Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 82)

pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá

2.6.1 Những định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật

2.6.1.1 Pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá và việc thực hiện phải được đặt trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế quốc dân

Cùng với các chế định khác của pháp luật cạnh tranh, chế định về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá có nhiệm vụ duy trì trật tự cạnh tranh trên thị trường. Ở mức độ nhất định, việc áp dụng các quy định này có thể ảnh hưởng đến tình trạng cạnh tranh chung của thị trường. Vì thế, việc hồn thiện pháp luật và cơ chế thực thi cần được đặt trong bối cảnh thực tế của thị trường với các chiến lược phát triển cụ thể, minh bạch. Có thể phân tích luận điểm này từ những nội dung sau:

Thứ nhất, là một thị trường đang phát triển, Việt Nam còn nhiều vấn đề cần

giải quyết cả từ thực tiễn của nền kinh tế lẫn khả năng quản lý giá của nhà nước. Sự phát triển và những biến động của thị trường còn chịu ảnh hưởng và chi phối từ nhiều lực lượng khác nhau, thậm chí cả từ những toan tính lũng đoạn nền kinh tế. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền chưa xây dựng được cơ chế quản lý giá và các yếu tố khác của thị trường một cách hiệu quả, hiện đại. Thế nên, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào sự ổn định của thị trường và khả năng quản lý giá của nhà nước chưa thực sự chắc chắn. Có thể chứng minh nhận định này qua các biến động về lương thực và xăng dầu trong thời gian vừa qua trước những tin đồn giá xăng tăng hoặc tin đồn về tình trạng khan hiếm gạo... Vì lẽ đó, với tư cách là một cơng cụ để quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực giá, việc hoàn thiện chế định về kiểm soát thỏa thuận giá và quyết tâm thực thi chúng có vai trị quan trọng củng cố niềm tin của thị trường.

Thứ hai, trên thị trường vẫn tồn tại nhiều lĩnh vực kinh tế nhạy cảm mà sự

ổn định hay biến động của giá cả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường và đời sống xã hội. Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực này đã trở thành bất khả xâm phạm và sự can thiệp của các cơ quan quản lý các cấp đã làm giảm khả năng can thiệp của pháp luật cạnh tranh. Các thỏa thuận hiệp thương giá được các Bộ, ngành tổ chức thực hiện hoặc cơng nhận đã hợp pháp hóa thỏa thuận về giá; các quyết định áp đặt giá của

cơ quan có thẩm quyền với nhiều lý do đã tạo nên mặt bằng giá phi cạnh tranh nhưng hợp pháp... Vì thế, pháp luật cần được hoàn thiện trên tinh thần mềm dẻo để có thể phù hợp với trình độ quản lý của nhà nước và sự phát triển thị trường, song không đặt bất kỳ chủ thể nào hoặc lĩnh vực kinh tế nào ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Muốn như vậy, tác giả cho rằng, pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá cần được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tế, phát triển ngành. Trong đó, các chính sách kinh tế quyết định mức độ và định hướng cho sự phát triển của thị trường cạnh tranh trong tương lai. Thế nên, khi kết hợp giữa chính sách và pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ định được mức độ can thiệp, sự cương tỏa hay mềm dẻo của pháp luật một cách cụ thể, hiệu quả và minh bạch.

Thứ ba, việc tham gia tích cực vào q trình tồn cầu hóa đặt ra nhiều u

cầu cho việc xây dựng và thực thi pháp luật nói chung. Theo đó, pháp luật Việt Nam buộc phải tôn trọng những nguyên tắc pháp lý của thị trường chung. Thế nên, việc hoàn thiện pháp luật cần được thực hiện trên tinh thần tôn trọng các chuẩn mực pháp luật cạnh tranh đã được thừa nhận trên các diễn đàn kinh tế quốc tế mà Việt Nam đang tham gia và có nhu cầu tham gia. Mặt khác, thực tiễn của q trình hội nhập kinh tế quốc tế cịn đặt ra nhiều vấn đề cho việc thực thi pháp luật kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng. Thực tế đã xuất hiện nhiều loại thỏa thuân vượt biên giới quốc gia. Sự ra đời của các hiệp hội quốc tế, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đã hình thành nên những diễn đàn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhằm kiểm soát thị trường. Vấn đề đặt ra là, pháp luật cạnh tranh của quốc gia có khả năng xử lý các loại thỏa thuận này hay không. Từ phạm vi điều chỉnh, có thể thấy rằng Luật Cạnh tranh năm 2004 có thể xử lý phần thỏa thuận được thực hiện bởi các doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam. Với khả năng đó, việc xử lý chưa giải quyết triệt để mọi vấn đề của thỏa thuận. Khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn chưa có các nghiên cứu cần thiết về vấn đề này.

2.6.1.2 Việc hồn thiện pháp luật kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá cần đặt trong quan hệ với các chế định pháp luật khác

Các quy định về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá là một phần quan trọng của pháp luật cạnh tranh và pháp luật quản lý giá. Thế nên, việc hoàn thiện chế định pháp luật này cần đặt trong tổng thể của các lĩnh vực pháp luật nói trên.

Theo đó, pháp luật về thỏa thuận ấn định giá có vai trị đảm bảo hiệu quả của cạnh tranh trên thị trường, ngăn chặn các hành vi làm sai lệch, làm giảm hoặc cản trở cạnh tranh. Pháp luật quản lý nhà nước về giá có vai trị thiết lập các cơng cụ để bình ổn giá cả của thị trường. Như vậy, trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giá, nhà nước cần chú ý đến các vấn đề sau:

Một là, Dù nhiệm vụ của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật

cạnh tranh về giá đều là quản lý nhà nước về giá cả trên thị trường, song kết quả hướng đến và phương pháp tác động là khác nhau. Việc tổ chức thực thi Pháp luật cạnh tranh nhằm duy trì trật tự cạnh tranh làm mạnh và ngăn chặn những hành vi sử dụng giá cả để bóc lột khách hàng. Vì thế, pháp luật cạnh tranh sử dụng phương thức cấm đoán và thiết lập cơ chế xử lý các trường hợp vi phạm. Trong khi đó, pháp luật giá thiết lập cơ chế quản lý nhà nước trong quá trình hình thành giá và đặt ra giới hạn quyền định giá của doanh nghiệp bằng các biện pháp như tổ chức hiệp thương về giá, đặt ra khung giá... Với những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản trên, việc hồn thiện chế định kiểm sốt thỏa thuận giá cần được thực hiện với yêu cầu có cơ chế phối hợp hợp lý các lĩnh vực pháp luật nói trên để tránh sự chồng chéo hoặc trùng lặp.

Hai là, các lĩnh vực pháp luật nói trên ln được đảm bảo thực hiện từ

những thiết chế pháp lý khác nhau, bao gồm hệ thống cơ quan quản lý khác nhau, thủ tục xử lý vi phạm khác nhau. Ví dụ, để xứ lý hành vi vi phạm pháp lệnh giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Trong khi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Vì lẽ đó, để q trình thực thi pháp luật hiệu quả, cũng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý giá và cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh.

2.6.1.3 Đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Việc điều tra và xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng đặt ra rất nhiều yêu cầu về chun mơn, nghiệp vụ và vị trí pháp lý của các cơ quan thực thi pháp luật. Để điều tra có hay khơng thỏa thuận ấn định giá, cơ quan có thẩm quyền cần thu thập, xử lý nhiều thơng tin bằng các biện pháp nghiệp vụ kinh tế, kế tốn... Bên cạnh đó, việc xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh nói chung có thể xâm phạm đến nhiều nhóm lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trong bối cảnh hiện tại, cơ quan điều tra và xử lý vi

phạm có thể gặp những sức ép từ nhiều phía, ảnh hưởng đến chất lượng và sự công minh của các quyết định. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả của pháp luật, bên cạnh cơng tác xây dựng lực lượng có năng lực cho cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, việc hoàn thiện quy chế pháp lý theo tinh thần đảm bảo sự độc lập cho hai cơ quan này là cần thiết.

2.6.2 Một số đề xuất cụ thể nhằm đảm bảo khả năng áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá

Từ các quy định pháp luật về thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo khả năng áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá như sau:

Một là, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thông tin thường xuyên, minh bạch,

rộng rãi về thị trường để các doanh nghiệp có cơ sở chính thống đưa ra mức giá hàng hóa, dịch vụ hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường; người tiêu dùng và xã hội có cơ sở kiểm soát, giám sát diễn biến giá cả trên thị trường.

Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước cần đi đầu trong việc tạo thói quen, tư

duy áp dụng pháp luật cạnh tranh; các vụ việc thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ phải được điều tra, xử lý bởi cơ quan quản lý cạnh tranh; từ đó, xã hội và người tiêu dùng sẽ dần tạo được thói quen đến với cơ quan quản lý cạnh tranh trong những vụ việc cạnh tranh.

Ba là, Cục Quản lý cạnh tranh cần nhanh chóng tăng cường, đào tạo đội ngũ

cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu công tác. Cho đến nay, cán bộ phụ trách điều tra về hành vi hạn chế cạnh tranh của Cục Quản lý cạnh tranh vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về kinh nghiệm thực tế. Có lẽ, cơng việc cấp bách là phải xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực đủ khả năng thực thi pháp luật. Đối với các vụ việc về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, việc phát hiện có hay khơng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp khơng đơn giản. Thế nên, ngồi việc học hỏi kinh nghiệm của các nước về pháp luật cạnh tranh còn cần xây dựng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh.

Bốn là, Cục Quản lý cạnh tranh cần chủ động trong việc phát hiện, điều tra

các vụ việc có dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ để đưa pháp luật cạnh tranh đi vào thực tiễn cuộc sống.

Năm là, Chính phủ cần quy định rõ thẩm quyền điều chỉnh của pháp luật

cạnh tranh và pháp luật quản lý về giá trong trường hợp kiểm soát, xử lý các hành vi thỏa thuận, định giá.

Sáu là, Chính phủ cần rà sốt, quy định rõ hơn về chế định hiệp thương giá

trong pháp luật quản lý về giá để tránh dẫn đến tình trạng thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp.

Bảy là, Nhà nước từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền của nhiều doanh

nghiệp nhà nước hoặc có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để các doanh nghiệp này khơng có cơ hội lợi dụng vị trí độc quyền để thực hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp độc quyền nhà nước.

Kết luận:

Có thể kết luận thực trạng và hướng hồn thiện về pháp luật kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá tại Việt Nam một cách cơ bản như sau:

1. Sau khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được Quốc hội thơng qua, Chính phủ bước đầu ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh có liên quan đến kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá; trong đó, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ được xác định là hành vi hạn chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh đã quy định về hình thức của thỏa thuận ấn định giá, đối tượng áp dụng pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý, thủ tục tố tụng, biện pháp xử lý... đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ.

2. Nhìn chung, các quy định của pháp luật cạnh tranh của Việt Nam có những điểm tương đồng, phù hợp với quan điểm tiếp cận, kỹ thuật lập pháp của Luật Mẫu về cạnh tranh và quy định của một số nước trên thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật cạnh tranh phát triển. Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng có những điểm khác biệt nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong nước.

3. Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Mặc dù nhiều vụ việc diễn ra trong thực tế có dấu hiệu của thỏa thuận ấn định giá nhưng đến nay cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn chưa tiến hành xử lý trường hợp nào. Thực tế này có nguyên nhân từ cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, từ tư duy áp dụng pháp luật cạnh tranh và từ những hạn chế của cơ quan quản lý cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh đã xuất hiện cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Căn cứ trên các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh của pháp luật đối với thỏa thuận ấn định giá, có thể khẳng định thỏa thuận ấn định giá là kết quả từ sự lạm dụng quyền tự do định giá của các doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh trên thị trường; có khi mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cho cả thị trường, có khi là hành vi hạn chế cạnh tranh. Xuất phát từ thực tiễn diễn ra trong nền kinh tế, pháp luật và chính sách cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới đều coi thỏa thuận ấn định giá là một dạng phổ biến của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mang bản chất hạn chế cạnh tranh và cần phải điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật. Cho đến nay, pháp luật của các nước và các tài liệu nghiên cứu về chính sách kinh tế hoặc cạnh tranh vẫn chưa đưa ra khái niệm chính thức về thỏa thuận ấn định giá. Tuy nhiên, có thể hiểu thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận ngấm ngầm hoặc công khai, trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, liên kết về giá hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích loại trừ cạnh tranh về giá giữa các bên tham gia thỏa thuận.

Ở những nước có nền kinh tế thị trường, Nhà nước rất chú trọng trong việc sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh các hành vi gây cản trở cho quá trình cạnh tranh tự do. Canada và Hoa Kỳ là những nước xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh sớm nhất, tạo tiền đề cho các quốc gia khác trên thế giới ban hành pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó có hành vi thỏa thuận ấn định giá. Nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ sự tự do cạnh tranh trên thị trường, các hành vi thỏa thuận ấn định giá sẽ bị cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý bằng các biện pháp như: bồi thường dân sự, phạt hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)