Vai trò của quy định pháp luật về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 30 - 37)

. Ở Singapore, cơng ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành –

1.4.Vai trò của quy định pháp luật về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

công ty. Tuy nhiên, theo tác giả, quy định về NĐDTPL của công ty Việt Nam chịu ảnh hưởng của lý thuyết đại diện nhiều hơn. Điều đó được thể hiện thơng qua việc pháp luật Việt Nam quy định khác nhau giữa NĐDTPL của công ty với người quản lý công ty. NĐDTPL của công ty là một trong những người quản lý công ty nhưng không phải tất cả người quản lý công ty là NĐDTPL. NĐDTPL của cơng ty có những đặc thù mà người quản lý cơng ty khơng có được, trong đó quan trọng nhất là quyền nhân danh cơng ty trong việc xác lập, thực hiện giao dịch.

Như vậy, quy định pháp luật về NĐDTPL của công ty dựa trên nhiều cơ sở lý luận. Trong đó, lý thuyết pháp nhân chỉ ra rằng pháp nhân – công ty là một thực thể pháp lý, khơng thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch mà phải thông qua hành vi cụ thể của cá nhân. Đây là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu để luận giải về NĐDTPL của cơng ty. Ngồi ra, lý thuyết đại diện và lý thuyết quản lý cũng là cơ sở lý luận quan trọng trong việc xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của công ty.

1.4. Vai trò của quy định pháp luật về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty công ty

Việc thể chế hóa các quy định về NĐDTPL của cơng ty trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp đóng vai trị đặc biệt trong việc bảo vệ các bên liên quan trong quan hệ đại diện. Về lý luận, có thể hiểu bên có quyền lợi liên quan là các các nhân, tổ chức có liên quan, có mối quan hệ đến q trình quản trị, điều hành kiểm sốt cơng ty hoặc những chủ thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty hay quyết định của công ty thông qua các cơ quan trong bộ máy quản trị. Các chủ thể này bao gồm: cổ đông, người lao động, chủ nợ, người quản lý công ty, khách hàng của công ty và Nhà nước42

. Trong phạm vi tiểu mục này, tác giả đề cập và phân tích vai trị

42

Xem thêm Bui Xuan Hai (2007), Corporate Governance in Vietnamese Company Law: A Proposal for

của quy định về NĐDTPL của công ty trong việc bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của công ty, bảo vệ quyền lợi của NĐDTPL của công ty và bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba. Vai trò đồng thời cũng là sự cần thiết của quy định về NĐDTPL của công ty được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Nhà đầu tư của công ty bao gồm cổ đông đối với công ty cổ phần43

, thành viên công ty đối với công ty hợp danh hoặc công ty TNHH44. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Theo đó, mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường tài chính có mối quan hệ nhân quả rõ ràng45

. Trong quan hệ đại diện, nhà đầu tư ủy quyền cho người quản lý công ty điều hành hoạt động của công ty. Trong mối quan hệ này, sự xung đột về lợi ích ln tồn tại do sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Sự xung đột về lợi ích thể hiện ở việc nhà đầu tư luôn hướng đến việc gia tăng giá trị của cơng ty, giá trị cổ phiếu. Trong khi đó, người quản lý cơng ty sẽ khơng ln ln hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty46 mà hướng đến lợi ích của bản thân mình như lương, thưởng, phụ cấp và các nguồn thu khác.

Hơn nữa, quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng do người quản lý cơng ty có quan điểm trái ngược với nhà đầu tư đối với những rủi ro của công ty. Rủi ro trong kinh doanh là điều bình thường. Nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh phải chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, vì bản chất tài sản khơng phải của mình nên người quản lý cơng ty có thể mạo hiểm các khoản tiền của công ty vào các dự án có mức độ rủi ro cao, thậm chí đầu tư vào các dự án kinh doanh xấu, ngớ ngẩn, thua lỗ (foodlish business projects). Nếu công ty thua lỗ, phá sản, trong khi người quản lý có thể tìm việc làm khác và các khoản lương cùng trợ cấp của họ lại ln được ưu tiên thanh tốn theo pháp luật, thì các ơng bà chủ có thể trắng tay.47

Bên cạnh đó, sự bất cân xứng trong tiếp cận thơng tin (asymmetrical access to information), người quan lý cơng ty biết nhiều về tình hình cơng ty hơn cổ đông

43 Khoản 2, Điều 4, LDN 2014. 44 Khoản 23, Điều 4, LDN 2014. 45

Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn, NXB Hồng Đức, tr.145. 46

Bùi Xuân Hải (2007), tlđd (18), tr.11-18. 47

nên dễ dàng có hành động tư lợi48. Mặc dù các nhà đầu tư có quyền được biết thơng tin của công ty nhưng lại bị hạn chế do nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ người quản lý công ty. Các báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn tổng hợp, cáo bạch khơng thể hiện đầy đủ thông tin của công ty. Do đó, người quản lý cơng ty có thể dễ dàng tư lợi thông qua giao dịch với các bên liên quan, chuyển giá, tiết lộ thông tin bảo mật, pha lỗng cổ phần,...

Từ các phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng, trong quan hệ đại diện, nhà đầu tư là một chủ thể cần được pháp luật bảo vệ thơng qua việc thể chế hóa các quy định về NĐDTPL của công ty.

Thứ hai: Bảo vệ công ty:

Công ty với tư cách là một pháp nhân khơng thể tự mình tham gia các giao dịch mà phải thơng qua NĐDTPL. Từ đó có thể nhận thấy rằng, vai trò của NĐDTPL của cơng ty đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty. NĐDTPL của công ty quản lý, điều hành tốt các hoạt động của công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty và nhà đầu tư. Ở hướng ngược lại, NĐDTPL của công ty quản lý, điều hành khơng tốt hoặc có hành vi trục lợi thì lợi ích của cơng ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của công ty, pháp luật cần quy định rõ ràng, chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty, tạo cơ sở pháp lý buộc người quản lý công ty phải hành xử đúng đắn, ngăn chặn khả năng tư lợi. Đây cũng là một trong những vai trò quan trọng của quy định pháp luật về NĐDTPL của công ty.

Vấn đề nghĩa vụ của người quản lý công ty cũng được thừa nhận và quy định cụ thể trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trong pháp luật Hoa Kỳ, tựu chung lại người quản lý công ty có hai nghĩa vụ cơ bản là (i) phải hành động một cách trung thực vì lợi ích của cơng ty; và (ii) phải hành động với sự quan tâm đúng mực của một người thận trọng thông thường ở cương vị đó49. Tương tự, trong pháp luật của một số quốc gia khác theo truyền thống án lệ như Anh, Úc,... cũng quy định người quản lý công ty có nghĩa vụ trung thành, trung thực, cẩn trọng và không tư lợi.

48

Nguyễn Ngọc Thanh (2010), “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện, một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, tr.158.

49

Pháp luật Việt Nam đã cố gắng ghi nhận nghĩa vụ của người quản lý công ty bằng cách tham chiếu pháp luật nước ngoài, chủ yếu là pháp luật công ty Anh – Mỹ. Đây là một điểm tiến bộ đáng ghi nhận của các nhà làm luật. Tuy nhiên, giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng có khoảng cách khá xa, bởi lẽ các nghĩa vụ pháp lý này mang tính trừu tượng và khá xa lạ với những người thi hành pháp luật ở Việt Nam.

Thứ ba: Bảo vệ người đại diện theo pháp luật của công ty:

Trong quan hệ đại diện, NĐDTPL của công ty được các nhà đầu tư trao quyền nhân danh cho công ty tham gia và thực hiện các giao dịch. Xét trong mối tương quan với nhà đầu tư, NĐDTPL của cơng ty có lợi thế hơn trong việc nắm bắt thông tin của công ty. NĐDTPL của cơng ty cũng có nhiều điều kiện để tư lợi hơn so với nhà đầu tư. Song điều đó khơng có nghĩa là NĐDTPL của cơng ty khơng cần được pháp luật bảo vệ.

Quy định pháp luật về NĐDTPL của cơng ty đóng vai trị định ra các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của công ty để NĐDTPL của cơng ty có thể căn cứ để cư xử đúng đắn, bảo vệ quyền lợi của công ty và của chính bản thân mình. Pháp luật cũng có cơ chế để NĐDTPL của cơng ty có thể chấm dứt vai trị của mình thơng qua việc đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện. Bên cạnh đó, việc vận dụng tốt quyền của NĐDTPL của công ty sẽ giúp NĐDTPL của cơng ty bảo vệ mình tốt hơn trong mối quan hệ với nhà đầu tư và bên thứ ba có liên quan.

Thứ tư: Bảo vệ bên thứ ba có liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơng ty với tư cách là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích sinh lời cho nhà đầu tư. Cơng ty cố gắng tối đa lợi ích kinh tế trong q trình hoạt động. NĐDTPL của công ty được nhà đầu tư chọn để quản lý, điều hành công ty hiệu quả, mang lại lợi ích cho khách hàng và nhà đầu tư. Đó là trách nhiệm của NĐDTPL của cơng ty đối với công ty và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là lợi ích của công ty và nhà đầu tư là duy nhất. Điều đó được thể hiện thơng qua khái niệm quản trị công ty. Quản trị công ty cổ phần, gọi tắt là quản trị công ty, là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm sốt cơng ty cổ phần. Quản trị cơng ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty cổ phần như các cổ đông, Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị mà còn

những bên có lợi ích liên quan bên ngồi cơng ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội. Từ khái niệm quản trị cơng ty có thể nhận thấy rằng, quyền lợi của các cổ đông không phải là duy nhất mà còn hướng đến quyền lợi của các bên liên quan. Nói cách khác, mục đích của quản trị cơng ty khơng chỉ là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng mà cịn phải đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan như chủ nợ, các đối tác, người tiêu dùng và Nhà nước50

.

Để bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba có liên quan, địi hỏi cơng ty phải nhận thức rằng cơng ty có trách nhiệm với tất cả những ai có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của cơng ty. Đối tượng có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định của cơng ty có thể là khách hàng, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng và Nhà nước. Cơng ty phải có nghĩa vụ với tất cả những đối tượng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của công ty và phải cố gắng đảm bảo quyền lợi của họ trong mối quan hệ với lợi nhuận kinh tế của công ty. Đây được xem như là cái giá công ty phải trả cho xã hội vì được thành lập cơng ty để sinh lợi và được hưởng quyền chịu trách nhiệm hữu hạn đối với chủ nợ.

Với vai trò là người quản lý, điều hành, nhân danh công ty trong các mối quan hệ với bên thứ ba, NĐDTPL của công ty phải đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba. NĐDTPL của cơng ty khơng vì các lợi ích kinh tế mà vi phạm những chuẩn mực của xã hội, bỏ qua lợi ích của các thành phần khác trong xã hội.

Pháp luật về NĐDTPL của công ty đã xây dựng cơ chế nhằm bảo vệ bên thứ ba thông qua việc quy định trách nhiệm của công ty, trách nhiệm của NĐDTPL của công ty đối với bên thứ ba trong quan hệ đại diện.

Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về NĐDTPL của công ty xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ của cơng ty. Đó là mối quan hệ giữa nhà đầu tư với người quản lý công ty. Từ đó, pháp luật về NĐDTPL của cơng ty đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của công ty, hướng đến sự hiệu quả trong hoạt động của công ty. Đồng thời, pháp luật NĐDTPL của cơng ty cịn xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty với bên thứ ba, mối quan hệ giữa NĐDTPL của công ty với bên thứ ba. Trong mối quan hệ này, pháp luật

50

Bùi Xuân Hải (2011), Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty – Những vấn đề lý luận và thực

NĐDTPL của công ty hướng đến việc bảo vệ bên thứ ba, đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba. Pháp luật về NĐDTPL của cơng ty đóng vai trò là một thiết chế hữu hiệu vừa bảo vệ công ty, thực thi quyền giám sát của chủ sở hữu và tơn trọng lợi ích của các bên liên quan.

Bên cạnh thiết chế pháp lý, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tham khảo Bộ nguyên tắc về quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để xây dựng bộ nguyên tắc quản trị của riêng mình. Điều khác biệt cơ bản là các nước phương Tây xây dựng các bộ nguyên tắc mang tính chất là “luật mềm” thì ở Việt Nam, Bộ ngun tắc quản trị cơng ty được xây dựng dưới hình thức văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng.

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, tác giả đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về chế định đại diện và người đại điện theo pháp luật của công ty.

Tác giả đã làm rõ khái niệm NĐDTPL của cơng ty. Theo đó, NĐDTPL của cơng ty là cá nhân đại diện cho công ty xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở khái niệm, tác giả đã trình bày và phân tích các đặc điểm của NĐDTPL của cơng ty, trong đó nổi bật lên vai trị của NĐDTPL của công ty nhân danh công ty xác lập, thực hiện các giao dịch.

Tác giả cũng đã nêu và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về NĐDTPL là lý thuyết về pháp nhân và học thuyết về đại diện được thừa nhận và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới; Lý thuyết người quản lý và cơ sở triết học. Các học thuyết nêu trên là tiền đề lý luận quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích pháp luật về NĐDTPL của cơng ty. Trong đó, học thuyết về đại diện đóng vai trị là cơ sở lý luận quan trọng nhất, được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu pháp luật về NĐDTPL của cơng ty.

Tác giả cũng đã phân tích để làm rõ vai trị của NĐDTPL của cơng ty trong việc bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích của cơng ty và lợi ích của các bên liên quan, bảo vệ NĐDTPL của công ty trong quá trình đại diện cơng ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơng ty. Trong đó, quyền lợi của NĐDTPL của cơng ty chưa được chú trọng. Pháp luật quy định theo hướng chú trọng bảo vệ nhà đầu tư, lợi ích cơng ty và quyền lợi của bên thứ ba có liên quan, nhất là quyền lợi của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 30 - 37)