Vấn đề cấp phép xả nƣớc thải trong KCN vào nguồn nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 57 - 60)

7. B

2.4. Vấn đề cấp phép xả nƣớc thải trong KCN vào nguồn nƣớc

cần làm rõ bao gồm: (i) khái niệm pha loãng nước thải; và (ii) các hành vi được xem là pha loãng nước thải. Thứ nhất, (i) pha loãng nước thải là hành vi sử dụng nước sạch, nước mưa, nước ao hồ, kênh rạch hoặc/và bất cứ loại nước nào khác ngoài nước thải để trộn lẫn với nước thải nhằm mục đích giảm nồng độ các chất nguy hại có trong nước thải. Thứ hai, (ii) một số hành vi cũng được xem là pha loãng nước thải là: đấu nối hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải trước khi thải loại ra môi trường (hành vi cấm tại Điều 11); Thiết kế hồ điều hịa thơng với nguồn nước tiếp nhận mà nguồn nước tiếp nhận có thể chạy ngược vào hồ điều hịa; các hành vi khác nhằm mục đích pha lỗng nước thải.

2.4. Vấn đề cấp phép xả nƣớc thải trong KCN vào nguồn nƣớc (cấp phép xả thải) thải)

2.4.1. Thẩm quyền cấp phép xả thải

Thẩm quyền cấp phép xả thải được quy định tại Điều 13 Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (sau đây gọi là “Nghị định 149”). Theo đó, thẩm quyền này được phân định giữa Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh nơi xả thải theo khối lượng nước thải được thải loại ra môi trường, cụ thể: (i) Bộ TNMT cấp phép xả thải đối với các KCN xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 5000 m3/ngày đêm trở lên; (ii) Đối với những KCN xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng dưới 5.000 m3/ngày đêm thì thẩm quyền cấp phép thuộc UBND cấp tỉnh nơi xả thải.

Việc phân cấp này dựa trên mức độ ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn nước, cụ thể: lưu lượng nước thải thải vào nguồn nước thì mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng càng lớn, có thể vượt khỏi địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố (nguồn tiếp nhận nước thải thường là sơng ngịi, kênh, rạch chảy qua nhiều vùng khác nhau). Bằng các nghiên cứu khoa hoạc lẫn đánh giá thực tiễn, cơ quan TNMT đã đưa ra mức 5.000 m3/ngày đêm là chuẩn để phân định mức ảnh hưởng có vượt ra phạm vi một tỉnh, thành phố hay khơng, từ đó là căn cứ phân định thẩm quyền cấp phép xả thải như trên.

Việc phân định thẩm quyền dựa vào lưu lượng nước thải như trên cũng là phù hợp với việc phân định thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đã trình bày ở phần 2.1.1.1. Sự phù hợp trong quy định này, giúp cơ quan có thẩm quyền vừa được thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, vừa được cấp phép xả thải tùy theo quy mô của KCN. Môi liên hệ ở đây được thể hiện ở việc nội dung về quản lý nước thải trong KCN, trong đó có cơng suất nhà máy xử lý nước thải tập trung và phương án xả thải là nội dung quan trọng được thể hiện trong báo cáo ĐTM. Việc quy định

trách nhiệm phù hợp như vậy giúp một cơ quan có thể hiểu rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nước thải trong một KCN. Từ đó có quyết định đúng đắn, góp phần thực hiện tốt pháp luật về quản lý nước thải trong KCN.

2.4.2. Điều kiện và hồ sơ xin cấp phép xả thải

Hiện nay, khơng có quy định pháp luật nào quy định chi tiết về điều kiện được cấp phép xả thải. Vấn đề này được thể hiện ở 02 nôi dung: (i) đối tượng phải xin phép xả thải; và (ii) hồ sơ xin phép xả thải, cụ thể:

Điều 6 Nghị định 149 quy định các trường hợp không phải xin phép xả thải, đó là: xả nước thải vào nguồn nước với quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình42. Theo quy định này, tất cả các cơ sở SXKD trong KCN (trong trường hợp miễn trừ đấu nối) và tất cả các KCN đều phải xin phép xả thải trước khi thải loại nước thải ra môi trường.

Hồ sơ xin phép xả thải, trình tự, thủ tục cấp phép xả thải được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định 149. Căn cứ vào nội dung hồ sơ nêu trên, ta có thể nhận thấy một số điều kiện để các cơ sở SXKD trong KCN (trong trường hợp miễn trừ đấu nối) và các KCN (đối tượng xả thải) được cấp phép xả thải, đó là: Kết quả phân tích chất lượng nước thải phù hợp với quy định về nước thải trong KCN; Có Đề án xả nước thải vào nguồn nước, Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định; Vị trí lắp đặt cơng trình xả nước thải thuộc quyền sử dụng của đối tượng xả thải. Trong trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước, đối tượng xả thải phải có Báo cáo hiện trạng xả nước thải, Kết quả phân tích thành phần nước thải và Giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải;

Trên thực tế, trình tự, thủ tục cấp phép xả thải cơ quan có thẩm quyền tiến hành khá nhanh gọn, thuận lợi cho đối tượng xả thải.

2.4.3. Thu hồi giấy phép xả thải

Vấn đề thu hồi giấy phép xả thải được quy định tại Điều 10 Nghị định 149 như sau: Đối tượng xả thải sẽ bị thu hồi giấy phép xả thải trong các trường hợp sau: Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Toà án tuyên bố phá sản; Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước cho phép; Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép; Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền; Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.

Trong các trường hợp trên, đáng chú ý nhất là trường hợp chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Đây

là trường hợp thường xảy ra nhưng lại rất khó xử lý trên thực tế. Một số vụ vi phạm về xả thải gần đây như Vedan, Sonadezi Long Thành, … thì sau các quyết định xử

42

phạt hành chính, buộc khắc phục hậu quả, … khơng hề có quyết định rút giấy phép xả thải vào nguồn nước đối với các đơn vị này!43 Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ tính chất quan trọng của giấy phép xả thải. Trong trường hợp KCN hay cơ sở SXKD trong KCN (trường hợp được miễn trừ đấu nối) bị rút giấy phép xả thải, điều này đồng nghĩa với việc đối tượng xả thải phải ngừng hoạt động vì khơng thể hoạt đổng SXKD các ngành công nghiệp hoặc hỗ trợ công nghiệp mà không làm phát sinh nước thải và như vậy sẽ kéo theo những hệ lụy xã hội vô cùng to lớn về công ăn việc làm của hàng vạn công nhân đang làm việc tại các cơ sở SXKD trong KCN. Do đó, dù bị xử phạt nặng đến đâu, đối tượng xả thải vẫn phải “tìm mọi cách” để tiếp tục được cấp phép xả thải, trong đó có cả những phương thức tiêu cực.

Kiến nghị: Từ thực tế này, thiết nghĩ cần có quy định rõ về mức độ ô nhiễm

được xem là gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; chế tài thu hồi giấy phép trong trường hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và quy định hậu quả của việc rút giấy phép xả thải liên quan đến việc có tạm ngưng hoạt động của đối tượng xả thải hay khơng. Bên cạnh đó, cần minh bạch hóa cơ chế áp dụng pháp luật quản lý nước thải trong vấn đề thu hồi giấy phép xả thải để tránh hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Theo ý kiến tác giả, việc quy định chế tài thu hồi giấy phép xả thải trong trường hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước cần được quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng vừa đảm bảo quyền lợi của các cơ sở SXKD trong KCN. Muốn vậy, cần có một giải pháp thốt nước khác cho KCN nếu không được cấp phép xả thải ra môi trường.

Ngồi ra, Điều 10 Nghị định 149 cịn quy định về thời hạn cấp mới tùy vào trường hợp thu hồi, theo đó: trong trường hợp giấy phép bị thu hồi do khơng sử dụng giấy phép trong vịng 12 hoặc vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực giấy phép sẽ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (3) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi giấy phép cũ; hoặc trong trường hợp giấy phép bị thu hồi vì được cấp khơng đúng thẩm quyền hoặc vì mục đích an ninh quốc phịng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước xem xét việc cấp giấy phép mới (không giới hạn thời gian). Như vậy, đối với trường hợp thu hồi giấy phép vì chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước hiện khơng có quy định về thời gian cấp lại

GCN. Việc không quy định nội dung này có thể tạo một “lỗ hổng pháp lý” tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực phát sinh.

Kiến nghị: Cần bổ sung quy định về điều kiện, thời gian được cấp lại giấy

phép xả thải ra nguồn nước đối với các trường hợp thu hồi giấy phép vì chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nếu chủ thể đã bị thu hồi giấy phép đã có những cải thiện tích cực đảm bảo việc xả thải phù hợp tiêu chuẩn mơi trường thì việc cấp lại giấy phép là cần thiết

43

nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, KCN. Mặt khác, quy định không cấp lại giấy phép xả thải trong trường hợp này như hiện hành không những khơng tăng tính răn đe mà ngược lại cịn gây khó khăn trong việc áp dụng và góp phần tạo nên tiêu cực trong hoạt động cấp phép và thu hồi giấy phép xả thải vào mơi trường. Vì tính chất quan trọng của giấy phép xả thải như đã phân tích ở trên nên chủ đầu tư sẵn sàng tìm mọi cách để khơng bị thu hồi giấy phép, kể cả những cách thức tiêu cực và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước về quản lý nước thải trong KCN. Do đó, việc bổ sung quy định về điều kiện, thời gian được cấp lại giấy phép xả thải ra nguồn nước đối với các trường hợp thu hồi giấy phép vì chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)