2. Tổng quan tài liệu
2.3.1. Tình hình phát triển và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền
nền kinh tế Việt Nam hiện nay
2.3.1.1. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền kinh tế Việt Nam Đối với nền kinh tế Việt Nam thì vị trí, vai trò của DNVVN lại càng quan trọng, do những đặc điểm, tình hình và bối cảnh phát triển kinh tế n−ớc ta quy định. Là một n−ớc có trình độ kinh tế thấp kém so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Yếu kém cơ bản vẫn là năng suất lao động . Đất bình quân đầu ng−ời thấp khoảng 0,1ha/ng−ời[13].
Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn cũng nh− chênh lệch giữa các vùng Bắc, Trung, Nam bộ rất lớn và có xu thế ngày càng tăng d−ới sự phát triển của kinh tế thị tr−ờng trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hoá nông thôn chậm, tỷ lệ đô thị hoá thấp chỉ khoảng 20% so với các n−ớc khiến cho quá trình tạo việc làm, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ diễn ra rất chậm. Thực hiện công nghiệp đổi mới từ những năm 1990 trở lại đây làm cho nền kinh tế n−ớc ta phát triển nhanh và t−ơng đối ổn định, đẩy lùi lạm phát, tăng xuất khẩu và thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Đến năm 2006 tỷ lệ thuế nhập khẩu chỉ còn 0 – 5% do chúng ta gia nhập APTA, không còn bảo hộ, cạnh tranh gay gắt đó là thách thức lớn đối với DNVVN Việt Nam. Do đó, vị trí và vai trò của các DNVVN chăn nuôi ngày càng to lớn và quan trọng hơn bao giờ hết.
cứ vào tốc độ tăng tr−ởng GDP của các DNVVN nh− hiện nay có thể thấy rằng tốc độ tăng tr−ởng, tiềm năng phát triển để đạt đ−ợc những mục tiêu kinh tế – x4 hội đ4 đề ra trong giai đoạn tới phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các DNVVN chứ không phải chỉ phụ thuộc vào các công trình, dự án lớn.
DNVVN thu hút rất nhiều lao động ở Việt Nam. Hàng năm n−ớc ta có khoảng 1 triệu ng−ời đến độ tuổi lao động. Phần lớn DNVVN thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực này giải quyết khá lớn lực l−ợng lao động này, chiếm 42,7% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lao động từ khu vực nhà n−ớc chuyển sang trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n−ớc. Qua các nghiên cứu cho thấy DNVVN giải quyết khoảng 26% lao động cả n−ớc lớn hơn 2,5 lần so với các doanh nghiệp nhà n−ớc về số lao động . Theo −ớc tính có khoảng 7,8 triệu lao động đ−ợc thu hút vào làm việc trong các DNVVN.
Vị trí vai trò của DNVVN càng tăng lên khi chi phí trung bình tạo ra một chỗ làm việc trong các DNVVN ở Việt Nam vào khoảng 740.000đ chỉ bằng 3% trong các doanh nghiệp lớn (5 – 10 triệu đồng)[25]. Hơn nữa nguồn vốn huy động trong dân c−, trong điều kiện thiếu vốn thì đây là giải pháp rất quan trọng phát huy nội lực. Các DNVVN hoạt động nhờ vay vốn ngân hàng rất nhỏ. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ những ng−ời thân quen, họ hàng. ở đây, DNVVN là ng−ời tiếp xúc trực tiếp với ng−ời cho vay, huy động vốn từ khu vực t− nhân nhanh và hiệu quả hơn, giảm bớt đ−ợc các khâu trung gian, đem lại lợi ích trực tiếp cho chính họ và cho cả những ng−ời có vốn cho vay. 2.3.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Do tình hình kinh tế Việt Nam có những đặc điểm riêng nên các DNVVN ở Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng của nó. Bắt đầu là từ việc quy định về phân loại và xác định các DNVVN. Từ quy định của thủ t−ớng chính phủ trong Công văn 681/CP-KTN ngày 20 tháng 6 năm 1998 đến Nghị định 90/2001 NĐ- CP, ngày 23/11/2001 của Chính phủ về việc nhận diện các DNVVN lại càng làm cho các DNVVN có những nét khác so với DNVVN ở các n−ớc khác.
Thứ nhất: DNVVN không có giới hạn d−ới hay nói cách khác là không đ−ợc quy định. Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, số hộ gia đình đăng ký kinh doanh rất nhiều. Những hộ kinh doanh nhỏ này liệu có thuộc các DNVVN không? Nếu không coi họ là DNVVN thì rất khó khăn trong việc thực hiện các chính sách −u tiên phát triển đối với họ. Nguồn lực sẽ bị dàn trải nếu coi họ là các DNVVN dẫn đến việc hỗ trợ bị phân tán, không hiệu quả, ch−a giải quyết đ−ợc các vấn đề đối với các DNVVN hiện nay.
Thứ hai: DNVVN Việt Nam th−ờng gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Đây là một nét rất đặc tr−ng của các DNVVN ở Việt Nam so với các n−ớc khác và so với công nghiệp lớn. Đối với các n−ớc công nghiệp phát triển công nghệ mà các DNVVN sử dụng là công nghệ rất hiện đại, chúng chỉ khác nhau về quy mô đầu t− mà không phải khác nhau về năng lực và khả năng sản xuất. Đó chính là do công nghệ của họ rất hiện đại và tốc độ đổi mới công nghệ nhanh hơn nhiều so với DNVVN Việt Nam. Họ có thể liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn và là một bộ phận cấu thành của công nghiệp lớn. Trong khi các DNVVN của chúng ta ch−a làm đ−ợc điều đó. Khả năng liên kết với nhau và liên kết với doanh nghiệp lớn của DNVVN ch−a mạnh.
Thứ ba: Do đặc điểm kinh tế Việt Nam nên DNVVN Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khi vực ngoài quốc doanh. Đặc điểm của khu vực kinh tế t− nhân, kinh tế ngoài quốc doanh mang tính đại diện cho DNVVN ở Việt Nam. Từ đóng góp vào cơ cấu GDP, hay thu hút lao động trong các nghiên cứu ng−ời ta cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu kinh tế của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để nói lên đó là sự đóng góp của các DNVVN Việt Nam. Cho đến nay, ch−a có số liệu điều tra chính thức riêng biệt cho toàn bộ các DNVVN Việt Nam. Các DNVVN chủ yếu bao gồm các loại hình doanh nghiệp t− nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Trong nghiên cứu này chúng tôi có sử dụng các số liệu thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nh− là số liệu của các DNVVN Việt Nam.