Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam mới hình thành những quy định pháp luật điều chỉnh về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ với tính cách là hành vi hạn chế cạnh tranh.
Về hình thức, các quy định của pháp luật về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá được thể hiện tại Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh có liên quan đến kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá, bao gồm: Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.
Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.
Về nội dung, pháp luật về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá quy định về hình thức của thỏa thuận ấn định giá, đối tượng áp dụng pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý, thủ tục tố tụng, biện pháp xử lý... đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ.
Trên cơ sở so sánh với Luật Mẫu về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh của một số nước, luận văn phân tích một cách khái quát các quy định hiện hành của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá.
2.4.1 Đối tượng áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá
Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh, bao gồm đối tượng áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao
nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;
2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.”
Như vậy, pháp luật thỏa thuận ấn định giá được quy định áp dụng cho hai loại đối tượng là (1) các doanh nghiệp và (2) các hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam.
(1) Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động ở Việt Nam, không phân biệt là doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước đều là đối tượng áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá.
Về khái niệm “doanh nghiệp”, theo hướng dẫn của Luật Mẫu về cạnh tranh thì “doanh nghiệp” dùng để chỉ các hãng, công ty hợp danh, công ty, tổng công ty, hiệp hội và các pháp nhân khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, do Nhà nước hoặc tư nhân thành lập và quản lý, kể cả các chi nhánh, công ty con, công ty thành viên hay các thực thể khác do các doanh nghiệp này quản lý một cách trực tiếp hay gián tiếp44.
Ở đây, có điểm khác biệt giữa Luật Cạnh tranh của Việt Nam và Luật Mẫu về cạnh tranh về khái niệm “doanh nghiệp”. “Doanh nghiệp” theo khái niệm Luật Cạnh tranh của Việt Nam không bao gồm các hiệp hội ngành nghề, “doanh nghiệp” theo khái niệm của Luật Mẫu về cạnh tranh không bao gồm các cá nhân có hoạt động kinh doanh.
(2) Mọi hiệp hội ngành nghề (bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp) cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật kiểm sốt thỏa thuận ấn định giá. Bởi vì, hiệp hội ngành nghề, nhất là các hiệp hội ngành hàng là diễn đàn tập hợp các doanh nghiệp có nhiều điểm chung, là nơi rất dễ diễn ra các thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong đó có thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ. Dù khơng có hoạt động kinh doanh trực tiếp nhưng những hành vi, quyết định của Hiệp hội nhiều khi có thể có ảnh huởng xấu đến môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế.
44
Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (2003), Luật Mẫu về cạnh tranh, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc, tr.26.
So với Pháp lệnh Giá, Luật Cạnh tranh năm 2004 đã mở rộng thêm đối tượng áp dụng đến hai chủ thể không được đề cập trong Pháp lệnh Giá là: (1) Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và (2) các hiệp hội ngành nghề. Trong khi Pháp lệnh Giá chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam45.
Liên quan đến các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 về đối tượng áp dụng pháp luật, có một số vấn đề đặt ra như sau:
Một là, việc áp dụng Luật cạnh tranh với các cơ quan quản lý nhà nước:
Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ quy định áp dụng đối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, không đề cập đến các cơ quan quản lý Nhà nước. Có ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước không tiến hành các hoạt động kinh doanh nên không thuộc đối tượng áp dụng Luật. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, mặc dù khơng tiến hành các hoạt động kinh doanh, song các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đặc biệt là của Cơ quan quản lý cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế, có thể làm hạn chế cạnh tranh. Do vậy, việc áp dụng Luật này đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp lạm dụng thẩm quyền quản lý, thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh là cần thiết, nhằm bảo đảm tính minh bạch và mơi trường cạnh tranh lành mạnh.
Luật Mẫu về cạnh tranh cũng không điều chỉnh đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, các quy định về hạn chế cạnh tranh cũng được áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn, tại Acmênia quy định “Luật hiện hành sẽ áp dụng với những hoạt động được thực hiện bởi các thực thể kinh tế, chính phủ, các cơ quan hành chính địa phương, mà có thể dẫn đến việc hạn chế, ngăn chặn hoặc xuyên tạc cạnh tranh hoặc dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, trừ những trường hợp luật có quy định khác”46. Trong Luật cạnh tranh của Trung Quốc có một chương về độc quyền hành chính,
45
Luật Cạnh tranh năm 2004, điều 1, khoản 2.
46
Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (2003), Luật Mẫu về cạnh tranh, bản dịch tiếng Việt của Hoàng Xuân Bắc, tr.32.
trong đó quy định cách xử lý đối với những trường hợp cơ quan hành chính đưa ra một quyết định có lợi cho doanh nghiệp này và có hại cho doanh nghiệp khác47.
Hai là, việc áp dụng Luật Cạnh tranh đối với doanh nghiệp đặc thù:
Luật quy định áp dụng cho mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước. Có thể hiểu là không loại trừ các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, đây là các doanh nghiệp đặc thù, khơng thể xem xét theo góc độ tương đồng về tính chất như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Như vậy, để bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng và một số nhu cầu thiết yếu của xã hội thì một số doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu, doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng phải được áp dụng một số quy định pháp luật đặc thù. Do đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh cần có những chế định cụ thể phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp nói trên.
Trong khi đó, Luật Mẫu về cạnh tranh có quy định rõ ràng việc không áp dụng cho hoạt động mang tính chủ quyền của Nhà nước, của chính quyền địa phương hay hoạt động của doanh nghiệp hoặc cá nhân theo mệnh lệnh hoặc chịu sự giám sát của Nhà nước, của chính quyền địa phương hay các cơ quan Nhà nước trong phạm vi quyền hạn được giao phó48.
Ba là, việc áp dụng Luật cạnh tranh đối với doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề nước ngoài:
Luật quy định đối tượng áp dụng Luật bao gồm cả doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề nước ngồi có hoạt động ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp nước ngoài được phép tiến hành hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức lập chi nhánh, mở Văn phịng đại diện, ký kết hợp đồng với các đối tác Việt Nam... Đối với hoạt động của hiệp hội ngành nghề thì hầu như chưa được đề cập đến. Vì vậy, để bảo đảm tính cụ thể của các quy định, cũng như thuận tiện cho việc áp dụng luật trên thực tế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cần quy định rõ việc áp dụng đối với những hoạt động cụ thể nào của doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề nước ngoài ở Việt Nam.
47
Nhật Linh (2004), “Độc quyền hành chính, xử lý ra sao?”, Báo Tuổi trẻ Online, http://www.tuoitre.
com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=35423& ChannelID=11.
48
Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (2003), Luật Mẫu về cạnh tranh, bản dịch tiếng Việt của Hồng Xn Bắc, tr.27.
2.4.2 Hình thức của thỏa thuận ấn định giá
“Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” được xác định là một trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh49. Pháp luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm về thỏa thuận ấn định giá mà liệt kê các hình thức thỏa thuận ấn định giá. Theo đó, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây50:
“1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng. 2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng cơng thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất. 6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.”
Như vậy, cấu thành pháp lý của thỏa thuận ấn định giá được xác định theo từng hình thức cụ thể do pháp luật quy định.
Trước khi ban hành các quy định về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ tại Luật Cạnh tranh năm 2004, Nhà nước đã định dạng được các hành vi thỏa thuận, liên kết giá để tạo độc quyền, hạn chế cạnh tranh về giá trên thị trường. Có thể nói, pháp luật về quản lý giá đã tạo tiền đề cho sự hình thành của các quy định về kiểm soát thỏa thuận ấn định giá qua các quy định điều chỉnh đối với hành vi liên kết độc quyền về giá sau:
“1. Liên kết độc quyền về giá là thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ấn định một mức giá để chiếm lĩnh thị trường vượt quá thị phần theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân có một hoặc các hành vi sau đây thì bị xem xét xác định là liên kết độc quyền về giá:
49
Luật Cạnh tranh năm 2004, điều 8, khoản 1.
50
Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, điều 14.
a) Thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hóa, dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng;
b) Tại một thời điểm, một số tổ chức, cá nhân có hiện tượng đột ngột cùng bán thống nhất một giá với một loại hàng hóa, dịch vụ (giống nhau hoặc tương tự); c) Thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hóa bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phá hủy, làm hư hỏng hàng hóa; lợi dụng đầu cơ tăng giá;
d) Thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hóa, dịch vụ;
đ) Thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình.”51
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 thì khơng phải mọi trường hợp thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ đều vi phạm pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá. Pháp luật chỉ ngăn cấm hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Trong đó, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể, trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận52.
51
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, điều 20.
52
Pháp luật cấm việc thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên vì chỉ khi đạt đến sức mạnh kinh tế ở mức độ đó, những thỏa thuận ấn định giá này mới gây ra tác hại thực sự cho môi trường kinh doanh và người tiêu dùng. Trong quá trình soạn thảo luật, cũng có ý kiến cho rằng nên quy định tỷ lệ thị phần kết hợp của các doanh nghiệp ở mức 10% hay 20% để tránh việc các doanh nghiệp có thị phần kết hợp 30% là quá lớn. Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế Việt Nam tồn tại rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, thị phần của mỗi doanh nghiệp là rất thấp. Do đó, việc các doanh nghiệp liên kết với nhau đủ 30% thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là tương đối khó; đồng thời, với mức tỷ lệ dưới 30%, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cũng ít có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Trước đây, khi quy định về thỏa thuận liên kết độc quyền