4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Sau khi huy động vốn, ngân hàng nhanh chóng tìm các biện pháp để sử
dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng, cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới mọi hình thức tiền mặt hoặc
chuyển khoản trong một thời gian nhất định, nó phản ánh quy mơ hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động càng rộng, số lượng khách hàng càng nhiều. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay có sự tăng giảm qua các năm. Đó là do CN có những chính sách tín dụng riêng để đảm bảo việc tăng trưởng tín dụng một cách lành mạnh và có hiệu quả, và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Xét về cơ cấu giữa ngắn hạn và trung – dài hạn thì doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh luôn chiếm hơn 80% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân, khách hàng chủ yếu của CN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ
Chỉ tiêu
6 Tháng đầu năm Chênh lệch
6T.2012/6T.2011
2011 % 2012 % Số tiền %
1.Doanh số cho vay 973.830 100,00 1.012.589 100,00 38.759 3,98
- Ngắn hạn 818.212 84,02 842.296 83,18 24.084 2,94 - Trung - dài hạn 155.618 15,98 170.293 16,82 14.675 9,43 2. Doanh số thu nợ 907.102 100,00 913.659 100,00 6.557 0,72 - Ngắn hạn 785.319 86,57 767.761 84,03 (17.558) (2,24) - Trung - dài hạn 121.783 13,43 145898 15,97 24.115 19,80 3. Dư nợ 988.413 100,00 1.034.087 100,00 45.674 4,62 - Ngắn hạn 503903 50,98 573.550 55,46 69.647 13,82 - Trung - dài hạn 484510 49,02 460.537 44,54 (23.973) (4,95) 4. Nợ xấu 21.285 100,00 22.678 100,00 1.393 6,54 - Ngắn hạn 7.892 37,08 9134 40,28 1.242 15,74 - Trung - dài hạn 13.393 62,92 13.544 59,72 151 1,13
lẻ, nên hoạt động của một số phòng giao dịch trực thuộc CN chủ yếu là hoạt động tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong vòng ba năm nay, lãi suất huy động và lãi suất cho vay liên tục biến động (được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN) làm cho bản thân CN chủ động cắt giảm đầu tư cho vay trung và dài hạn vì e ngại xảy ra rủi ro về lãi suất. Bên cạnh đó, KH vay vốn trong ngắn hạn sẽ tốn ít chi
phí vì lãi suất sẽ thấp và khi trả nợ đúng hạn cho CN sẽ tạo điều kiện tiếp tục vay vốn dễ dàng khi những khách hàng này có nhu cầu sử dụng vốn. Thêm vào đó,
trong bối cảnh nền kinh tế biến động khó lường thì những khoản cho vay ngắn hạn sẽ ít bị rủi ro hơn những khoản cho vay trung và dài hạn.
Năm 2009, doanh số cho vay khá cao 1.605.566 triệu đồng. Nguyên nhân,
CN mở rộng đầu tư, khai thác cho vay đối với các đơn vị xuất nhập khẩu những
mặc hàng thiết yếu với các doanh ngiệp vừa và nhỏ, các dự án đầu tư bất động
sản khả thi. Thêm vào đó, CN triển khai các biện pháp kích cầu của Chính phủ như gói hổ trợ lãi suất ngắn hạn với mức lãi suất 4%. Tận dụng cơ hội từ gói hổ trợ lãi suất kích cầu cũng như nhu cầu vốn của thị trường CN đã đẩy mạnh phát triển tín dụng.
Bước sang năm 2010 doanh số cho vay chỉ đạt 1.488.739 triệu đồng giảm
7,28% so với năm 2009 đó là do khách hàng khơng cịn được hỗ trợ gói lãi suất, hơn nữa kinh tế đang phục hồi nhưng chưa thật sự ổn định. CN phải hoạt động
trên cơ sở có sự kiểm sốt về tăng trưởng tín dụng theo chủ trương kiềm chế lạm phát của NHNN cùng với việc siết chặt tín dụng, cũng như lãi suất tăng lên. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ làm cho thị phần bị chia ra nhiều phần nhỏ nhưng doanh số cho vay của CN luôn đạt mức khá cao. Điều này càng khẳng định vị thế của CN ngày càng lớn mạnh và ghi nhận sự nỗ lực hết mình của tồn
thể cán bộ cơng nhân viên của chi nhánh.
Trong năm 2011, doanh số cho vay MHB Cần Thơ tăng nhẹ chỉ 3,13% so với năm 2010. Nguyên nhân, CN đã tập trung cho vay các doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu, kinh doanh lương thực, phân bón. Bên cạnh đó là việc ưu tiên tín
dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thôn. Bước sang 6 tháng đầu năm 2012 do bối cảnh khó khăn, sức mua thị trường giảm, hàng hóa tồn kho tăng cao, nên
hạn chế. Hiện nay chỉ những doanh nghiệp đã có sẵn đầu ra cần vốn lưu động để sản xuất kinh doanh mới mạnh dạn vay vốn. Vì thế doanh sơ cho vay chỉ tăng 3,98% so với cùng kì
Cho vay trung và dài hạn là thế mạnh CN nhưng theo bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này chiếm một tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay và có sự biến động qua các năm. Sở dĩ có điều này là do trong thời gian gần đây lãi suất
huy động trên thị trường là khá phức tạp, nên tâm lí người dân khơng muốn gửi tiền với kì hạn dài do lo ngại lãi suất ngắn hạn tăng cao tạo ra rủi ro lãi suất. Thêm vào đó, do sợ lạm phát tăng cao nên khách hàng còn e dè khi quyết định
gửi tiền vào ngân hàng gây khó khăn trong việc huy động vốn trung – dài hạn.
Trong khi việc huy động vốn trung và dài hạn đang diễn ra khó khăn thì ngày
10/08/2009 NHNN lại ban hành thông tư số15/2009/TT – NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn cho vay ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn đối
với NHTM giảm cịn 30%. Chính những điều này đã làm hạn chế việc cho vay
trung dài hạn của ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu sử dụng cùng một đồng vốn để cho vay thì tín dụng ngắn
hạn lại khơng mang lại hiệu quả cao cho CN và diễn biến chung của nền kinh tế.