Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 74)

thuận ấn định giá

Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. So với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thời gian 3 năm hình thành và áp dụng pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, thời gian này cũng đã đặt ra những vấn đề từ thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát thỏa thuận ấn định giá mà chúng ta cần quan tâm xem xét. Đó là các vấn đề xuất phát từ những vụ việc có dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn của việc áp dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý những trường hợp này.

2.5.1 Các vụ việc diễn ra trong thực tế có dấu hiệu của thỏa thuận ấn định giá

Tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều hành vi kinh doanh gắn với việc định giá hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nhiều vụ việc diễn ra trong thực tế có dấu hiệu của thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có vụ việc thỏa thuận ấn định giá nào được điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Tác giả tiếp cận và giới thiệu một số trường hợp thực tế như sau:

Trường hợp thứ nhất: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cùng

nhau tăng giá88

88

Nhật Linh - H.Giang (2007), “Doanh nghiệp... “nhìn nhau” khi tăng giá xăng”, Báo Tuổi trẻ Online,

Ngày 06/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, từ ngày 01/5/2007, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sẽ được tự quyết định giá bán xăng trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu và các chi phí đầu vào. Mặc dù vậy, trong ngày 07/5/2007 các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã “gặp nhau” trong việc cùng tăng giá xăng 800 đồng/lít tại cùng một thời điểm.

Trước sự việc trên, cơ quan quản lý nhà nước về giá cho rằng việc các doanh nghiệp đồng loạt ấn định mức tăng giá này có thể có chuyện các doanh nghiệp xăng dầu “nhìn nhau” để tăng giá. Nhưng trong đợt tăng giá trên, khi các doanh nghiệp tăng 800 đồng/lít vẫn bị lỗ vì vào thời điểm này giá vốn đã là 12.200 đồng/lít nên chưa thể coi đây là liên minh độc quyền được; việc “nhìn nhau” này thật ra có thể coi như một biện pháp để tránh tình trạng đầu cơ lẫn nhau89.

Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu kinh tế, có ý kiến nhận xét: Bộ Thương mại và các doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng với mức tăng giá 800 đồng/lít ngày 07/5/2007, doanh nghiệp vẫn cịn lỗ vài trăm đồng/lít. Nhưng ai có thể khẳng định rằng mức giá thành hơn 12.000 đồng/lít xăng A92 như các doanh nghiệp đưa ra là hợp lý, khơng có cơ quan kiểm tốn nào xác nhận con số này90...

Trong trường hợp này, đã có hai ý kiến khác nhau về cùng một sự việc. Thế nhưng, có thể chứng minh hành vi trên của các doanh nghiệp là thỏa thuận ấn định giá hàng hóa qua các dấu hiệu sau:

Về chủ thể thực hiện hành vi: các doanh nghiệp cùng thực hiện hành vi là

các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp độc lập với nhau. Các doanh nghiệp này tự quyết định giá bán xăng trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu và các chi phí đầu vào. Theo lý thuyết cạnh tranh thì đây là các đối thủ cạnh tranh với nhau về giá và các yếu tố khác để tranh giành khách hàng, thị phần.

Trong đợt tăng giá ngày 07/5/2007, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “gặp nhau” trong việc cùng tăng giá xăng 800 đồng/lít đã chiếm tồn bộ thị phần kết hợp trên thị trường xăng dầu trong nước.

89

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhận xét trên Báo Tuổi trẻ Online, bài “Doanh nghiệp... “nhìn nhau” khi tăng giá xăng”, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ Index.aspx? ArticleID=200301&ChannelID=11.

90

PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhận xét trên Báo Tuổi trẻ Online, bài “Doanh nghiệp... “nhìn nhau” khi tăng giá xăng”, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ Index.aspx? ArticleID=200301&ChannelID=11.

Về hình thức của thỏa thuận ấn định giá: các doanh nghiệp kinh doanh

xăng dầu đã trực tiếp thống nhất cùng hành động dưới hình thức tăng giá ở một mức cụ thể. Căn cứ vào điều 14, khoản 2 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh thì hành vi trên của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là một trong các hình thức của thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ.

Lý do được đưa ra để biện minh cho hành vi “gặp nhau” trong việc cùng tăng giá xăng 800 đồng/lít là để cùng nhau giảm lỗ đã khơng có cơ sở pháp lý. Bởi vì, trong số các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại điều 10 Luật Cạnh tranh năm 2004, khơng có trường hợp miễn trừ với lý do thỏa thuận ấn định giá để giảm lỗ.

Như vậy, trên cơ sở quy định của pháp luật cạnh tranh và hành vi thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đợt tăng giá bán xăng ngày 07/5/2007, có thể nhận định đây là hành vi thỏa thuận ấn định giá.

Trường hợp thứ hai: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thỏa thuận với

các ngân hàng thương mại tăng, giảm lãi suất huy động tiền gửi.

Ngày 02/4/2008, các ngân hàng đồng loạt thực hiện hạ lãi suất huy động vốn theo thỏa thuận tại cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Theo đó, các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động VNĐ và bằng ngoại tệ. Lãi suất huy động VNĐ ≤ 6 tháng là 10,5%/năm; lãi suất huy động trên 6 tháng là 11%/năm; lãi suất huy động bằng ngoại tệ tối đa 6%/năm. Việc điều chỉnh lãi suất được chính các ngân hàng chủ động đề xuất thấp hơn mức dự kiến của Hiệp hội đề nghị và các ngân hàng đã có sự chuẩn bị cho việc điều chỉnh này. Việc thực hiện diễn ra khá đồng loạt tại các ngân hàng quốc doanh và cổ phần91.

Ngày 29/4/2008, đa số các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng lãi suất huy động tiền gửi lên đến mức trần lãi suất mới như đã cam kết với Hiệp hội Ngân hàng92; trần lãi suất thỏa thuận huy động VNĐ giữa các ngân hàng được nâng lên 12% thay cho mức 11% mà các ngân hàng đã thỏa thuận thực hiện. Trước đó, ngày 28/4/2008, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có thơng báo về kết quả cuộc họp giữa đại diện các thành viên tại khu vực miền Bắc và miền Nam.

91

Phước Hà (2008), “Hạ lãi suất tiền gửi: Ngân hàng có hạ lãi suất cho vay”, Báo điện tử Vietnamnet,

http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/04/776365/.

92

Thủy Triều (2008), “Hiệp hội Ngân hàng có khả năng bị kiện”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,

Trong hai ngày 22 và 25/4, thông qua VNBA, 38/49 đại diện lãnh đạo các ngân hàng thành viên đã cùng trao đổi các vấn đề nổi lên liên quan đến việc thực hiện trần thỏa thuận lãi suất. 37/38 lãnh đạo các ngân hàng hội viên dự họp đã thống nhất tiếp tục thực hiện sự đồng thuận về lãi suất huy động vốn bằng VNĐ và bằng USD trong thời gian trước mắt. Có 3 phương án đã được đưa ra để thảo luận và biểu quyết. Phương án 1, giữ nguyên mức lãi suất như hiện nay (20/38 ngân hàng đồng ý). Phương án 2, nâng mức lãi suất huy động VNĐ lên 12%/năm, mức lãi suất huy động USD vẫn giữ 6%/năm (10/38 ngân hàng đồng ý). Phương án 3, phân chia ra làm 3 nhóm ngân hàng có 3 mức huy động khác nhau (7/38 ngân hàng đồng ý)93.

Việc ấn định mức lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thành viên rõ ràng là có dấu hiệu thỏa thuận ấn định giá dịch vụ một cách trực tiếp:

Về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện thỏa thuận ấn định lãi suất

là các ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng này là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ độc lập với nhau, là đối thủ cạnh tranh với nhau và với các ngân hàng ngoài Hiệp hội trên thị trường tiền tệ. Thế nhưng, các ngân hàng đã thống nhất ấn định lãi suất huy động tiền gửi. Trong trường hợp này, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thể hiện vai trò chủ động tập hợp các ngân hàng thành viên, đưa ra các đề nghị thỏa thuận; trở thành diễn đàn cho các thành viên bàn bạc, thống nhất ấn định giá.

Về hình thức của thỏa thuận ấn định giá: Các ngân hàng thành viên của

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã cùng hành động dưới hình thức tăng giá và giảm giá dịch vụ ở mức giá cụ thể tại cùng một thời điểm nhất định. Cụ thể, trong ngày 02/4/2008, các ngân hàng đồng loạt thực hiện hạ lãi suất huy động vốn xuống 11%; ngày 29/4/2008, các ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn lên 12%. Việc thỏa thuận ấn định giá này được thể hiện một cách trực tiếp, công khai giữa các ngân hàng thông qua các cuộc họp do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì.

Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật cạnh tranh về chủ thể, về hình thức thực hiện hành vi, có thể xem hành vi trên là thỏa thuận ấn định giá dịch vụ một cách trực tiếp.

93

Minh Đức (2008), “Hôm nay, trần lãi suất huy động VND lên 12%”, Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt

Trường hợp thứ ba: Các doanh nghiệp kinh doanh xe khách chạy tuyến đồng loạt tăng giá cùng tỷ lệ nhất định.

Ngày 18/7/2007, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch số 86/2007/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn về mẫu vé xe khách, kê khai giá cước, niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô. Theo đó, các doanh nghiệp được tự quyết định giá vé. Tuy nhiên, trước và sau khi có Thơng tư trên, đã có dấu hiệu về việc các doanh nghiệp đã thỏa thuận trong các đợt tăng giá vé xe khách.

Trong dịp 30/4 năm 2006, từ trưa ngày 28/4 đến hết ngày 30/4, bến xe miền Đơng tăng giá cước xe đị lên 40%, áp dụng cho các tuyến từ Phú Yên trở vào. Tất cả các tuyến xe đi miền Tây từ bến xe Miền Tây cũng tăng theo mức trên và áp dụng trong hai ngày 29 và 30/4. Các tuyến xe đi Tây Ninh từ bến An Sương và Ngã tư Ga tăng giá cước 20% trong hai ngày 29 và 30/4. Các tuyến gần như đi Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai... cũng tăng giá cước lên 40% trong dịp này. Lý do các bến xe trên tăng cước là do giá xăng dầu tăng và bù chiều chạy rỗng cho nhà xe quay xe về thành phố giải tỏa khách ứ đọng94.

Trong dịp 2/9 năm 2007, bến xe Miền Đơng đã chính thức thông báo sẽ tăng giá vé từ 20% - 30% kể từ ngày 01/9 đến hết ngày 02/9. Cụ thể, các tuyến đi Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum giá vé tăng 20%; các tuyến gần như Bình Phước, Bình Dương tăng 30%. Lúc đầu các tuyến đi về Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hồ, Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Dương khơng tăng giá vé. Tuy nhiên, sau đó bến xe đã “trao đổi thêm” với các đơn vị để thống nhất tăng giá vé trên các tuyến như đã nêu trên. Công ty trách nhiệm hữu hạn Rạng Đông (xe từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Gia Lai) tự bán vé cho hành khách chứ không ủy thác cho bến xe Miền Đông nhưng cũng phụ thu thêm 20% trên giá vé như các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, bến xe miền Tây đồng loạt tăng giá vé 40%95.

Tháng 3/2008, nhiều hãng xe đò ở bến xe miền Đông và bến xe miền Tây đồng loạt tăng giá vé đi các tỉnh. Ngày 04/3/2008, tại phòng bán vé ở bến xe

94

Lưu Đức - Việt Hùng (2006), “Xe đò tăng giá vé, tàu tăng chuyến dịp 30/4”, Tin nhanh VietNam VnExpress, http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2006/04/3B9E89D4/.

95

Phước Dung (2007), “Xe đò dịp 2.9: vẫn “hiệp thương” tăng giá”, Báo Giao thông vận tải điện tử,

http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/van-tai/Xe_do_dip_29_Van_hiep_thuong_ tang_gia.

miền Đơng, hàng chục hãng xe đị đã niêm yết giá vé tăng 15-20%. Tương tự, tại bến xe miền Tây, Công ty vận tải ôtô Đồng Tháp, Hợp tác xã xe khách liên tỉnh miền Tây, Công ty cổ phần xe khách và dịch vụ miền Tây, Công ty cổ phần vận tải Trà Vinh... cũng đồng loạt tăng giá vé 15-20%. Theo các doanh nghiệp, từ khi giá xăng dầu tăng, họ đã bị lỗ quá nặng. Do đó, các hợp tác xã vận tải chạy tuyến thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh phía Bắc thống nhất vào ngày 06/3/2008 cùng tăng giá vé96.

Tất cả các đợt tăng giá trên đây đều có dấu hiệu của thỏa thuận ấn định giá dịch vụ khi phân tích các dấu hiệu sau:

Về chủ thể thực hiện hành vi: chủ thể thực hiện hành vi thỏa thuận giá là các

doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trong thị trường khai thác dịch vụ vận tải hành khách chạy tuyến. Ở đây, ta thấy xuất hiện vai trò của các bến xe. Các bến xe không phải là doanh nghiệp mẹ của các hãng xe, cũng không phải là hiệp hội. Tuy nhiên, các bến xe có chức năng là đơn vị điều phối lịch trình chạy của các tuyến xe và được các hãng xe ủy thác việc bán vé. Từ đó, các bến xe trở thành điểm trung gian để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách trao đổi, thống nhất định giá.

Về hình thức của thỏa thuận ấn định giá: Trong các đợt tăng giá trên, các

doanh nghiệp đã thống nhất cùng hành động dưới hình thức tăng giá dịch vụ ở một mức cụ thể tại một thời điểm nhất định. Sau đợt cao điểm, các doanh nghiệp trở lại mức giá bình thường. Ở đây, các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh không tổ chức thành cuộc họp công khai để tăng giá mà ngấm ngầm thống nhất tăng giá trong các đợt cao điểm, khi nhu cầu đi lại tăng cao. Có trường hợp, bến xe đã chủ động “trao đổi thêm” với doanh nghiệp cùng chạy trên một tuyến để thống nhất định giá. Có doanh nghiệp không nhận được đề nghị định giá trực tiếp, khơng có lý do tăng giá nhưng đã không giữ mức giá cũ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường khai thác dịch vụ vận tải hành khách mà cũng đồng thuận và tự định giá giống với các doanh nghiệp khác.

Như vậy, việc các doanh nghiệp vận tải hành khách cùng chạy trên một tuyến đường (vốn là các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành khách) đã đồng loạt tăng một mức giá ở cùng thời điểm cho thấy dấu hiệu rõ ràng của thỏa thuận ấn định giá dịch vụ.

96

N.Ân - A.Thoa - Q.Long (2008), “Xe đò đồng loạt tăng giá vé”, Báo Tuổi trẻ Online,

Từ các trường hợp thực tế trên, có thể nhận thấy: Chủ thể tiến hành thỏa thuận ấn định giá bao gồm các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm liên quan và các hiệp hội ngành nghề. Đây là những chủ thể đã được pháp luật dự tính đến khả năng thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận ấn định giá và thực tiễn áp dụng tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 62 - 74)