7. B
2.3. Vấn đề xử lý nƣớc thải trong KCN
2.3.1. Vấn đề xử lý nƣớc thải sơ bộ tại cơ sở SXKD
Pháp luật về quản lý nước thải trong KCN hiện nay quy định trách nhiệm trang bị hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của cơ sở SXKD trong KCN như một điều kiện để dự án SXKD đầu tư vào KCN được đưa vào hoạt động, cụ thể: “dự án sản
xuất đã lắp đặt đầy đủ và đã kiểm tra chạy thử các thiết bị xử lý nước thải, … như đã cam kết trong báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành các cơng trình xử lý mơi trường” (Điều 13
Thông tư 08)
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 17 Thơng tư 08 quy định trách nhiệm xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở SXKD, cụ thể: nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện đã thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, ... Nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân trong KCNC, KCN và CCN sau khi xử lý sơ bộ (bằng các bể tự hoại,…) phải được xử lý tiếp tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCNC, KCN, CCN hoặc tại trạm xử lý nước thải riêng của cơ sở.
Thực tế, tùy vào sự thỏa thuận giữa cơ sở SXKD và chủ đầu tư về tiêu chuẩn nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom tập trung của KCN mà mức độ xử lý của cơ sở SXKD là khác nhau, thông thường chỉ dừng lại ở cột C theo Quy chuẩn quốc gia về nước thải QCVN 40:2011. Theo đó, mức phí thốt nước (phí quản lý nước thải) mà cơ sở SXKD trả cho chủ đầu tư cũng khác nhau và thường tỷ lệ thuận với hàm lượng các chất nguy hại có trong nước thải. Như vậy, cơ sở SXKD có 02 phương án đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ đó là:
(i) Một là, đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cột B hoặc C theo QCVN 40:2011. Phương án này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nhưng đổi lại mức phí thốt nước phải trả định kỳ rất thấp, trong một số trường hợp là bằng 0. Lợi ích mà cơ sở SXKD được hưởng tương đối lâu dài vì thời gian đầu tư SXKD trong KCN thường kéo dài khoảng 40 năm đến 50 năm.
(ii) Hai là, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với quy mô vừa đủ và khả năng xử lý vừa đạt tiêu chuẩn cột C theo nội dung thỏa thuận đấu nối với chủ đầu tư. Phương án này tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nhưng khoản phí thốt nước phải trả định kỳ tương đối cao.
Như vậy, trên thực tế, bằng lợi ích kinh tế, chủ đầu tư đã khuyến khích cơ sở SXKD xử lý sơ bộ một cách tốt hơn nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua đó, chủ đầu tư cũng tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải và quan trong hơn là giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN vốn thường xuyên bị quá tải. Lợi ích mang lại từ việc khuyến khích cơ sở SXKD đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại với khả năng xử lý tốt hơn đã thấy rõ nhưng những nội dung khuyến khích này vẫn chỉ dừng lại ở sự tự thỏa thuận giữa cơ sở SXKD và chủ đầu tư và khơng có một căn cứ vững chắc nào đảm bảo rằng một khi cơ sở SXKD đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại rồi thì mức phí thốt nước sẽ được ưu đãi và được duy trì trong suốt thời gian SXKD của họ lên đến khoảng 40 năm hay thậm chí 50 năm. Do đó, thiết nghĩ cần nội luật hóa thành những quy định khuyến khích cơ sở SXKD đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại và ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc miễn, giảm hợp lý mức phí thốt nước mà cơ sở SXKD trong KCN.
Kiến nghị: Thứ nhất, cần bổ sung quy định về phí quản lý nước thải trong KCN
theo hướng ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý nước thải trong KCN) trong việc tính mức phí hợp lý đối với các cơ sở SXKD đã đầu tư hệ thống quản lý nước thải sơ bộ và nước thải đầu ra vượt mức yêu cầu chung của KCN. Mặt khác, cơ sở tính phí quản lý nước thải trong KCN cần được xem xét và quy định phù hợp với kiến nghị về việc hình thành khung phí (mức trần) quản lý nước thải trong KCN đã trình bày tại Phần 2.1.3.
Thứ hai, cần bổ sung quy định về chính sách khuyến khích các cơ sở SXKD đầu tư xây dựng hệ thống quản lý nước thải sơ bộ hiện đại, xử lý nước thải một cách triệt để, đạt hoặc vượt tiêu chuẩn thải loại ra môi trường theo quy định. Một số chính sách hỗ trợ như: giảm tiền ký quỹ, đặt cọc BVMT, hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư, hỗ trợ về công nghệ, nghiên cứu cải tiến công nghệ xử lý, …38 Quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần giảm áp lực cho nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN
2.3.2. Vấn đề xử lý nƣớc thải tập trung trong KCN
Khoản 2 Điều 81 Luật BVMT 2005 nêu ra nguyên tắc chung “nước thải của
cơ sở SXKD, dịch vụ, khu SXKD, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn mơi trường”, theo đó nước thải trong KCN phải được xử lý đạt tiêu
chuẩn trước khi được thải loại ra môi trường.
Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 82 Luật này, cụ thể: Hệ thống xử lý nước thải trong KCN phải bảo đảm các u cầu sau đây: (i) Có quy trình cơng nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; (ii) Đủ cơng suất xử lý nước thải phù hợp
38
Năm 2005 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý ô nhiễm mơi trường, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 15-20% tổng kinh phí đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trong từng doanh nghiệp, trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý triệt để tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong KCN Phú Tài. (Nguồn: website BQL Khu kinh tế tỉnh Bình Định http://kktbinhdinh.vn/default.asp?id=0&ID_tin=2167)
với khối lượng nước thải phát sinh; (iii) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; (iii) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; (iv) Vận hành thường xuyên. Như vậy, quy định pháp luật về quản lý nước thải hiện nay quy định tương đối rõ về vấn đề xử lý nước thải tập trong KCN.
Về tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước thải trong KCN: theo quy định tại khoản Điều 6 Nghị định 88/2007/NĐ-CP thì nước thải từ hệ thống thoát nước KCN ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Theo đó, Bộ TNMT có trách nhiệm ban hành hệ thống Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải cơng nghiệp và có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Bên cạnh đó, hiện đang tồn tại một hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp do Bộ Khoa học Cơng nghệ ban hành có ý nghĩa khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp tự nguyện áp dụng. Như vậy, các thông số kỹ thuật về nước thải công nghiệp hiện được áp dụng theo cả 02 hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN), cụ thể:
- TCVN 5945 : 2010 – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải do Bộ Khoa học – Công nghệ ban hành năm 2010 (thay thế cho TCVN 5945 : 2005) quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cơng nghiệp. Tiêu chuẩn chỉ mang tính khuyến khích các đơn vị tự nguyện áp dụng.
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, được ban hành bởi Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 cuat Bộ TNMT (thay thế cho QCVN 24:2009/BTNMT). Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận. Quy chuẩn kỹ thuật này có giá trị áp dụng bắt buộc cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có liên quan.
- Ngoài ra, đối với mỗi ngành cơng nghiệp thì áp dụng thêm một hoặc một số quy chuẩn kỹ thuật đặc thù như: QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản, QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may, …
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện đã được ban hành tương đối đầy đủ, chi tiết và không ngừng được cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường của nước ta.
Ở một khía cạnh khác của hoạt động xử lý nước thải trong KCN, Điều 11 Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định cấm hành vi pha loãng nước thải để đạt các
quy chuẩn chất lượng nước thải39. Tuy nhiên, thực tế, nhiều KCN vì khơng thể kiểm sốt lượng nước thải phát sinh trong KCN hoặc hệ thống xử lý nước thải không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đã tìm cách “lách luật” bằng việc pha lỗng nước thải, điển hình là vụ KCN Sonadezi Long Thành lợi dụng “hồ điều hịa” để pha lỗng nước thải.
Khung 3: Vụ việc KCN Sonadezi Long Thành – Đồng Nai sử dụng “hồ sinh thái” để pha loãng nƣớc thải40
Hồ xử lý sinh thái để pha loãng nƣớc thải
Năm 2005, Sonadezi Long Thành đã th Cty cơng trình thủy lợi Đồng Nai thiết kế xây dựng thêm hồ sinh thái và đưa vào hoạt động từ tháng 3.2007.
Theo một tờ trình của Sonadezi Long Thành thì hồ sinh thái được xây nhằm xử lý nước thải bằng quá trình xử lý sinh học, sau khi đã xử lý ở các công đoạn trước đó. Tuy nhiên tại thời điểm C49 phát hiện (ngày 4.8.2011), tại biên bản ký với C49, theo trả lời của ông Trần Quang Thỏa (Phó Tổng GĐ Sonadezi Long Thành) thì hồ sinh thái đã biến thành nơi pha loãng nước thải chứ không phải là... “xử lý sinh học”. Cụ thể, đại diện Sonadezi Long Thành thừa nhận rằng do chưa kiểm soát được chất lượng nước thải đầu vào từ các DN về nhà máy xử lý tập trung của KCN nên chưa xử lý độ màu đạt chuẩn. Vậy nên để giảm chỉ tiêu ô nhiễm về độ màu trong nước thải, công ty đợi khi thủy triều lên sẽ tích nước thải từ hồ hồn thiện ra hồ sinh thái để pha loãng rồi khi thủy triều rút sẽ kéo tồn bộ nước thải đã pha lỗng ra rạch Bà Chèo để ra sông Đồng Nai.
Với thủ đoạn tinh vi, cùng với sự trong khâu thẩm định báo cáo ĐTM của cơ quan TNMT41, Sonadezi Long Thành đã thực hiện một trong những hành vi bị cấm trong quản lý nước thải. Tuy nhiên, để khẳng định đây là hành vi pha loãng nước thải khơng phải đơn giản vì hiện chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa như thế nào là pha loãng nước thải, hay các hành vi nào cũng được xem là pha lỗng nước thải, … Do đó, thiết nghĩ cần bổ sung các quy định này để tránh tình trạng tái diễn các vi phạm như tại Sonadezi Long Thành.
39 Điều 11 Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong đó có “Pha lỗng nước thải để đạt các quy chuẩn chất lượng nước thải hoặc chuyển tải lượng ô nhiễm sang môi trường khác như khơng khí và đất” (khoản 7)
40 http://laodong.com.vn/Moi-truong/Nghi-an-ve-ho-sinh-thai-cua-Sonadezi-Long-Thanh/36651.bld ngày
17/08/2011
41
“Liên quan đến hành vi pha loãng nước thải tại hồ sinh thái của Sonadezi Long Thành, chúng tôi phát hiện giấy phép cho xả thải của Bộ TNMT cũng có vấn đề. Sơng Đồng Nai có chế độ bán nhật chiều nên ở giai đoạn 1 công suất 5.000m3/ngày đêm của Nhà máy xử lý thải Sonadezi Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ cấp phép cho Sonadezi Long Thành xả thải (4.800m3/ngày đêm) theo chế độ thủy triều (tức khi nước rút). Tuy nhiên khi Sonadezi Long Thành nâng công suất lên 10.000m3, tháng 5/2011, Bộ TNMT đã cấp phép cho công ty được xả thải 24h/ngày đêm không theo chế độ thủy triều. Đồng nghĩa với việc cống xả được phép mở 24h/24h, tức là nước thải lúc nào cũng sẵn sàng tống ra sông và ngược lại, nước sông lúc nào cũng sẵn sàng vào hồ sinh thái để pha loãng nước thải rồi “kéo nhau” ra sông khi thủy triều rút.”, tlđd.
Kiến nghị: Cần ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 88/2007/NĐ-CP của Chính phủ về thốt nước đơ thị và KCN, trong đó có nội dung