Thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 43 - 55)

. Ở Singapore, cơng ty có Ban Giám đốc, từng Giám đốc (như Giám đốc điều hành –

2.2.Thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty

2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty

Thẩm quyền NĐDTPL của công ty là một nội dung quan trọng vì việc xác định thẩm quyền của NĐDTPL gắn liền với trách nhiệm của công ty đối với các giao dịch do NĐDTPL của công ty xác lập, thực hiện.

LDN 2014 khơng có điều luật quy định chung về thẩm quyền của NĐDTPL của công ty mà chỉ quy định quyền hạn của các chức danh quản lý của công ty. Trên cơ sở quy định pháp luật và Điều lệ công ty để xác định chức danh quản lý công ty nào là NĐDTPL của cơng ty để từ đó xác định quyền hạn. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với cơng ty TNHH, NĐDTPL của cơng ty có thể là Chủ tịch

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc GĐ/TGĐ. Quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thành viên quy định tại khoản 2, Điều 57 LDN 2014. Quyền hạn của Chủ tịch công ty được quy định tại Điều 80 LDN 2014. Quyền hạn của GĐ/TGĐ quy định tại khoản 2, Điều 64, khoản 2, Điều 81 LDN 2014.

Thứ hai, đối với công ty cổ phần, NĐDTPL của cơng ty có thể là Chủ tịch

HĐQT hoặc GĐ/TGĐ. Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT quy định tại khoản 2, Điều 152 LDN 2014. Quyền hạn của GĐ/TGĐ quy định tại khoản 3, Điều 157 LDN 2014.

Thứ ba, đối với CTHD, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo

pháp luật của công ty. Hệ quả của việc trao quyền đại diện theo pháp luật cho các thành viên hợp danh là sự phân tán về mặt quyền lực. Khi giao dịch với bên thứ ba, chỉ cần một trong các thành viên hợp danh đứng ra nhân danh cơng ty xác lập thì giao dịch đó có giá trị pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ của công ty cũng như trực tiếp ảnh hưởng đến thành viên còn lại.

Theo tác giả, quy định pháp luật hiện hành quy định khác nhau về thẩm quyền của NĐDTPL của cơng ty nhưng có thể khái quát ở hai nội dung chính như sau:

(i) Nếu có quy định pháp luật hạn chế thẩm quyền đại diện theo pháp luật đối với một giao dịch cụ thể hay một loại giao dịch cụ thể thì NĐDTPL khơng được tiến hành giao dịch này.

(ii) Đối với một giao dịch cụ thể, nếu khơng có quy định nào giới hạn thẩm quyền đại diện thì có thể suy luận rằng, NĐDTPL được quyền xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định pháp luật không phải lúc nào cũng thống nhất như đã nêu ở trên. Điều này được thể hiện thông qua Bản án số 118/2007/KT- PT ngày 7/6/2007 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội. Theo nội dung vụ án thì:66

Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Đơng Anh có ký hợp đồng tín dụng với công ty Thăng Long để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sau đó phát sinh tranh chấp. Tại phiên tịa phúc thẩm, đại diện phía bị đơn – công ty Thăng Long không thừa nhận số nợ và vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo cho rằng: ông Giáp là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Thăng Long đã lập hồ sơ khống vay vốn ngân hàng sử dụng cho mục đích cá nhân khơng có sự đồng ý của HĐQT. Khi ơng Giáp nghỉ hưu đã không bàn giao hồ sơ số nợ cho Giám đốc mới, có dấu hiệu phạm tội hình sự. Cịn phía Ngân hàng ký hợp đồng không đúng thẩm quyền cho vay vượt quá hạn

66

Tác giả xin lược bớt những nội dung không liên quan trực tiếp đến phần trình bày, về nội dung vụ án có thể xem thêm tại: Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc gia, tr.198-205.

mức quy định, mà Tịa án cấp sơ thẩm lại buộc cơng ty trả cả vốn lẫn lãi số tiền vay cho Ngân hàng là chưa đúng, nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm.

Tòa án phúc thẩm nhận định: “Theo Nghị quyết của HĐQT công ty Thăng Long tại cuộc họp HĐQT ngày 3/1/2000 và Quyết định số 02/QĐ-QT ngày 3/4/2000 thì HĐQT cơng ty Thăng Long đã thống nhất bổ nhiệm ông Giáp là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành cơng ty. Ơng Giáp là chủ tài khoản phụ trách chung, lo đối nội, mở rộng sản xuất và vốn phục vụ sản xuất. Khơng có quy định nào của cơng ty buộc giám đốc khi ký hợp đồng phải thông qua HĐQT. Mặt khác, sau khi ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng, số vốn vay đã được đưa vào quỹ và ghi vào sổ sách của cơng ty. Như vậy khơng thể nói ơng Giáp vay tiền để sử dụng mục đích cá nhân và số nợ này chưa bàn giao giữa giám đốc cũ và giám đốc mới, trách nhiệm trả nợ thuộc về công ty chứ không phải là trách nhiệm cá nhân của ông Giáp.”

Tác giả không đi sâu bình luận quyết định của bản án mà chỉ đưa ra nhận định liên quan đến lập luận của Tịa án khi cho rằng “HĐQT cơng ty Thăng Long đã thống nhất bổ nhiệm ông Giáp là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành cơng ty. Ơng Giáp là chủ tài khoản phụ trách chung, lo đối nội, mở rộng sản xuất và vốn phục vụ sản xuất. Khơng có quy định nào của công ty buộc giám đốc khi ký hợp đồng phải thông qua HĐQT.” Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, luật được áp dụng là LDN 1999. Theo quy định tại Điều 80 LDN 1999 thì HĐQT mới là cơ quan có thẩm quyền quyết định thơng qua hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty. Tuy nhiên, Tịa án đã khơng áp dụng quy định nêu trên trong phần nhận định. Giả sử rằng, nếu công ty Thăng Long ký hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế tốn của cơng ty thì thẩm quyền quyết định là HĐQT của công ty chứ không phải thẩm quyền của ông Giáp – là NĐDTPL của công ty. Đồng nghĩa với việc, nếu khơng có sự đồng ý của HĐQT, ơng Giáp khơng có thẩm quyền đầy đủ để có thể nhân danh cơng ty ký kết hợp đồng vay vốn. Như vậy, thơng qua bản án đã phân tích nêu trên, có thể nhận thấy rằng thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền của NĐDTPL của công ty không phải lúc nào cũng thông nhất với quy định pháp luật. Về nguyên tắc, nếu có quy định pháp luật hạn chế thẩm quyền đại diện theo pháp luật đối với một giao dịch cụ thể hay một loại giao dịch cụ thể thì NĐDTPL

khơng được tiến hành giao dịch này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật lại không đúng với nguyên tắc nêu trên.

BLDS 2015 đã có sự thay đổi về phạm vi đại diện. Theo đó, khoản 1, Điều 141 BLDS 2015 quy định “người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật” . Khoản 2, Điều 141, BLDS 2015 cũng đã nêu rõ “trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì NĐDTPL có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, BLDS 2015 đã bổ sung căn cứ xác lập phạm vi đại diện là “điều lệ” của pháp nhân và đây là một sự bổ sung nguy hiểm đối với các bên tham gia giao dịch vì điều lệ chỉ là quy định nội bộ của pháp nhân nhưng lại có nguy cơ để khai thác chống lại người thứ ba.67

Điều này khác biệt cơ bản so với thực tiễn áp dụng pháp luật trước khi BLDS 2015 có hiệu lực thi hành. Cụ thể, tại Quyết định số 526/2013/KDTM-QĐ ngày 15/5/2013 của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.68 Theo đó, Cơng ty Thủy Lộc viện dẫn M2.3 khoản 2 Điều 43 Điều lệ công ty quy định: “tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại của công ty trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết tại Tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam” để cho rằng “việc Tổng giám đốc Công ty Thủy Lộc ký thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam tại Điều 13.3 của hợp đồng bán lẻ là vượt quá thẩm quyền và cho rằng thỏa thuận trọng tài này bị vơ hiệu”. Tuy nhiên Tịa án cho rằng lập luận này “là khơng có cơ sở. Vì Điều lệ của Công ty Thủy Lộc là quy định nội bộ của công ty. Khi công ty quan hệ với đối tác là Công ty Shiseido Việt Nam, Tổng giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật của công ty Thủy Lộc đã tự nguyện chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết tranh chấp, thỏa thuận này phù hợp với khoản 3 Điều 317 Luật thương mại, phù hợp với Điều 9 Pháp lệnh trọng tài thương mại, Điều 16 Luật trọng tài thương mại”. Điều đó có nghĩa là theo Tòa án, Điều lệ công ty không phải là “trường hợp pháp luật có quy định khác” theo khoản 1, Điều 144 BLDS 2005 để hạn chế phạm vi đại diện của người đại diện.

67

Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, phần số 168.

68

Nội dung vụ án có thể xem thêm tại: Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận

Từ đó có thể nhận thấy rằng, BLDS 2015 và LDN 2014 đã hạn chế thẩm quyền của NĐDTPL. NĐDTPL của công ty không phải là chủ thể nhân danh công ty trong mọi giao dịch. Việc quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức hoạt động, điều hành còn liên quan đến thẩm quyền của các cấp quản lý khác của công ty. Lúc này, NĐDTPL của công ty nhân danh công ty xác lập, thực hiện các giao dịch đã được cấp quản lý thông qua.

Mặc dù chưa được pháp luật thừa nhận bằng những quy định chính thức nhưng trên thực tế đã phát sinh những trường hợp như “Giám đốc giấu mặt” (shadow director), “Giám đốc thực tế” (de facto director). Những khái niệm này không hề mới trong pháp luật công ty Anh Mỹ và thực tế nó đã xuất hiện ở Việt Nam từ vụ án EPCO – Minh Phụng, nhưng trong luật thực định ở nước ta khơng có những khái niệm và phạm trù nào tương tự như vậy. Điều này dẫn đến một số khó khăn trong vệc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, chủ nợ và những người liên quan. Hai vụ án liên quan đến Ngân hàng ACB và Ngân hàng Vietinbank là hai trường hợp thực tế liên quan đến khái niệm “Giám đốc giấu mặt” (shadow director), “Giám đốc thực tế” (de facto director).

Giám đốc thực tế (de facto director) được hiểu là người hành xử với vị trí, chức năng của Giám đốc nhưng họ đã không được bổ nhiệm giữ vị trí này một cách hợp pháp. Khơng hợp pháp có thể có rất nhiều lý do, ví dụ: khơng đủ tiêu chuẩn theo qui định, đã hết thời hạn làm Giám đốc theo quyết định bổ nhiệm, theo hợp đồng lao động… nhưng vẫn tiếp tục hành xử với vị trí của một Giám đốc hợp pháp (de jure director).

Giám đốc giấu mặt (shadow director) là người khơng được chính thức bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc, nhưng họ lại chỉ đạo và điều khiển Giám đốc hợp pháp (de jure director) hành động theo ý chí của mình.

Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Huyền Như đã thành lập Cơng ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hồng Khải và Công ty cổ phần Đầu tư Phương Đông và bổ nhiệm những người thân tín giữ chức danh quản lý cơng ty. Huyền Như đã chỉ đạo những người này ký các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp tài sản nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69

C.Mai, “Chân dung “siêu lừa” Huyền Như và khối tiền 4.000 tỷ đồng”, https://tuoitre.vn/chan-dung-sieu- lua-huyen-nhu-va-khoi-tien-4000-ti-dong-589804.htm, 20/12/2019

Trong vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên, theo Cáo trạng số 10/VKSTC-V1 ngày 10/02/2014, VKSND Tối cao cho rằng với tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, một người dù chỉ giữ một vị trí khơng chính thức (khơng được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn) trong một cơ quan khơng có chức năng ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp (Hội đồng sáng lập) như ông Kiên cũng sẽ bị coi là có chức vụ, quyền hạn để có thể chỉ đạo, chi phối tồn bộ hoạt động quản trị, điều hành doanh nghiệp nếu như: (1) người này là cổ đông lâu năm của doanh nghiệp (ông Kiên là cổ đông ACB từ năm 1993); (2) người này cùng với những người liên quan của mình nắm giữ một mức nhất định cổ phần của doanh nghiệp (ơng Kiên và gia đình nắm 9.03% tổng cổ phần ACB); (3) người này từng giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp (ông Kiên từng là thành viên Hội đồng quản trị ACB). Quan điểm của VKSND Tối cao khá gần với khái niệm Giám đốc giấu mặt (shadow director) đã trình bày ở trên. Theo đó, một người dù khơng được bổ nhiệm vị trí Giám đốc một cách chính thức cũng phải chịu trách nhiệm của Giám đốc chính thức mặc nhiên tuân theo.

Tuy nhiên từ những thực tế nêu trên, theo tác giả nếu khơng sử dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về đồng phạm thì khó mà áp đặt trách nhiệm cho những người đứng sau như Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên. Giả sử rằng nếu khơng có những vụ án hình sự phát sinh thì chúng ta khó có thể tìm thấy những quy định tương thích để áp đặt trách nhiệm pháp lý cho những “người giấu mặt” điển hình như hai vụ án nêu trên.

Một vấn đề khác cần lưu ý kể từ khi LDN 2014 có hiệu lực thi hành, CTCP, cơng ty TNHH có thể có nhiều NĐDTPL. Trong trường hợp này, Điều lệ công ty phải quy định cụ thể thẩm quyền của các đại diện theo pháp luật của công ty. Vấn đề đặt ra là nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể quyền hạn của từng NĐDTPL thì thẩm quyền của NĐDTPL được xác định như thế nào. Trường hợp nào cần có sự đồng ý của tất cả NĐDTPL hoặc trường hợp có một NĐDTPL phản đối văn bản, hành vi do người đại diện khác của công ty xác lập, thực hiện. Hay những NĐDTPL chịu trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ. Đây đều là những vấn đề còn bỏ ngỏ của pháp luật. Mặc dù pháp luật trao quyền tự chủ cao cho nội bộ công ty quyết định những vấn đề nêu trên nhưng nếu nội bộ công ty không quy định sẽ dẫn đến nhiều bất cập khi phát sinh tranh chấp, nhất là quyền lợi của đối tác công ty.

Thực tiễn xét xử đặt ra vấn đề liên quan đến việc khởi kiện cơng ty có nhiều NĐDTPL. LDN 2014 khơng có quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện vụ án đối với cơng ty có nhiều NĐDTPL mà chỉ quy định chung chung là: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân... đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án” (Khoản 1, Điều 13). Trong khi đó, BLTTDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng khơng có quy định cụ thể thủ tục khởi kiện vụ án đối với cơng ty có nhiều NĐDTPL mà chỉ quy định chung chung là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án...” (Điều 186), “Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án...”

Một phần của tài liệu Pháp luật về người đại pháp luật của công ty (Trang 43 - 55)