Trách nhiệm của BQL KCN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 42)

7. B

2.1.2. Trách nhiệm của BQL KCN

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, BQL là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN, KKT trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN, KKT.

BQL được thành lập bởi Quyết định của Thủ tướng chính phủ nhưng lại chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch cơng tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quy định. Bên cạnh đó, BQL chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối

29

http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Doanh-nghiep-huy-hoai-moi-truong/20119/168399.datviet

hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong công tác quản lý KCN, KKT30.

Trách nhiệm của BQL KCN trong quản lý, BVMT trong KCN nói chung và quản lý nước thải nói riêng được quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Theo đó, BQL KCN theo sự hướng dẫn hoặc ủy quyền của Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong 04 hoạt động sau:

(i) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong KCN; (ii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái

đối với các dự án tại KCN;

(iii) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm không thuộc thẩm quyền;

(iv) Báo cáo định kỳ với Bộ TNMT và UBND tỉnh về tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong KCN;

Việc quy định trách nhiệm của BQL KCN trong công tác quản lý, BVMT trong KCN nói chung và quản lý nước thải nói riêng như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ mơi trường sinh thái, trong đó có cả hoạt động quản lý nước thải trong KCN, chỉ mới dừng lại đối với dự án tại các KCN mà không bao gồm trách nhiệm này đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN trong đó có hoạt động quản lý nước thải tập trung của KCN, thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan TNMT. Như vậy, những vi phạm trong hoạt động quản lý nước thải của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không thuộc phạm vi trách nhiệm của BQL KCN, hay nói đúng hơn là BQL KCN khơng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các vi phạm này, nếu có chăng thì chỉ dừng lại việc đề nghị cơ quan TNMT tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra và phối hợp thực hiện khi cơ quan TNMT có yêu cầu. Tuy đây có thể xem là hoạt động phân cơng, cân cấp trong quản lý hành chính nhưng thực tế có thể tạo bất cập nếu cơ quan TNMT không tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý nước thải tập trung của chủ đầu tư KCN trong khi BQL KCN khơng có thẩm quyền này.

2.1.3. Trách nhiệm của chủ nguồn nƣớc thải

Điều 17 Thông tư 08 quy định 02 trách nhiệm của chủ nguồn nước thải, đó là: (i) trách nhiệm xử lý sơ bộ nước thải trước đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung; và (ii) các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải nộp phí bảo vệ mơi trường theo các quy định hiện hành.

30

Về trách nhiệm xử lý sơ bộ nước thải trước đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, theo quy định nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện đã thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Như vậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN phải trang bị cho mình hệ thống xử lý nước thải nội bộ với đầy đủ các bước thu gôm, xử lý, và thải loại vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc quản lý nước thải, không, san sẻ một phần trách nhiệm với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nước thải tập trung của KCN.

Thực tế, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN thường thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nước thải tập trung của KCN về tiêu chuẩn nước thải và mức phí quản lý nước thải. Theo đó, cơ sở sản xuất kinh doanh phải xử lý nước thải đạt một tiêu chuẩn nhất định trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung và tiêu chuẩn này thường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép thải loại ra môi trường được quy định trong báo cáo ĐTM của KCN. Trong trường hợp, nước thải sau xử lý của cơ sở sản xuất kinh doanh đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chung của KCN thì mức phí quản lý nước thải sẽ giảm tỷ lệ thuận với chất lượng nước thải. Quy định như vậy có tác dụng thức đẩy cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư hệ thống xử lý nước thải nội bộ có khả năng xử lý nước thải đạt và vượt tiêu chuẩn chung của KCN, qua đó giảm áp lực lên hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Theo quy định trên thì nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về các trường hợp miễn trừ đấu nối tại Điều 45 Nghị định 88/2007/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 08. Theo đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN đã có trạm xử lý nước thải riêng đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành trước khi nhà máy xử lý nước thải tập trung của KKT, KCNC, KCN và CCN được xây dựng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thốt nước đơ thị và khu công nghiệp, cụ thể: cơng trình gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thốt nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước; hoặc tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung.

Trường hợp miễn trừ đấu nối do KCN chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung là hệ quả đương nhiên nhưng trường hợp miễn trừ đấu nối nếu nước thải đạt tiêu chuẩn và việc đấu nối gây những gánh nặng bất hợp lý cho cơ sở thoát nước, cụ thể đây là những bất lợi về tài chính quả là một quy định mang tính

chất tiến bộ, góp phần thúc đẩy việc đầu tư trang bị hệ thống quản lý nước thải nội bộ của cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện để được miễn trừ đấu nối phải xin phép BQL KCN cũng như các cơ quan có trách nhiệm về quản lý và BVMT trong KCN cho phép31 và việc có cấp phép hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào ý chí chủ quan của các đơn vị này. Theo khảo sát thì hiện nay chưa có bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh nào trong bất cứ KCN nào được phép miễn trừ đấu nối để có thể xả thải trực tiếp ra môi trương. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tâm lý e ngại của các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép miễn trừ đấu nối, họ cho rằng sẽ khó quản lý những cơ sở sản xuất kinh doanh (với số lượng đầu mối xả thải rất lớn) hơn là quản lý chung cho các KCN hay nói một cách hình tượng là “nắm thằng có tóc chứ khơng ai nắm kẻ trọc đầu”. Vì vậy, việc áp dụng quy định về miễn trừ đấu nối trực tiếp cho chủ nguồn nước thải cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan có thẩm quyền.

Kiến nghị: Từ thực tế trên, cơ quan TNMT có thẩm quyền cấp phép miễn trừ

đấu nối cần minh bạch hơn trong quy trình, các điều kiện được cấp phép miễn trừ đấu nối và sẵn sàng cấp phép cho cơ sở SXKD nếu đạt yêu cầu. Muốn được như vậy, cơ quan TNMT cần nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát việc xả thải nói riêng và quản lý nước thải trong KCN nói chung của cở sở SXKD, và hoạt động này phải phối hợp chặt chẽ với BQL KCN.

Thứ hai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải nộp phí bảo vệ mơi trường theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 08, cụ thể: “Các cơ sở

SXKD trong KCN phải nộp phí BVMT theo các quy định hiện hành”. Tuy nhiên,

theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thơng tư 09/2009/TT-BXD thì “các hộ thốt nước

đã chịu phí thốt nước32 theo nghị định 88/2007/NĐ-CP thì khơng phải chịu phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định 04/2007/NĐ- CP”. Như vậy, các cơ sở SXKD trong KCN sẽ phải chịu phí thốt nước (được trả

cho chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nước thải trong KCN) mà không phải chịu phí BVMT đối với nước thải từ hoạt động SXKD của mình. Thay vào đó, chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nước thải trong KCN mà ở đây chính là chủ đầu tư sẽ là người nộp phí BVMT đối với nước thải vào ngân sách nhà nước khi thải loại nước thải ra môi trường.

Phí thốt nước (phí quản lý nước thải trong KCN) được tính tốn dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa cơ sở SXKD và chủ đầu tư nhưng trên thực tế mức phí này thường được chủ đầu tư quy định, điều chỉnh theo định ký và cơ sở SXKD phải chấp nhận gần

31

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2009/TT-BXD quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thốt nước đơ thị và KCN

32 Phí thốt nước quy định tại khoản 1, Điều 48 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP là phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải và được áp dụng cho các hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thốt nước tập trung của đơ thị và khu công nghiệp (khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2009/TT-BXD)

như là vơ điều kiện. Vấn đề quy định mức phí quản lý nước thải trong KCN còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong thực hiện quản lý nước thải trong KCN, cụ thể: trong một số trường hợp vì mức phí quản lý nước thải quá cao mà cơ sở SXKD cố tình khai báo khơng phát sinh nước thải hoặc khai khối lượng nước thải phát sinh thấp hơn thực tế, sau đó tìm cách xả thải trái phép ra môi trường như trường hợp tại KCN Phú Tài – Bình Định (Khung 2). Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào quy định cơ sở tính tốn mức phí quản lý nước thải này.

Khung 2: Bất cập về mức phí quản lý nƣớc thải (Đơn giá xử lý nƣớc thải) tại KCN Phú Tài – Bình Định33

Đơn giá xử lý nước thải của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Phú Tài chưa hợp lý: Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chuyên môn, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 632/QĐ-UB ngày 28/9/2005 phê duyệt đơn giá xử lý nước thải năm 2005 của Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Phú Tài. Trong đó đơn giá xử lý nước thải đạt từ cấp độ C ra cấp độ A là 10.830 đồng/m3

, từ cấp độ B ra cấp độ A là 9.440 đồng/m3. Đơn giá trên còn cao so với mặt bằng chung của khu vực vì khơng được tính giảm các khoản Nhà nước hỗ trợ, do vậy đã làm ảnh hưởng đến tâm lý các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp đã đầu tư xử lý nước thải cục bộ đạt loại B khá tốn kém, khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của KCN Phú Tài thì phải chịu thêm chi phí cao để xử lý đạt cấp độ A. Từ đó dẫn đến các doanh nghiệp tìm cách khơng đấu nối nước thải vì sợ tốn kém chi phí xử lý nước thải, báo cáo khơng phát sinh nước thải hoặc tìm cách xả lén nước thải ra mơi trường.

Kiến nghị: Từ thực tế nói trên, cần sớm ban hành quy định về việc tính tốn mức

phí quản lý nước thải trong KCN. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về khung giá phí quản lý nước thải. Theo đó, mức phí này vẫn do 02 bên thỏa thuận nhưng phải nằm trong khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Khung giá này có thể do UBND cấp tỉnh ban hành với sự tham mưu của cơ quan TNMT và được điều chỉnh theo định kỳ cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy trình cơng nghệ.

2.1.4. Trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nƣớc thải trong KCN

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định: “Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thốt nước”. Theo đó, dịch vụ thốt nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 22 Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định: “Đơn vị, doanh nghiệp được

giao làm chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng KCN, khu đô thị mới là chủ đầu tư cơng trình thốt nước trên địa bàn được giao quản lý”, điều này đồng nghĩa với

33

việc chủ đầu tư KCN đồng thời là chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nước thải duy nhất.

Theo quy định của pháp luật về quản lý nước thải trong KCN hiện nay, chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý nước thải trong KCN (chủ đầu tư) có trách nhiệm: (i) đầu tư xây dựng và đảm bảo vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN; (ii) nộp phí BVMT đối với nước thải; (iii) phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nước thải trong KCN hiện nay.

Thứ nhất, về trách nhiệm đầu tư xây dựng và đảm bảo vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KCN, theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 9 Thông tư 08, chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN đi vào hoạt động34. Thực tế, chủ đầu tư sau khi xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung phải tiến hành vận hành thử nghiệm và hoàn tất các hồ sơ thủ tục nghiệm thu gửi Sở TNMT cấp tỉnh nơi KCN được xây dựng. Các biểu mẫu, hồ sơ này được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP về ĐTM, ĐMC và CKBVMT, theo đó, chủ đầu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)