Trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 55 - 60)

. Ở Singapore, cơng ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành –

2.3.Trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

pháp luật xác lập, thực hiện

2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện luôn là vấn đề cơ bản của chế định đại diện, có ý nghĩa trong việc bảo đảm an toàn về mặt pháp lý mà quan hệ đại diện chứa đựng nhiều khả năng phá vỡ.71

Theo khoản 4 Điều 139 BLDS 2005 (Điều 148 BLDS 1995) quy định: “người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập”. BLDS 2015 cũng quy định tương tự như trên. Điều 139 BLDS 2015 quy định “giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì

71

Phạm Lâm Hải Nguyên (2014), Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp

không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”. Bộ nguyên tác châu Âu cũng theo hướng này tại Điều 3:302, cụ thể “khi người đại diện hành động trong phạm vi đại diện như đã được định nghĩa tại Điều 3:201, các giao dịch của người đại diện ràng buộc trực tiếp người được đại diện và người thứ ba”. Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định cụ thể về hậu quả của giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện tại Điều 142 và hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện tại Điều 143.

Từ quy định pháp luật, theo tác giả, có thể khái quát quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do NĐDTPL xác lập, thực hiện trong hai trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, NĐDTPL xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi thẩm quyền

đại diện:

Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, công ty phải chịu sự ràng buộc pháp lý đối với hành vi của NĐDTPL. Điều này được lý giải trên cơ sở bản chất của quan hệ đại diện. Theo đó, NĐDTPL của cơng ty nhân danh công ty giao dịch với bên thứ ba thì giao dịch dân sự đó khơng phải là giao dịch của cá nhân NĐDTPL với bên thứ ba mà là giao dịch dân sự giữa cơng ty với bên thứ ba. Do đó, trong phạm vi đại diện, NĐDTPL khơng có trách nhiệm gì đối với các bên trong giao dịch đã được xác lập, không chịu trách nhiệm về việc các bên trong giao dịch có thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ đã giao kết hay không. Nguyên tắc nêu trên được thể hiện thông qua các vụ việc phát sinh trên thực tế. Cụ thể tại Bản án số Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm thụ lý số 315/2005/KDTM-ST ngày 26/10/2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Quân và Cơng ty Hai Thành có ký hai hợp đồng số 05 và 17. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có tranh chấp. Theo Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: “Các hợp đồng trên đã được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh của các bên nên có giá trị pháp lý ràng buộc các bên thực hiện hợp đồng”.

Trong thực tế, nhiều trường hợp công ty từ chối thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được xác lập trên cơ chế đại diện và cho rằng quan hệ đó là do NĐDTPL thực hiện với tư cách cá nhân. Cụ thể tại Quyết định số 03/2008/KDTM-

GĐT ngày 10/01/2008 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao.72

Theo đó, Cơng ty XNK 277 Hà Nam ký 03 hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Ông Mai – Giám đốc công ty là người trực tiếp ký 03 hợp đồng nêu trên. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ơng Mai nghỉ hưu. Kể từ khi ký hợp đồng đến năm 2006, Công ty cổ phần XNK 277 còn nợ ngân hàng tổng cộng số tiền là 4.669.115.289đ, trong đó số tiền nợ gốc là 3.325.946.500đ và số tiền lãi tính đến ngày 30/11/2006 là 1.343.168.789. Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Công ty và ngân hàng tranh chấp số nợ phát sinh từ các hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng là nợ của công ty hay nợ của cá nhân ông Mai (Giám đốc cũ) là người trực tiếp ký hợp đồng. Tòa án nhận định: “trong vụ án này quyền và nghĩa vụ phát sinh trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng nêu trên giữa ngân hàng với Công ty XNK 277 (nay là công ty cổ phần XNK 277) là thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần XNK 277 chứ không phải với tư cách cá nhân ơng Mai. Cịn việc ơng Mai trong khi cịn làm Giám đốc và điều hành cơng ty, ơng Mai có những hành vi vi phạm về việc làm sai nguyên tắc sổ sách, chứng từ kế tốn hay biển thủ tiền cơ quan thì ơng Mai chịu trách nhiệm trước cơng ty vì đây là quan hệ nội bộ giữa công ty với cá nhân ông Mai”.

Thứ hai, NĐDTPL của công ty xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền:

BLDS 2005 phân biệt trường hợp “khơng có thẩm quyền đại diện” với trường hợp “vượt quá phạm vi đại diện”. Theo đó, giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện đồng ý (Điều 145). Còn đối với giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối (Điều 146). Như vậy, áp dụng quy định của BLDS 2005, trường hợp NĐDTPL của công ty xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện thì cơng ty khơng phải chịu trách nhiệm về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp công ty đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

BLDS 2015 tiếp tục duy trì sự phân biệt trường hợp “khơng có thẩm quyền đại diện” với trường hợp “vượt quá phạm vi đại diện” nhưng hướng xử lý hai trường hợp không khác nhau đối với trường hợp vẫn ràng buộc người được đại

72

diện. Theo khoản 1, Điều 142 và khoản 1 Điều 143 BLDS 2015, “giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình khơng có quyền đại diện” và “giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đồng ý; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện”. Về câu từ, chỉ khác nhau ở điểm a nhưng điểm a ở hai điều khoản trên khơng thực sự khác nhau vì rất khó khẳng định “cơng nhận giao dịch” và “đồng ý” là khác nhau.

Riêng trường hợp “biết mà không phản đối”, BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa hướng dẫn cụ thể. Do đó, chúng ta có thể tham khảo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Cụ thể, “được coi là người có thẩm quyền đã biết mà

không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đấy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...); b. Người có thẩm quyền thơng qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...); c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn

bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...); d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ơ tơ để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...)”.

Thế nhưng, những căn cứ dùng để thể hiện sự “biết mà không phản đối” cũng khó có thể áp dụng một cách thống nhất. Khác với một số nước phương Tây, nơi mà thẩm phán sáng tạo ra pháp luật trong khi giải thích những quy phạm mang tính nguyên tắc chung trong luật thành văn, để áp dụng nó trong những tình huống cụ thể,73 thì ở nước ta việc xét xử chủ yếu dựa trên “án tại hồ sơ”, thẩm phán nghiên cứu hồ sơ và đối chiếu với các quy phạm pháp luật để ra phán quyết,74 do đó khó để bảo vệ một cách hữu hiệu người thứ ba trong những giao dịch do NĐDTPL của công ty xác lập, thực hiện vượt quá.

Một điểm đáng lưu ý là theo quy định của BLDS 2015 tại khoản 1, Điều 143: “giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện”. Quy định như trên đồng nghĩa với

việc nếu NĐDTPL của công ty ký hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện thì hợp đồng đó khơng bị vơ hiệu tồn bộ mà chỉ vơ hiệu đối với phần nội dung vượt quá của hợp đồng. Tuy nhiên, LDN 2014 lại có cách quy định khác. Theo đó, Điều 67 quy định những hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận nêu rõ hợp đồng, giao dịch nêu trên bị vô hiệu nếu không được Hội đồng thành viên chấp thuận. Cụ thể: “hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật

khi được ký kết không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây thiệt hại cho công ty. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hồn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc gây thiệt hại cho công ty”. Tương tự, Điều 86 quy định hợp đồng, giao dịch của công ty với những người

có liên quan phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định; Điều 162 quy định hợp đồng,

73

Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận về án lệ ở một số nước theo truyền thống pháp luật Civil Law, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 (375), tr.4

74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận thì hậu quả pháp lý là hợp đồng, giao dịch bị vơ hiệu.

Chính sự khơng nhất nhất này nên trên thực tiễn giải quyết tranh chấp nhiều công ty đã cố ý “nhầm lẫn” về nghĩa vụ của công ty đối với các giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập vượt quá phạm vi đại diện để nhằm chối bỏ trách nhiệm đối với các giao dịch bất lợi.

2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Từ những phân tích nêu trên, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do NĐDTPL xác lập, thực hiện, tác giả kiến nghị cần bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc như sau:

(i) Ban hành hướng dẫn các trường hợp “biết mà không phản đối” quy định tại Điều 142 BLDS 2015 nhằm áp dụng thống nhất quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba trong quan hệ với công ty. Theo tác giả, quy định “biết mà không phản đối” tại Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế là tương đối đầy đủ. Do đó có thể ban hành văn bản hướng dẫn “biết mà không phản đối” với nội dung tương tự với nội dung Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

(ii) Sửa đổi các Điều 67, 86, 162 LDN 2014 theo hướng thống nhất với quy định của BLDS 2015: “Hợp đồng, giao dịch xử lý theo quy định của pháp luật dân sự

khi được ký kết không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây thiệt hại cho công ty. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hồn trả cho cơng ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc gây thiệt hại cho công ty”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 55 - 60)