có nhiệm vụ duy trì sự lành mạnh của thị trường và đảm bảo môi trường cạnh tranh bền vững, hiệu quả. Thế nên, khi kết hợp hai nội dung trên, sự nghiêm khắc hay mềm dẻo của pháp luật cạnh tranh phụ thuộc vào các chính sách về quản lý giá của nhà nước. Dĩ nhiên, sự mềm dẻo nói trên phải được thực hiện minh bạch, cơng bằng để tránh chuyển hóa thành sự tùy tiện, bao biện cho một vài đối tượng nào đó.
1.5 Những vấn đề chung về pháp luật kiểm soát hành vi thỏa thuận ấn định giá định giá
1.5.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh của pháp luật đối với thỏa thuận ấn định giá
Như đã phân tích ở phần trên, thỏa thuận ấn định giá là hành vi vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, thị trường và xã hội. Thế nhưng, các phân tích đã chỉ ra rằng hành vi hạn chế cạnh tranh này nghiêng về mặt tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. Những cơ sở kinh tế và cơ sở pháp luật cũng chứng minh sự thỏa thuận ấn định giá đã làm hạn chế khả năng tự do cạnh tranh trên thị trường, đánh mất bản chất và mục tiêu phấn đấu của nền kinh tế hiện đại. Do đó, hành vi thỏa thuận ấn định giá nói riêng và các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung cần thiết phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Ở vị trí của những chủ thể tham gia vào các thỏa thuận ấn định giá, họ cho rằng, sự cạnh tranh quá khốc liệt trên thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp nhỏ, khơng có đủ nguồn lực để đương đầu với doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn sẽ nắm giữ vị trí độc quyền. Đó là lý do để các doanh nghiệp nhỏ liên kết lại với nhau, cùng thống nhất một mức giá bán, giá mua để cùng nhau chống lại các đối thủ lớn hơn20. Tuy nhiên, bản chất của sự tồn tại và phát triển là sự đấu tranh không ngừng giữa các mặt đối lập, là sự giải quyết liên tục các mâu thuẫn phát sinh trong bản thân sự vật, hiện tượng. Dưới góc độ kinh tế thị trường thì đó là sự đấu tranh, cạnh tranh và giải quyết sự mâu thuẫn giữa các chủ thể
20
Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (2004), Khuôn khổ cho việc xây dựng và
tham gia kinh doanh với khách hàng, thị phần, với chất lượng sản phẩm và giá hàng hóa, dịch vụ. Chính việc giải quyết được các mâu thuẫn tồn tại của nền kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội. Vì vậy, các lý do mà những người tham gia thỏa thuận ấn định giá đưa ra đã không đủ thuyết phục trong một nền kinh tế luôn luôn vận động không ngừng, luôn cạnh tranh để phát triển liên tục, mang lại những lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại với tư cách là một quy luật vốn có của nền kinh tế. Nhà nước với công cụ pháp luật chỉ can thiệp vào quá trình cạnh tranh để đảm bảo cho sự cạnh tranh được tôn trọng và diễn ra bình thường. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản tư bản, nền kinh tế vận hành mà khơng có sự kiểm sốt, điều tiết trực tiếp của Nhà nước vào vấn đề cạnh tranh. Chủ nghĩa tư bản phát triển dựa trên học thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh, giữa các nhà tư bản không phải lúc nào cũng trôi chảy mà đã làm bộc lộ những mặt trái, khuyết tật của nền kinh tế lúc bấy giờ. Cạnh tranh với những thủ đoạn của các chủ thể kinh doanh đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi và sự tồn tại của chính các chủ thể tham gia cạnh tranh; làm rối loạn, mất ổn định kinh tế, xã hội; biểu hiện rõ rệt nhất là những cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ. Khi đó, các nhà nước tư sản đã nhận thấy sự cần thiết của pháp luật, sử dụng các thể chế, chính sách pháp luật để bảo vệ các quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, tự do cá nhân, tự do khế ước, tự do định đoạt, tự do cạnh tranh trong kinh doanh. Cụ thể, pháp luật được sử dụng để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh bằng những phương thức bị coi là không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó có hành vi thỏa thuận ấn định giá giữa các chủ thể là đối thủ cạnh tranh. Sự can thiệp của “bàn tay hữu hình” (Nhà nước) nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển tự nhiên với bản chất vốn có là cạnh tranh, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia kinh doanh đều được tự do cạnh tranh, phá bỏ thế độc quyền, lũng đoạn thị trường do các hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra21.
Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, thực tế cho thấy, trước áp lực cạnh tranh và sức ép lợi nhuận, khi khơng có được ưu thế cạnh tranh trên thương trường hoặc muốn gia tăng tối đa các khoản lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh thường có xu hướng và thực hiện hành vi xác lập các thỏa thuận công
21
Nguyễn Như Phát - Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.11.
khai hoặc không công khai giữa các chủ thể vốn là đối thủ cạnh tranh với nhau. Sự thỏa thuận này tạo thành liên minh dưới vỏ bọc “tự do khế ước, tự do thỏa thuận” để thỏa thuận các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó có hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ để cùng nhau thu được lợi nhuận cao nhất trong khi có thể bỏ ra khoản chi phí thấp nhất. Những hành vi này sẽ trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của các chủ thể kinh doanh khác và của người tiêu dùng. Do đó, pháp luật cạnh tranh ra đời nhằm chống lại hành vi thỏa thuận ấn định giá và những hành vi ngăn cản sự tự do cạnh tranh.
1.5.2 Một số hệ thống pháp luật điều chỉnh về hành vi thỏa thuận ấn định giá
Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, Nhà nước rất chú trọng trong việc sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh các hành vi gây cản trở cho quá trình cạnh tranh tự do. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Canada và Hoa Kỳ đã ban hành Luật cạnh tranh, tạo tiền đề cho các quốc gia khác trên thế giới ban hành pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó có hành vi thỏa thuận ấn định giá.
Tại Canada, Luật Cạnh tranh đầu tiên được ban hành vào năm 1889. Tuy vậy, Canada không phải là nơi mà pháp luật cạnh tranh phát triển mạnh mẽ nhất. Sự hạn chế này có phần nguyên nhân là do nền kinh tế Canada phát triển với mức độ tham gia lớn của Chính phủ; thị trường nội địa nhỏ bé và phụ thuộc tương đối nhiều vào hoạt động thương mại quốc tế. Hạn chế về mặt Hiến pháp cũng đóng vai trị làm cho pháp luật cạnh tranh chậm phát triển. Bên cạnh đó, việc các tịa án đã hiểu và áp dụng pháp luật cạnh tranh với tính chất pháp luật hình sự càng làm cho luật cạnh tranh không nổi trội được, kém hiệu quả trong môi trường kinh doanh, thương mại. Do đó, năm 1969, Hội đồng Kinh tế Canada đã đề xuất phải chia các quy phạm luật cạnh tranh thành các quy định hình sự và các quy định dân sự. Nghị viện Canada tiến hành giai đoạn đầu vào năm 1975 và giai đoạn hai vào năm 1986. Năm 1999 Luật Canh tranh Canada tiếp tục được sửa đổi theo hướng giảm bớt tính hình sự thuần túy trong các quy định22. Trong số các quy định về định giá, Luật Cạnh tranh Canada đề cập đến việc đối xử phân biệt về giá, việc trợ cấp cho hoạt động xúc tiến, việc phân biệt về giá theo khu vực địa lý
22
Cơ quan Phát triển quốc tế Canada và Bộ Thương mại (2004), Luật Cạnh tranh Canada và bình luận, Hà Nội, tr.20.
và bán phá giá, việc duy trì giá bán lại23. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh Canada không đề cập đến hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể là đối thủ cạnh tranh với nhau.
Tại Hoa Kỳ, đến cuối thế kỷ XIX, các cơng ty và tập đồn cơng nghiệp lớn ra đời. Theo đó, những tập đoàn này tiến hành liên kết với nhau để hạn chế và loại bỏ cạnh tranh trên thị trường bằng các hành vi như: thỏa thuận nhằm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị trường, sáp nhập cơng ty... Những thỏa thuận đó đã làm tổn hại đến sự cạnh tranh tự nhiên của nền kinh tế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trước tình hình đó, chính quyền các bang của Hoa Kỳ đã ban hành các đạo luật chống tờ-rớt, đầu tiên là Bang Alahama vào năm 1883. Năm 1890, dự luật chống độc quyền do nghị sỹ Sherman của Bang Ohio được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua và Tổng thống Harrison ký cơng bố. Đó là đạo luật chống tờ- rớt Sherman, nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật chống độc quyền (hạn chế cạnh tranh) của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cho đến năm 1897, đạo luật này mới được sử dụng đúng chức năng là ngăn chặn và cấm đoán các thỏa thuận ngầm về giá. Năm 1904, Tổng thống Roosevelt đã sử dụng Luật Sherman để chống lại một số tập đoàn khổng lồ của Hoa Kỳ24. Năm 1914, Hoa Kỳ thông qua đạo luật chống tờ-rớt Clayton và thành lập Ủy ban thương mại Liên bang với mục tiêu chống độc quyền...
Tại Pháp, ngày 09/8/1953 đã ban hành Nghị định quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thành lập Ủy ban kỹ thuật về hạn chế cạnh tranh (tiền thân của Hội đồng cạnh tranh), đánh dấu sự điều chỉnh của pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các quy định này vừa chịu ảnh hưởng của Luật Sherman năm 1890 của Hoa Kỳ, vừa chuyển hóa các quy định của pháp luật cộng đồng Châu Âu liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh25. Luật Cạnh tranh của Pháp được hình thành từ các nguồn26: Bộ luật Thương mại, Hiệp định Rôme về hình thành Cộng đồng Châu Âu, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Án lệ. Theo đó, Luật Cạnh tranh của Pháp có những quy phạm điều chỉnh các hình thức thỏa thuận kinh tế phản cạnh tranh, trong đó có các thỏa thuận về giá.
23
Cơ quan Phát triển quốc tế Canada và Bộ Thương mại (2004), Luật Cạnh tranh Canada và bình luận, Hà Nội, tr.65.
24
Lê Danh Vĩnh - Hoàng Xuân Bắc - Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.75.
25
Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.58.
26
Thỏa thuận ấn định giá, dù là thỏa thuận theo chiều ngang hay thỏa thuận theo chiều dọc luôn được coi là hành vi mà các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh phải ưu tiên can thiệp. Các thỏa thuận ấn định giá thường được các tổ chức nghề nghiệp thể hiện dưới hình thức hỗ trợ quản lý, các bảng giá tham khảo, giá đối chiếu, phương pháp xác định chi phí, khuyến nghị về giá hoặc về việc tăng giá. Tuy các tài liệu này khơng có tính chất bắt buộc các thành viên phải tuân theo nhưng lại hướng các thành viên đến việc lựa chọn một mức giá chung. Do đó, các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh đã áp dụng chế tài đối với một số tổ chức nghề nghiệp như: nghề làm bánh mì, nghề kiến trúc sư, nghề quy hoạch đô thị, nghề giám định viên tư pháp hay nghề luật sư27.
Đến nay, đã có trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đã hoặc đang soạn thảo Luật Cạnh tranh với nhiều tên gọi khác nhau28. Có những quốc qia, pháp luật cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật có liên quan chứ khơng ban hành thành một đạo luật riêng. Mặc dù vậy, mục tiêu chung và phổ biến nhất của các quy phạm luật cạnh tranh của các nước là duy trì sự cạnh tranh tự do, bảo hộ và xúc tiến cạnh tranh hiệu quả, loại bỏ và ngăn chặn các thỏa thuận, các hành vi hạn chế cạnh tranh. Do mục tiêu của chính sách cạnh tranh là tự do thương mại, tự do lựa chọn nên pháp luật cạnh tranh ở hầu hết các nước đều cấm các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ.
1.5.3 Những nguyên tắc xử lý đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá
Nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ sự tự do cạnh tranh trên thị trường, các hành vi thỏa thuận ấn định giá sẽ bị cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý bằng các biện pháp như: bồi thường dân sự, phạt hành chính hoặc áp dụng các chế tài hình sự. Tuy nhiên, khơng phải mọi hành vi thỏa thuận ấn định giá đều bị xử lý. Có một số trường hợp thỏa thuận ấn định giá được xem xét miễn trừ trách nhiệm.
Quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh trên thế giới đã hình thành các nguyên tắc xử lý đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, có hai nguyên tắc để xử
27
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của
Cộng hịa Pháp (2), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.177-178.
28
Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (2003), Luật Mẫu về cạnh tranh, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc, tr.20.
lý các thỏa thuận ấn định giá là: (1) nguyên tắc “tự dạng” (Perse Rule) và (2) nguyên tắc “hợp lý” (Rule of Reason)29.
(1) Nguyên tắc “tự dạng” áp dụng đối với mọi hành vi chống lại sự cạnh tranh tự do và không loại trừ bất cứ lý do nào. Theo đó, khi chủ thể thực hiện hành vi được mơ tả trong luật thì bị cấm triệt để, đương nhiên bị coi là bất hợp pháp và sẽ bị xử lý, khơng có trường hợp miễn trừ. Hoa Kỳ là nước áp dụng nguyên tắc “tự dạng”; tuy nhiên, những năm gần đây, tòa án Hoa Kỳ đã hạn chế việc áp dụng nguyên tắc này đối với các thỏa thuận ủng hộ cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm và phương pháp phân phối mới để tăng cường hiệu quả kinh tế30.
(2) Nguyên tắc “hợp lý” thể hiện ở việc pháp luật cạnh tranh xem xét tác động của thỏa thuận ấn định giá đối thị trường. Trong trường hợp này, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường xem xét, đánh giá mối tương quan giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực do hành vi thỏa thuận ấn định giá mang lại đối với thị trường và đối với người tiêu dùng. Trường hợp thỏa thuận ấn định giá mang lại tác động tiêu cực lớn hơn tác động tích cực cho thị trường, xã hội thì chủ thể thực hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá sẽ bị coi là thỏa thuận tiêu cực và sẽ áp dụng biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Hậu quả hạn chế cạnh tranh do hành vi thỏa thuận giá gây ra có thể đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, cũng có thể đã xảy ra trong quá khứ hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Trường hợp thỏa thuận ấn định giá mang lại tác động tích cực cho thị trường, xã hội lớn hơn tác động tiêu cực thì thỏa thuận ấn định giá sẽ được coi là thỏa thuận tích cực và sẽ áp dụng theo “nguyên tắc hợp lý”.
Lý thuyết “nguyên tắc hợp lý” hay “chuẩn mực hợp lý” có nguồn gốc từ