Cơ sở lý luận của quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 25 - 30)

. Ở Singapore, cơng ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành –

1.3.Cơ sở lý luận của quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vấn đề phát sinh từ các hoạt động nhân danh công ty. Tuy nhiên, NĐDTPL của cơng ty vẫn có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại cho công ty nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 1, Điều 14, LDN 2014.

Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty

được xác định theo Điều lệ của công ty, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu công ty với người đại diện hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nghĩa là NĐDTPL của công ty không thể tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình. NĐDTPL công ty chỉ được nhân danh công ty thực hiện công việc thuộc phạm vi đại diện đã được quy định. Về nguyên tắc chung, trường hợp giao dịch dân sự do NĐDTPL của công ty xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công ty đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì NĐDTPL của cơng ty phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch35

.

Nhìn chung, tất cả các đặc điểm nêu trên của NĐDTPL của công ty đều được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong BLDS và LDN. Mặc dù quy định pháp luật về NĐDTPL của công ty có sự thay đổi theo thời gian, nhưng những đặc điểm cơ bản nêu trên đều được quy định xuyên suốt trong các BLDS và LDN khác nhau.

1.3. Cơ sở lý luận của quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty công ty

Quy định về NĐDTPL của công ty xuất phát từ nhiều cơ sở lý luận, trong đó cơ sở lý luận chủ yếu và quan trọng là lý thuyết pháp nhân.

Lý thuyết về pháp nhân chỉ ra rằng pháp nhân là một thực thể pháp lý hay thực thể vơ hình, được tạo nên từ ý chí của một hoặc nhiều cá nhân. Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân – công ty được thụ hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ. Tuy nhiên, nó có thể thực hiện các quyền bằng cách nào khi nó là một thực thể vơ hình. Đây là vấn đề mấu chốt luận giải về NĐDTPL của công ty.

35

Từ giữa thế kỷ 19, các án lệ của các nước theo truyền thống thông luật đã khẳng định rằng, cơng ty chỉ có thể hành động thông qua các giám đốc – những người quản lý công ty và hành động của cá nhân cổ đông sẽ khơng ảnh hưởng gì, khơng ràng buộc trách nhiệm của pháp nhân công ty – với tư cách là một thực thể pháp lý độc lập.

Pháp nhân - cơng ty, dù được nhân cách hóa, khơng phải là con người cụ thể và do đó, khơng thể tự mình xử sự. Suy cho cùng, cơng ty ln phải được đại diện bởi con người cụ thể, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt, trong tất cả hoạt động của mình. Năng lực hành vi của cơng ty thực ra là năng lực hành vi mà công ty vay mượn của những con người mà pháp nhân hóa thân vào.

Trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí, con người ln địi hỏi xã hội đáp ứng những nhu cầu của mình về tự do lập hội và tự do kinh doanh. Vì thế, xuất phát từ bản chất pháp lý của việc hình thành cơng ty là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồng.

Sự ra đời của công ty trên cơ sở học thuyết tự do ý chí và tự do lập hội dựa trên nền tảng tự do cá nhân, khơng ai có thể ép buộc làm hay khơng một việc gì đó ngồi ý muốn của họ. Các cá nhân tự do lựa chọn mơ hình cơng ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh và cũng được tự do lựa chọn NĐDTPL, trên cơ sở ủy thác của chủ sở hữu pháp nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người quản lý công ty trong hoạt động nội bộ và các hoạt động kinh doanh. NĐDTPL chịu sự diều chỉnh của quy định pháp luật và các quy chế của công ty, trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể pháp nhân là một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập. Đồng thời, pháp luật dân sự cũng quy định rõ về đại diện theo pháp luật của pháp nhân tại Điều 137, BLDS 2015. Điều đó cho thấy sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với học thuyết pháp nhân.

Ngoài lý thuyết pháp nhân, lý thuyết về người đại diện (Agency Theory) cũng là cơ sở lý luận quan trọng của quy định NĐDTPL của công ty. Agency Theory hay còn gọi là lý thuyết đại diện hoặc học thuyết chủ thợ được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Theo đó, Jensen và Meckling giải thích như sau:

“Lý thuyết đại diện liên quan đến một hợp đồng theo đó một hoặc một vài người (cổ đông) giao cho người khác (thành viên HĐQT) thay mặt cho họ thực hiện một số dịch vụ, trong đó có việc ủy quyền ra quyết định cho đại diện. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này là những người muốn tối đa hóa lợi ích, chúng ta có lý do để tin rằng đại diện sẽ ln ln hành động vì lợi ích của người chủ”.36

Agency Theory là học thuyết giải thích mối quan hệ người chủ (principal), như các cổ đông, và người làm (agent) cũng như các quản lý của công ty (executives). Trong mối quan hệ này, người chủ cử ra đại diện hoặc thuê người làm thực hiện các công việc. Học thuyết đảm bảo giải quyết hai rắc rối điển hình thường gặp: (i) mục tiêu của người chủ và người làm không bị mâu thuẫn (mâu thuẫn này gọi là agency problem), và (ii) bên chủ và bên làm việc thống nhất phương pháp đối phó-giải quyết với các rủi ro.

Lý thuyết đại diện (Agency Theory ) cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin khơng đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong cơng ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. “Với vị trí của mình, người quản lý cơng ty được cho là ln có xu hướng tư lợi và khơng đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ khơng phải cho cơng ty. Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý cơng ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình”37

. Điều này dẫn đến mâu thuẫn phát sinh, khi trong quan hệ này cả hai đều hành động vì lợi ích cá nhân. Do vậy, có cơ sở để khẳng định rằng sẽ có lúc người quản lý vì lợi ích cá nhân mà qn đi lợi ích của cơng ty và người chủ sở hữu cơng ty. Vì lợi ích cá nhân của mình mà người quản lý sẽ có động cơ khơng làm việc chăm chỉ để kiếm tìm lợi ích cho cơng ty, mà cịn sẵn sàng kiếm tìm lợi ích cho người khác ngồi cơng ty. Chính vì lẽ đó, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông - chủ sở hữu của công ty, cần phải thực hiện hoạt động giám sát các nhà quản lý. Chi phí giám sát (monitoring costs) sẽ phát sinh để hạn chế các hoạt động sai lầm của người quản lý cơng ty. Chi phí liên kết (bonding costs) được thanh tốn bởi các nhà quản lý, để đảm bảo rằng không có xâm hại đến lợi ích của các cổ đơng xuất phát từ những quyết định và hành động sai của nhà quản lý công ty. Thiệt hại khác cịn lại có thể

36

Michael C Jensen and Wiliam Meckling (1976), Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Cost

and Ownership Structure, Journall of Financial Economics, October, 3(4), p.26.

37

xảy ra khi các quyết định của nhà quản lý, nhằm mục đích cố gắng tối đa hóa phúc lợi của các cổ đông. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đơng và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi khơng bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

Lý thuyết đại diện (Agency Theory) đã chỉ ra rằng trong một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, quy mơ và mức độ phức tạp của các doanh nghiệp khiến cho việc điều hành trực tiếp của các chủ doanh nghiệp trở nên không khả thi và thiếu hiệu quả. Việc điều hành những doanh nghiệp quy mô lớn và phức tạp đòi hỏi những kỹ năng và phẩm chất mà không phải nhà đầu tư nào cũng có được. Thực tế đó dẫn tới sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát (ownership – control). Những người có vốn nhưng khơng có khả năng quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp và trở thành ơng chủ (owner, hay cịn gọi là nhà đầu tư - investor). Các ông chủ này sẽ thuê những chuyên gia có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp của mình, thường gọi là giám đốc - CEO (Chief Executive Officer). Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành; mặt khác, nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Như vậy, sự phát triển của pháp luật công ty (Company Law), sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm sốt cơng ty làm tiền đề cho sự xuất hiện lý thuyết về đại diện. Mối quan hệ này được coi là quan hệ hợp đồng mà theo đó, các cổ đơng (những người chủ sở hữu – principals), bổ nhiệm, chỉ định người quản lý cơng ty cho họ, mà trong đó bao gồm cả viêc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty38

. Người đại diện cho người chủ sở hữu (principals) hay cho cổ đơng (shareholders) chính là thành viên HĐQT và những vị trí quản lý quan trọng (managers, directors) trong công ty hoặc thực hiện một vai trị trong vị trí của người quản lý bất luận chức danh của họ được gọi là gì39

.

Lý thuyết đại diện vừa được trình bày ở trên không thể giải quyết được những tình huống mà lợi ích của nhà quản lý khơng có xung đột với lợi ích của chủ sở hữu, hoặc nhà quản lý xem lợi ích của mình đi cùng lợi ích của chủ sở hữu. Lúc

38

Bùi Xuân Hải (2007), tlđd (18), tr.11-18. 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này, nhà quản lý sẽ đạt được mục tiêu của mình thơng qua việc giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung. Để đưa ra những hướng dẫn về quản trị công ty trong các trường hợp đó, các học giả (tiêu biểu như Donalson, Lawler) đã đưa ra lý thuyết quản lý hay còn gọi là lý thuyết người quản gia.

Lý thuyết quản lý đưa ra giả thuyết rằng người quản lý không bị tác động bởi những mục đích cá nhân, mà họ có những động lực đồng hành với mục tiêu của chủ sở hữu. Lý thuyết này lập luận rằng giám đốc điều hành có thể vận hành một cách hiệu quả khơng chỉ là vì họ có năng lực mà cịn là họ có chung mục tiêu với người hưởng lợi.

Nếu động lực của nhà quản lý phù hợp với giả định của lý thuyết quản lý, cơ chế và cấu trúc quản trị trao quyền mà lý thuyết này đề cập là phù hợp. Cơ chế quản trị hướng đến việc giao quyền và trách nhiệm không chỉ giúp việc quản lý hiệu quả ở cấp cao mà còn hướng đến các cấp thấp, từng khâu trong quá trình ra quyết định. Đặc biệt, cách giải quyết các sự cố gặp phải của cơ chế này đem đến một kết quả dễ chấp nhận hơn là cơ chế quản lý hướng đến kiểm soát trong thị trường có nhiều rủi ro. Khi sự quản lý hướng đến kiểm soát gặp phải rủi ro, cơ chế này sẽ quản lý rủi ro thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát hơn. Khi thiết kế sản phẩm trở nên phức tạp hơn, cơng ty có thể thành lập bộ phận kiểm soát chất lượng để kiểm tra những bộ phận đã hoàn thành. Người giám sát sẽ chấp nhận những giải pháp hướng đến sự kiểm soát. Ngược lại, sự quản lý hướng đến việc trao quyền và trách nhiệm, khi gặp phải rủi ro, cơ chế này sẽ giải quyết thông qua gia tăng sự đào tạo, ủy quyền giải quyết nhiều hơn và tin cậy vào công nhân nhiều hơn.

Ngược với lý thuyết đại diện, lý thuyết người quản lý cho rằng thành viên HĐQT không luôn hành động theo hướng tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ, họ có thể và thực sự hành động một cách có trách nhiệm với sự độc lập và chính trực. Cairns đã nói, “khơng một người nào, với tư cách là đại diện, lại được phép đặt mình vào vị trí mà lợi ích và trách nhiệm bản thân mâu thuẫn nhau”.40

Và bằng việc phản ánh các mơ hình pháp luật, lý thuyết người quản lý cung cấp các giới hạn chính xác cho cơng ty, xác định rõ tài sản và trách nhiệm, cổ đông và các thành viên HĐQT.41

40

Bob Tricker (2009), Corporate Governace: Kiểm soát quản trị, NXB Thời Đại, Hà Nội, tr.405. 41

Nhìn chung, các nghiên cứu về đại diện đều quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện. Theo tác giả, mỗi góc nhìn đều có hạn chế riêng. Mỗi lý thuyết nhìn nhận vấn đề qua những lăng kính khác nhau vì thế chưa có một cơ sở lý thuyết nào được thừa nhận rộng rãi như một khuôn mẫu.

Quy định pháp luật Việt Nam về NĐDTPL chịu ảnh hưởng của cả hai lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 25 - 30)