Quá trình hình thành pháp luật kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 42)

tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các quy định pháp luật về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá chỉ mới hình thành và vẫn cịn rất non trẻ so với lịch sử hàng trăm năm của các quy định tương tự đã tồn tại trong hệ thống pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Các quy định pháp luật về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá ra đời là kết quả của những tiền đề chính trị - kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm và kỹ thuật lập pháp của nhiều nước trên thế giới.

Những tiền đề cho sự ra đời của pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá

(1) Sự thay đổi quan niệm về thị trường và kinh tế thị trường:

Trong một thời gian dài, khi Việt Nam xây dựng đất nước theo mơ hình kinh tế xã hội chủ nghĩa với cơ chế tập trung, bao cấp thì quan niệm kinh tế thị trường, cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản được đồng nhất với nhau; cạnh tranh được coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bài học từ sự khủng hoảng kinh tế và sụp đổ một loạt nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa đã buộc Việt Nam phải tìm kiếm hướng đi mới cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với đặc điểm của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tiếp cận, tìm hiểu và từng bước điều chỉnh tư duy trong tổ chức, điều hành nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Đó là một q trình lâu dài từ tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng với các bước phát triển sau:

Bước 1: Thừa nhận cần hình thành phương thức hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhưng chưa xác định nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI bàn về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã ra Nghị quyết về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế. Hội nghị nhấn mạnh phải nắm vững phương hướng cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được Đại hội VI (1986) đề ra là: kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thiết

lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hố theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “phải dứt khoát chuyển từ cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu sang cơ chế quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu”31.

Bước 2: Xác định kinh tế thị trường không phải sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại, xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nêu lên các phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, trong đó khẳng định Việt Nam “phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”32, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Đến Đại hội VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan niệm mới rất quan trọng là “sản xuất hàng hóa khơng đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng"33.

Bước 3: Khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế đúng đắn của nước ta trong thời kỳ quá độ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, với những kết quả đạt được bước đầu, Đảng nhận định: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những khơng đối lập mà cịn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”34.

31

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT

16100656629.

32

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, mục 3, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=8& leader _topic=224&id=BT2440654662.

33

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, phần thứ ba, mục III, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankien dang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic=225&id=BT1260353556.

34

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”,

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thể hiện chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa35. Kinh tế thị trường định hướng xã hội có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Bước 4: Đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Tháng 01 năm 2008, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X khẳng định: sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa36.

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập qua các kỳ đại hội. Đến Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Ðảng lại khẳng định cần chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác và “tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch”37.

Như vậy, tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường đã có sự thay đổi đáng kể: Từ chỗ cho rằng kinh tế thị trường gắn liền với chủ nghĩa tư bản, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh và kết luận thị trường và kinh tế thị trường khơng phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chủ nghĩa tư bản, việc hình thành và tồn tại kinh tế thị trường là tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader _topic=225&id=BT2540632532.

35

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, mục III, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankien dang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic=226&id=BT25110530192.

36

Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), “Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Báo

điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.

asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=700&id=BT2520861281.

37

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, mục IX, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/ details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic=699&id=BT1960657802.

Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội không phủ định nền kinh tế thị trường và “phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”38.

(2) Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế và các yếu tố liên quan:

Trên cơ sở thay đổi, điều chỉnh nhận thức về thị trường và kinh tế thị trường, Nhà nước đã áp dụng chính sách đổi mới và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt ra đời, làm đa dạng hóa các thành phần kinh tế trên thị trường Việt Nam; tỷ trọng vốn đầu tư, tổng giá trị sản phẩm, tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế cũng đa dạng và có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trị chủ đạo, có đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế Nhà nước chưa cao so với tỷ lệ đầu tư. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế ngồi nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đang dần khẳng định vị trí, hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế (bảng 1.1, 1.2, 1.3). Trước tình hình đó, Nhà nước cần tăng cường các công cụ điều chỉnh vĩ mơ, trong đó có các quy phạm về cạnh tranh để khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả đầu tư.

(3) Thực trạng cạnh tranh ở thị trường Việt Nam:

Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường với sự mở cửa, gia nhập ngày càng sâu của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã tạo cho bức tranh kinh tế của nước ta ngày càng sôi động. Cạnh tranh đã xuất hiện, trở thành hiện tượng phổ biến, nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường và có khi rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Cũng từ đó, các doanh nghiệp đã tiến hành những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh để chiếm lĩnh độc quyền bằng việc hạn chế hoặc loại bỏ các cạnh tranh về giá, chất lượng, kỹ thuật…

Trong thị trường Việt Nam, hành vi hạn chế cạnh tranh diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp. Song, đáng quan tâm nhất là sự hạn chế cạnh tranh

38

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, phần thứ nhất, mục 1, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/ vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic=224&id=BT2440658679.

tồn tại ở hai nhóm đối tượng là các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước và các công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài.

Hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước:

Từ đầu những năm 1990, các doanh nghiệp trong nước đứng trước địi hỏi phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trước u cầu đó, ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh: Thành lập mới những doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành then chốt, những lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, những lĩnh vực có nhu cầu của thị trường nhưng các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh chưa có điều kiện đầu tư phát triển. Dành ưu tiên các nguồn vốn cho yêu cầu đổi mới công nghệ và mở rộng năng lực của những doanh nghiệp hiện đang hoạt động, nhất là những doanh nghiệp Nhà nước có yêu cầu phát triển39. Đồng thời, thí điểm thành lập những tập đoàn kinh doanh dựa trên các doanh nghiệp Nhà nước có mối quan hệ theo ngành và vùng lãnh thổ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trường trong nước và có triển vọng mở rộng quan hệ kinh doanh ra ngoài nước40.

Các tập đoàn kinh doanh của Nhà nước với tên gọi các tổng công ty đã phát huy được những hiệu quả tích cực, có chuyển biến tốt về sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm chính sách xã hội và cải thiện đời sống cho người lao động, đảm bảo an ninh kinh tế, “phù hợp với yêu cầu khách quan, nâng cao khả năng tích tụ của các tổng công ty trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”41.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những hạn chế, có một số đơn vị trở nên độc quyền, gây ra hạn chế và cản trở quá trình cạnh tranh tự nhiên của cơ chế thị trường, trong đó có các hạn chế sau:

39

Quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, điều 4, khoản 4.1, điểm a.

40

Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh, điều 1.

41

Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương (2000), “Báo cáo tổng kết đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước từ năm 1986 đến nay”, Trang tin điện tử Bộ Kế hoạch và đầu tư, http://www.mpi.

Một là, độc quyền về cơ chế, chính sách:

Quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa xem các doanh nghiệp Nhà nước là yếu tố đảm bảo “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp Nhà nước trở nên độc quyền trong hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh then chốt, thu được nhiều lợi nhuận nhất. Doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin từ Nhà nước, trong lựa chọn dự án đầu tư, thủ tục hành chính, quy trình xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh, vay vốn, hạn ngạnh xuất nhập khẩu, chính sách thuế… Mặt khác, có những ngành, lĩnh vực Nhà nước chỉ dành độc quyền cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư như điện, nước, than, xăng dầu, công nghệ thông tin, lương thực… Đó là những thế mạnh độc quyền mà các doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng thể có được trong q trình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Rõ ràng, sự phân biệt đối xử không chỉ diễn ra giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn tồn tại giữa doanh nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế trong nước khác.

Hai là, độc quyền về cơ sở vật chất, thị trường, vùng nguyên liệu:

Từ sự sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp nắm giữ các cơ sở kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, khai thác những nhà máy, xí nghiệp, nơng trường, trụ sở có giá trị nhất về kinh tế, vị trí địa lý và khả năng thu hút khách hàng.

Ví dụ: Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn đang nắm giữ một hệ thống các khách

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 42)