Vấn đề phân loại, thu gom nƣớc thải trong KCN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 50 - 53)

7. B

2.2. Vấn đề phân loại, thu gom nƣớc thải trong KCN

2.2.1. Vấn đề phân loại, thu gom nƣớc thải trong cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN

Hiện nay, vấn đề phân loại, thu gom nước thải trong cơ sở SXKD trong KCN được quy định khá chung chung, thường được quy định kèm với trách nhiệm quản lý nước thải trong phạm vi cơ sở SXKD, cụ thể:

Khoản 2 Điều 81 Luật BVMT 2005, cụ thể: “Nước thải của cơ sở SXKD,

dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường”. Đây là quy định chung cho tất cả các cơ sở SXKD, dịch vụ,

… trong đó có cơ sở SXKD trong KCN. Bên cạnh đó, Điều 41 Nghị định 88/2007/NĐ-CP quy định: “Hộ thốt nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thốt

nước và cơng trình xử lý sơ bộ đến điểm đấu nối”. Như vậy, cơ sở SXKD có trách

nhiệm thực hiện việc thu gom và xử lý sở bộ nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN.

Điều 13 Thông tư 08 quy định điều kiện về quản lý nước thải để các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào KCN được đưa vào hoạt động như sau: dự án

sản xuất đã lắp đặt đầy đủ và đã kiểm tra chạy thử các thiết bị xử lý nước thải, … như đã cam kết trong báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hồn thành các cơng trình xử lý mơi trường.

Khoản 3 Điều 17 Thông tư 08 quy định trách nhiệm thu gom nước thải của cơ sở SXKD, cụ thể: nước thải của các cơ sở SXKD đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện

đã thỏa thuận với Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, ... Nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân trong KCNC, KCN và CCN sau khi xử lý sơ bộ (bằng các bể tự hoại,…) phải được xử lý tiếp tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCNC, KCN, CCN hoặc tại trạm xử lý nước thải riêng của cơ sở. Theo đó, để xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở mình, cơ sở

SXKD phải tiến hành phân loại, thu gom nước thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả nước thải sinh hoạt hàng ngày, nước mưa, …

Như vậy, pháp luật quản lý nước thải trong KCN hiện nay không quy định trực tiếp về hoạt động phân loại, thu gom nước thải trong cơ sở SXKD mà quy định thông qua trách nhiệm xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở SXKD trước khi đấu nối và hệ thống thu gom nước thải tập trung trong KCN. Việc không quy định cụ thể trách nhiệm

phân loại, thu gom nước thải của cơ sở SXKD đã gây khơng ít khó khăn trong cơng tác quản lý nước thải trong KCN, đặc biệt trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nước thải của cơ sở SXKD. Việc chỉ dựa vào trách nhiệm xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở SXKD đã tạo kẽ hở cho cơ sở SXKD thu gom nước thải mà không phân loại gây lãng phí khả năng tái sử dụng nước thải trong một số trường hợp. Mặt khác, việc không wuy định rõ như vậy tạo điều kiện cho cơ sở SXKD sử dụng nước làm nguội, nước mưa có hàm lượng chất nguy hại thấp để pha loãng nước thải, đây là một hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 11 Nghị định 88/2007/NĐ-CP.

Kiến nghị: Từ thực tế nêu trên, cần sớm bổ sung các quy định chi tiết về hoạt

động phân loại, thu gom nước thải tại nguồn của cơ sở SXKD nhằm tránh hiện tượng cơ sở SXKD lợi dụng việc pháp luật khơng có quy định cụ thể để thực hiện các hành vi cấm, gây lãng phí nguồn nước. Các quy định về trách nhiệm phân loại, thu gom nước thải tại nguồn của cơ sở SXKD có thể được viện dẫn từ các quy định về thu gom nước thải trong KCN tại Nghị định 88/2007/NĐ-CP36.

2.2.2. Vấn đề đấu nối giữa hệ thống quản lý nƣớc thải của cơ sở sản xuất kinh doanh và hệ thống thu gom nƣớc thải tập trung của KCN

Nước thải sau khi được phân loại, thu gom và xử lý sơ bộ ở cơ sở SXKD sẽ được vận chuyển theo đường ống để đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Vấn đề đấu nối giữa hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của cơ sở SXKD và hệ thống tập trung của KCN là một vấn đề quan trong và được được pháp luật quy định rất rõ ràng, cụ thể:

Điều 13 Thông tư 08 quy định điều kiện về quản lý nước thải để các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào KCN được đưa vào hoạt động như sau:

đầu ra nước thải của các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đấu nối trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN; trừ

trường hợp các cơ sở SXKD trong KCN đã có trạm xử lý nước thải riêng đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành trước khi nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45 Nghị định số 88/2007/NĐ-CP (sau đây gọi chung là “miễn trừ đấu nối”). Như vậy, ngoại trừ trường hợp được miễn trừ đấu nối cho các cơ sở SXKD thỏa mãn điều kiện nêu trên thì tất cả các cơ sở SXKD đều phải tiến hành đấu nối với hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN trước khi đi vào hoạt động.

Để được đấu nối vào hệ thống này, cơ sở SXKD phải ký văn bản thoả thuận

hoặc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN về các điều kiện được phép đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định tại Điều 14 Thông

tư 08. Và việc đấu nối này phải được thực hiện dưới sự giám sát của chủ đầu tư xây

dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN.

36

Quy định này được một lần nữa nhắc lại tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 08, cụ thể: “Các cơ sở SXKD đang hoạt động trong các KCN có trách nhiệm: (i) xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường; (ii) đấu nối hệ thống xử lý nước thải vào mạng lưới thu gom nước thải công nghiệp khi nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN đi vào vận hành trong trường hợp chưa đủ điều kiện được miễn trừ đầu nối theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP”

Như vậy, pháp luật quản lý nước thải trong KCN hiện nay quy định rất rõ ràng về việc đấu nối giữa hệ thống phân loại, thu gom, xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở SXKD với hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN. Tuy nhiên, các quy định này luôn được miễn trừ đối với đối tượng được miễn trừ đấu nối theo quy định tại Điều 45 Nghị định 88. Thực tế, một số cơ sở SXKD đã đáp ứng các điều kiện nêu trên nhưng vẫn không thể nhận được sự miễn trừ này vì nhiều lý do mà lý do chính vẫn là sự dè dặt của các cơ quan TNMT. Vấn đề này đã được trình bày rõ ở Phần 2.1.3 về trách nhiệm của chủ nguồn nước thải.

2.2.3. Vấn đề thu gom nƣớc thải tập trung của KCN

Vấn đề thu gom nước thải tập trung được hiện không được quy định rõ trong các văn bản pháp luật về quản lý nước thải trong KCN. Các văn bản pháp luật này chỉ tập trung vào việc quy định hoạt động đấu nối giữa hệ thống phân loại, thu gom, xử lý sơ bộ nước thải của cơ sở SXKD và hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN mà chưa quy định rõ việc nước thải sau khi được đấu nối vào hệ thống thu gom tập trung này sẽ như thế nào.

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 08 là một trong những điều khoản hiếm hoi đề cập đến việc thu gom nước thải tập trung của KCN cũng chỉ quy định việc xác định vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.

Mặt khác, đối với trách nhiệm thu gom tồn bộ nước thải, Thơng tư 08 cũng không quy định trách nhiệm thu gom 100% lượng nước thải phát sinh trong KCN như đối với chất thải rắn37. Như vậy, các quy định về thu gom nước thải tập trung của KCN hiện còn thiếu sót, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN, chi tiết hoạt động thu gom, … Việc thiếu sót này dẫn đến thực trạng rất khó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp khơng thu gom hết tồn bộ nước thải trong KCN, một thực trạng phổ biến hiện nay ở nhiều KCN.

Kiến nghị: cần sớm ban hành quy định về trách nhiệm thu gom toàn bộ nước

thải trong KCN của chủ đầu tư, tương tự như quy định đối với chất thải rắn. Trách

37 “Chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN phải được thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải không nguy hại (chất thải rắn thông thường), chất thải y tế và chất thải nguy hại” (khoản 2 Điều 18 Thông tư 08)

nhiệm này có thể được quy định kèm theo trách nhiệm đảm bảo vận hành các hố ga, điểm đấu nối và hệ thống thu gom nước thải hiểu quả và triệt để. Mặt khác, trách nhiệm thu gom toàn bộ nước thải trong KCN cần được kết hợp chặt chẽ với trách nhiệm tương ứng của cơ sở SXKD đã được trình bày ở phần 2.2.1.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý nước thải trong khu công nghiệp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)