thông tin

Hỗ trợ khoa học công nghệ cho DNVVN chủ yếu là chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề của ng−ời lao động sản xuất và ng−ời quản lý, cung cấp các thông tin, vừa nâng cao năng suất và hiệu quả của DNVVN, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

+ ở CHLB Đức: Hoạt động t− vấn và đào tạo đ−ợc đặc biệt chú ý, gồm các nội dung chủ yếu nh−: t− vấn về pháp lý, thuế, công nghệ, kỹ thuật và tổ chức sản xuất kinh doanh, t− vấn về môi tr−ờng sinh thái, đối ngoại, đào tạo tay nghề, t− vấn về đảm bảo chất l−ợng sản phẩm doanh nghiệp.

+ ở Thái Lan: Cục hỗ trợ công nghiệp bố trí 11 trung tâm hỗ trợ cấp vùng, phục vụ cho 75 tỉnh, có nhiệm vụ đào tạo tay nghề và giảng viên cho DNVVN về kỹ thuật công nghệ và sản xuất kinh doanh.

+ ở Inđônêxia: Có lực l−ợng t− vấn cho doanh nghiệp nhỏ, có 38 trạm t− vấn tại chỗ với 1500 chuyên gia t− vấn[20].

2.4.5. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong các doanh nghiệp nhỏ mạnh quan hệ hợp tác trong các doanh nghiệp nhỏ

Các n−ớc đều coi trọng tạo mối quan hệ hợp tác giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn, có quy định pháp lý buộc doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ cả vốn, công nghệ và hoạt động kinh doanh. Còn DNVVN trở thành vệ tinh, tham gia chế tạo các phụ tùng phụ kiện cho DN lớn. ở Inđônêxia còn quy định mỗi DN lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số DN vừa và một DN vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số DN nhỏ.

Các n−ớc rất coi trọng các hình thức tổ chức hợp tác của các DNVVN do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu ra cho DNVVN, đặc biệt tạo thuận lợi cho ngân hàng cho vay vốn.

2.4.6. Thành lập các cơ quan quản lý, đại diện và hỗ trợ DNVVN

DNVVN ở các n−ớc có vai trò vị trí quan trọng và chiếm 1 tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, do đó ngoài sự quan tâm của Tổng thống, Thủ t−ớng, Nhà vua, Chính phủ và các cơ quan Nhà n−ớc, các n−ớc đều có cơ quan chuyên lo quản lý và hỗ trợ DNVVN.

- ở Philippin có Cục DNVVN nằm trong Bộ th−ơng mại và công nghiệp để quản lý DNVVN; ở các địa ph−ơng có các trung tâm hỗ trợ DNVVN ở các tỉnh. ở trung −ơng còn có hội đồng phát triển DNVVN do đại diện Bộ th−ơng mại và công nghiệp làm chủ tịch và 9 thành viên của các bộ phận khác[20].

- ở Thái Lan có Cục hỗ trợ doanh nghiệp nằm trong Bộ công nghiệp, vừa quản lý vừa theo dõi và hỗ trợ DNVVN, có hệ thống tổ chức xuống các vùng gồm 11 trung tâm và các Sở công nghiệp ở 75 tỉnh[20].

2.5. Tình hình phát triển DNVVN có chủ là nữ ở Việt Nam và trên thế giới

2.5.1. Tình hình phát triển DNVVN có chủ là nữ ở Việt Nam

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, phụ nữ đ−ợc coi là lực l−ợng kinh tế đang nổi lên, không những tham gia vào lực l−ợng lao động mà còn tạo việc làm, thêm giá trị cho các nguồn lực, tạo ra tài sản, tạo dựng doanh nghiệp, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, khuyến khích tăng tr−ởng kinh tế toàn cầu. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở những quốc gia có đầu t− và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ thì ở đó không những có nhiều doanh nghiệp nữ hơn và tỷ lệ đóng góp của khối doanh nghiệp này trong thu nhập quốc dân cao hơn mà còn làm cho cả nền kinh tế quốc dân mạnh hơn.

Tính đến nay, Việt Nam đ4 có trên 250.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, không kể 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó số doanh nghiệp nữ làm chủ −ớc tính khoảng 25 - 30%. Lĩnh vực kinh doanh th−ờng liên quan đến những công việc truyền thống của phụ nữ, yêu cầu tay nghề đơn giản hoặc dịch vụ th−ơng mại[34].

Thực tế đ4 khẳng định vai trò không thể thiếu của các doanh nhân nữ. Không ít doanh nhân nữ đ4 rất thành công, không thua kém các nhà quản lý nam giới. Nữ doanh nhân có những lợi thế mà doanh nhân nam không có. Đó là sự cẩn thận tỷ mỉ…điều làm các đối tác yên tâm khi làm ăn. Với sự dịu dàng và yểu điệu vốn có nữ doanh nghiệp đôi khi cũng khiến đối tác phải nh−ợng bộ trong khi đàm phán hợp đồng. Doanh nghiệp nữ Việt Nam hiện có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Về cơ bản, doanh nghiệp nữ Việt Nam có nền tảng học vấn t−ơng đối tốt, tại khu vực doanh nghiệp quốc doanh hơn 20% doanh nghiệp nữ có trình độ đại học[34].

Một khảo sát của Ch−ơng trình phát triển kinh tế t− nhân - MPDF thuộc IFC công bố vào ngày 8/3/2006 trên 500 chủ doanh nghiệp nữ trên phạm vi toàn quốc khẳng định các chủ doanh nghiệp nữ, phần lớn là các doanh nghiệp

thị tr−ờng, luật pháp và chính sách ch−a rõ ràng và thiếu nguồn lao động lành nghề. Mặc dù tiếp cận các nguồn vốn chính thức có thể đ−ợc coi là khó khăn chung của cả chủ doanh nghiệp nam và nữ, phụ nữ vẫn gặp thiệt thòi nhiều hơn do không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản chung của hai vợ chồng cũng nh− ch−a đ−ợc trang bị kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo yêu cầu của ngân hàng[34].

Bên cạnh đó họ còn đối mặt với một số thách thức riêng nh−: thiếu cơ hội về quản lý doanh nghiệp và tài chính, thiếu cơ hội tham gia các mạng l−ới kinh doanh, khó khăn khi phải cân bằng giữa công việc và trách nhiệm gia đình và x4 hội (nuôi dạy con cái, chăm sóc bố mẹ cao tuổi và các hoạt động x4 hội khác). Một điều tra khác do Viện các vấn đề x4 hội thực hiện trong năm 2005 (trên 4176 ng−ời trong đó 46,5% là nữ) đ4 khẳng định là phụ nữ có ít cơ hội đào tạo để phát triển chuyên môn hơn nam giới. Tỷ lệ nữ đ−ợc đào tạo chuyên môn ở n−ớc ta qua tr−ờng lớp đào tạo tại chỗ đều thấp hơn nam giới. Cũng do điều tra này, tỷ lệ phụ nữ có thu nhập th−ờng xuyên thấp hơn so với nam giới và phụ nữ phải dành nhiều thời gian làm các công việc gia đình mà không đ−ợc trả l−ơng - hạn chế họ tham gia vào các hoạt động đào tạo nâng cao chuyên môn và giao l−u với các doanh nhân khác[34].

Tăng c−ờng quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam để họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế sẽ có tác động kể đến phát triển kinh tế cũng nh− xóa đói giảm nghèo ở n−ớc ta. Do vậy cần có những giải pháp ở tầm quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp nữ nhất là trong quá trình hội nhập. Cụ thể là: trong luật bình đẳng giới và những văn bản h−ớng dẫn thi hành nên thiết kế những ch−ơng trình đào tạo kỹ năng kinh doanh dành riêng cho phụ nữ, hỗ trợ việc thành lập các mạng l−ới liên kết doanh nghiệp do nữ làm chủ xây dựng cơ chế bảo l4nh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt xem xét việc thành lập một hội đồng t− vấn chính phủ về các vấn đề giới và các chính sách, các ch−ơng trình phát triển doanh nghiệp Việt Nam vào chiến l−ợc toàn diện về

tăng tr−ởng và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra các bộ ngành và địa ph−ơng có thể xây dựng các sáng kiến hỗ trợ tín dụng, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về thông tin, công nghệ, t− vấn … cho doanh nghiệp nữ, đồng thời tăng c−ờng liên kết trong nội bộ và trong toàn ngành kinh tế.

Đ4 đến lúc vấn đề phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ cần đ−ợc nhìn nhận một cách chiến l−ợc và toàn diện hơn để phát huy tối đa khẳ năng đóng góp của phụ nữ đối với phát triển kinh tế x4 hội của n−ớc ta.

2.5.2. Tình hình các DNVVN có chủ là nữ trên thế giới

Phụ nữ ngày càng tham gia đáng kể vào hoạt động kinh doanh. ở các n−ớc EU, doanh nhân nữ chiếm 20 - 40% (giai đoạn 1990 - 1999). ở

Singapore, số doanh nhân nữ vào năm 1996 đ4 tăng gấp 3 lần so với 6 năm tr−ớc đó. ở Thái Lan trong các năm qua, nếu nh− số doanh nghiệp nam chỉ tăng gấp đôi thì số doanh nhân nữ tăng gấp ba lần. Tại Trung Quốc, 1/4 số doanh nhân khởi sự doanh nghiệp trong các năm 1978 - 1996 là phụ nữ[34].

Những nghiên cứu về nữ ở một số n−ớc trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ th−ờng có quy mô nhỏ và cực nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm. Tại Canada, trung bình các doanh nghiệp do nữ làm chủ tạo ra nhiều việc làm gấp 4 lần doanh nghiệp nói chung. ở Philippin, tỷ lệ làm việc do doanh nghiệp nữ tạo ra chiếm xấp xỉ 50%. ở Mỹ 1/3 trong số các công ty Mỹ nằm d−ới quyền các “nữ t−ớng” các nhà điều tra đ4 nghiên cứu quy mô và sức mạnh kinh tế của gần 8 triệu doanh nghiệp có chủ là nữ trên tòan n−ớc Mỹ. Các doanh nghiệp này thu nạp hơn 15 triệu công nhân và ngày càng phát triển cả về số l−ợng lẫn hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu còn cho thấy tốc độ tăng tr−ởng của các công ty này còn cao hơn tốc độ trung bình của các doanh nghiệp toàn liên bang và khả năng chính không hề thua kém các doanh nghiệp do nam làm chủ. 72% các doanh nghiệp do nữ làm chủ tập chung chủ yếu ở hai ngành công nghiệp dịch vụ và buôn bán. Tuy nhiên các nữ chủ doanh nghiệp không chỉ

dừng lại ở đó, họ bắt đầu tham gia mọi lĩnh vực của nền kinh tế bao gồm nông nghiệp, xây dựng, sản xuất, giao thông vận tải với quy mô ngày càng tăng[33].

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đầu t− của Chính phủ vào phát triển doanh nghiệp nữ mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt. Một số chính phủ còn bắt đầu xem xét vấn đề bình đẳng giới trong mối liên hệ chặt chẽ với tốc độ tăng tr−ởng kinh tế. Một điều tra của Ngân hàng thế giới thực hiện tại Uganda cho thấy Uganda đang bỏ lỡ 0,2% tăng tr−ởng kinh tế mỗi năm do môi tr−ờng chính sách còn nhiều bất bình đẳng đối với phụ nữ.

Trong thời gian vừa qua chính phủ của một số n−ớc phát triển và đang phát triển đ4 bắt đầu nhìn nhận vấn đề phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ một cách chiến lựơc hơn, đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện môi tr−ờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế. Hàn Quốc đ4 ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nữ từ năm 1999. ở Canada, chính phủ đ4 thành lập một tổ công tác đặc biệt về doanh nghiệp nữ do chính phủ đứng đầu. Tổ công tác này có nhiệm vụ nghiên cứu chính thức những khó khăn thách thức mà chủ doanh nghiệp nữ đang gặp phải, t− vấn cho Thủ t−ớng những chính sách cần thiết để thúc đẩy hơn nữa những đóng góp của doanh nghiệp do nữ làm chủ đối với nền kinh tế Canada. Tại Anh, một khung chiến l−ợc về phát triển doanh nghiệp nữ đ−ợc ban hành vào năm 2003 đặt nền móng cho những hỗ trợ lâu dài doanh nghiệp nữ. Tổ công tác đặc biệt về doanh nghiệp nữ cũng vừa chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm đến nay[34].

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Gia lâm, Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Gia Lâm là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội nằm ở phía Đông Bắc của thủ đô, huyện đ−ợc bao bọc bởi các đ−ờng ranh giới. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và Tỉnh Bắc Ninh, Phía Đông giáp hai tỉnh Bắc Ninh và H−ng Yên, phía Đông Nam và Tây Nam đ−ợc bao bọc bởi Sông Hồng. Tr−ớc đây huyện có 31 x4 và 4 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 17432,1ha. Năm 2004, sau khi thực hiện Nghị định 132/CP của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận mới Long Biên, huyện còn 21 x4 và 1 thị trấn với dân số 206448 ng−ời, diện tích đất tự nhiên là 11479,08 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 6694,74 ha chiếm 58,52%.

Gia Lâm có vị trí quan trọng là huyện của thủ đô Hà Nội – Trung tâm văn hoá, chính trị của cả n−ớc, là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng vì trên địa bàn huyện có 2 con đ−ờng quốc lộ chạy qua nối liền các tỉnh trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ là nữ trong ngành gốm sứ huyện gia lâm, hà nội (Trang 42 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)