Khoản 1 Điều 8 Nghị định 135/2015/NĐ-CP giao nhiệm vụ cho NHNN quy định cụ thể về loại, tiêu chí lựa chọn cơng cụ đƣợc phép ĐTGTRNN trên nguyên tắc từng thời kỳ nhằm đảm bảo quản lý an toàn hoạt động ĐTGTRNN. Hiện nay, trên TTTC quốc tế, các cơng cụ tài chính, sản phẩm đầu tƣ chứng khốn, giấy tờ có giá rất đa dạng, phong phú, biến đổi liên tục về chủng loại, kết cấu, xếp hạng tín nhiệm; nhiều loại cơng cụ, sản phẩm có cấu trúc, đặc điểm phức tạp. Do vậy, căn cứ tình hình kinh tế tài chính trong nƣớc và quốc tế, năng lực quản lý và quản trị rủi ro của các chủ thể tham gia, NHNN đã quy định công cụ đƣợc phép ĐTGTRNN tại Điều 4 Thông tƣ 10/2016/TT-NHNN gồm:
- Cổ phiếu đƣợc niêm yết trên TTCK ở nƣớc ngoài; - Chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khốn;
- Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ và của các tổ chức phát hành đƣợc xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings.
32
Về loại công cụ, NHNN chỉ cho phép đầu tƣ vào một số loại sản phẩm tài
chính cơ bản, thơng dụng, có tính an tồn cao nhƣ cổ phiếu phổ thơng, trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi.
Về tiêu chí lựa chọn, Thơng tƣ 10/2016/TT-NHNN quy định các công cụ đầu
tƣ này phải đƣợc niêm yết cơng khai trên TTCK nƣớc ngồi, phải đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế. Tiêu chí này đảm bảo tính an tồn, hạn chế thấp nhất các rủi ro cho NĐT khi thực hiện ĐTGTRNN. Bởi lẽ, chứng khoán đƣợc phép niêm yết trên TTCK phải tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật từng quốc gia. Điều kiện niêm yết chứng khoán dựa trên các tiêu chuẩn định lƣợng (thời gian hoạt động của các công ty kể từ khi thành lập, qui mơ của cơng ty, tính đại chúng của chứng khốn) và các tiêu chuẩn định tính (đánh giá về triển vọng của công ty, phƣơng án kinh doanh khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành, ý kiến của kiểm tốn về các báo cáo tài chính, cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty...). Bên cạnh đó, đối với chứng khoán niêm yết, tổ chức phát hành chịu nghĩa vụ công bố thơng tin, nhƣ: số lƣợng chứng khốn do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thơng tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hƣớng, chiến lƣợc phát triển v.v… Do vậy, NĐT có đầy đủ thơng tin để đƣa ra chiến lƣợc đầu tƣ hợp lí. Đối với chứng khốn của tổ chức phát hành đƣợc xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings) cũng là sự lựa chọn uy tín, đảm bảo an tồn. Bởi lẽ, xếp hạng tín nhiệm đƣợc tiến hành một cách khách quan dựa trên những nguồn thông tin đáng tin cậy về những đối tƣợng đƣợc xếp hạng tín nhiệm. Đây khơng phải là một sự quảng cáo để kích thích mua bán chứng khốn, mà xếp hạng tín nhiệm thực hiện chức năng độc lập, đánh giá mức độ rủi ro hay mức độ tín nhiệm của đối tƣợng đƣợc xếp hạng. Các kết quả xếp hạng tín nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết về cơng cụ nợ, tình trạng của nhà phát hành, qua đó NĐT có căn cứ để thẩm định, tin tƣởng lựa chọn danh mục đầu tƣ, đánh giá rủi ro và đƣa ra quyết định đầu tƣ tối ƣu. Đồng thời, NHNN quy định cụ thể 3 hãng xếp hạng tín nhiệm là: Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings. Bởi vì, đây là 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín và có sức ảnh hƣởng lớn của thế giới.
Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện, có thể mở rộng chủng loại cơng cụ đầu tƣ khi điều kiện kinh tế, tài chính tiền tệ trong nƣớc, quốc tế và năng lực quản lý đƣợc nâng cao; do đó Thơng tƣ 10/2016/TT-NHNN quy định: “Việc đầu tư vào các công cụ đầu tư khác không thuộc trường hợp quy định về loại cơng cụ và tiêu chí lựa chọn nêu trên do Thống
33
đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.” Nhƣ vậy, trong giai đoạn tiếp theo, tùy điều
kiện cụ thể, có thể xem xét mở rộng thành phần, chủng loại các cơng cụ, sản phẩm tài chính đƣợc phép ĐTGTRNN.
Từ sự phân tích quy định trên có thể thấy rằng, hoạt động ĐTGTRNN của Việt Nam chỉ hƣớng đến tính an tồn. Trong khi đó, đối với ĐTGTRNN, muốn đem lại nguồn lợi nhuận cao thì phải chấp nhuận rủi ro lớn (đối với đầu tƣ tài chính, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng thu đƣợc càng lớn). Nếu ĐTGTRNN chỉ cho phép đầu tƣ vào các cơng cụ đầu tƣ an tồn nhƣ quy định hiện nay thì hiệu quả sẽ khơng vƣợt trội, lợi nhuận thu đƣợc khơng lớn, chƣa kể đến những khoản chi phí lớn phải tiêu tốn trong quá trình đầu tƣ. Mặc dù, Nhà nƣớc quy định chỉ cho phép đầu tƣ vào cơng cụ đầu tƣ an tồn, thơng dụng nhằm mục đích kiểm sốt chặt chẽ, phù hợp với nền kinh tế phát triển chƣa ổn định hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ hƣớng đến sự an tồn thì sẽ nảy sinh một số vấn đề nhƣ:
Thứ nhất, hoạt động ĐTGTRNN sẽ không phát huy đƣợc tối đa các ƣu điểm của nó (nhƣ tính thanh khoản cao, NĐT dễ thối vốn, NĐT khơng bị ràng buộc bởi dự án mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận…).
Thứ hai, nhu cầu của NĐT sẽ bị hạn chế khi họ có ý định xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ mang tính rủi ro cao nhằm hƣớng đến mục tiêu lợi nhuận lớn, đặc biệt đối với những NĐT chuyên nghiệp, hoạt động đầu tƣ tài chính là lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành của họ.
Bất cập trên đòi hỏi Nhà nƣớc ta phải xem xét mở rộng công cụ đầu tƣ, tạo cơ hội cho NĐT tìm kiếm mơi trƣờng đầu tƣ mang tính đột phá nhằm mang lại nguồn thu đáng kể.Tác giả kiến nghị, Nhà nƣớc nên cho phép đầu tƣ vào cổ phiếu chƣa niêm yết khi đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định. Bởi lẽ, cổ phiếu chƣa niêm yết vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng. Mặc dù có những hạn chế về phƣơng pháp, quy chế giao dịch cũng nhƣ tính thanh khoản thấp, nhƣng đánh giá chất lƣợng cổ phiếu dựa vào tiêu chí niêm yết đơi khi chủ quan, một chiều. Cổ phiếu niêm yết hay chƣa niêm yết, ngoài dựa vào những điều kiện nhất định cịn phụ thuộc vào ý chí của nhà phát hành, nhƣ: kế hoạch kinh doanh, nhu cầu, thời cơ phù hợp, sự chuẩn bị tâm lý v.v… Cổ phiếu chƣa niêm yết mang lại cho những NĐT kiên trì, quan tâm đến chất lƣợng nhiều cơ hội lợi nhuận khi cổ phiếu này đƣợc niêm yết trên TTCK. NĐT có thể tranh thủ, tận dụng thời cơ mua cổ phiếu chƣa niêm yết với giá thấp. Khi niêm yết, giá cổ phiếu sẽ tăng cao và NĐT có thể bán ra vào thời điểm hợp lý, thu lại khoản lợi nhuận chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, nhằm tránh một số bất ổn, việc quy định cho phép đầu tƣ vào cổ phiếu chƣa niêm yết chỉ nên thực hiện khi đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định. Các điều kiện này đƣợc xây dựng dựa
34
trên các yếu tố nhƣ: năng lực, khả năng tài chính của tổ chức kinh tế đi đầu tƣ; tình hình kinh doanh cũng nhƣ tiềm năng phát triển của cơng ty phát hành cổ phiếu đó. Mặc dù, Thơng tƣ 10/2016/TT-NHNN có quy định: “Việc đầu tư vào các cơng cụ
đầu tư khác không thuộc trường hợp quy định về loại cơng cụ và tiêu chí lựa chọn nêu trên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.”, tuy nhiên quyết định dựa
vào cơ chế nào vẫn chƣa đƣợc quy định rõ. Đối với cổ phiếu chƣa niêm yết, Nhà nƣớc cần hình thành nên khung pháp lý để NĐT có thể dễ dàng, thuận tiện hơn khi lựa chọn đầu tƣ vào công cụ này. Đồng thời, Nhà nƣớc cần có một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá sơ bộ, thơng tin đến NĐT về các yếu tố liên quan đến ĐTGTRNN. Đây là kênh thơng tin đóng vai trò chiến lƣợc giúp NĐT tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm, quy định pháp luật và lựa chọn công cụ đầu tƣ hiệu quả để tránh những vấp ngã khi đầu tƣ, góp phần tăng tính hiệu quả và thúc đẩy hoạt động ĐTGTRNN.