PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam – chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 3: DSCV, DSTN, DƯ NỢ VÀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng

đầu năm

2010/2009 2011/2010 2012/2011

CHỈ TIÊU

2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 496.070 487.636 697.736 475.449 440.548 (8.434) (1,70) 210.100 43,09 (34.901) (7,34)

DSTN 427.310 463.076 653.238 426.054 426.054 35.766 8,37 190.162 41,06 0 0,00

Dư nợ 482.155 506.715 551.213 556.110 565.707 24.560 5,09 44.498 8,78 9.597 1,73

Nợ xấu 3.040 2.747 2.820 2.740 2.501 (293) (9,64) 73 2,66 (239) (8,72)

4.2.1. Doanh số cho vay

Qua bảng 3 ta thấy, DSCV của Ngân hàng Phương Nam – CN ĐBSCL từ

năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012 có nhiều biến động tăng giảm không

ngừng qua các năm. Trong đó, DSCV ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSCV trung và dài hạn, từ 60% trở lên, đã phản ánh thực tế là Chi nhánh đã

định hướng đầu tư cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro vì thời gian thu hồi

vốn gốc và lãi nhanh hơn. Nếu như tổng DSCV năm 2009 là 496.070 triệu đồng thì sang năm 2010 con số này đã giảm nhẹ khoảng 1,70% và đạt 487.636 triệu

đồng. Năm 2010, Ngân hàng được thoả thuận lãi suất với khách hàng nên đã huy động với lãi suất khá cao nhằm cạnh tranh với các TCTD khác. Vì thế, việc

lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong

điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận. Hơn nữa, đây cũng là năm nền kinh

tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao nên các doanh nghiệp rất e dè trong việc vay vốn. Đó là những lý do giải thích cho sự giảm sút DSCV của Chi nhánh ở

năm 2010.

Tính đến cuối năm 2011, tổng DSCV của PNB – CN ĐBSCL là 425.851

triệu đồng, tăng rất nhiều so với năm 2010, gần 43,09% tương ứng khoảng 210.100 triệu đồng. Với chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm kích thích sản xuất kinh doanh trong nước theo Quyết định 443/QĐ-TTg đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng, điều này đã làm nên sự tăng mạnh mẽ của tổng DSCV ở năm 2011. Và trong sáu tháng đầu

năm 2012, tổng DSCV là 440.548 triệu đồng, giảm khoảng 34.901 triệu đồng

tương ứng gần 7,34% so với cùng kỳ năm 2011. Lý do giải thích cho sự sụt

giảm này là vì năm 2012 là năm đầu tiên mà NHNN quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến DSCV ngắn hạn của Chi nhánh. Hơn nữa, cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng rất lớn

trong cơ cấu cho vay của PNB – CN ĐBSCL, vì thế đã làm cho tổng DSCV sụt

giảm so với sáu tháng đầu năm 2011.

4.2.2. Doanh số thu nợ

Nhìn chung, cơng tác thu nợ tại ngân hàng đạt kết quả khá khả quan, tổng DSTN năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010 tổng DSTN là

con số này lại tiếp tục tăng mạnh, gần 41,06% tương đương gần 190.162 triệu

đồng so với năm 2010. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự gia tăng liên tục từ

công tác thu nợ ngắn hạn trong ba năm, đây là loại nợ có thời gian ngắn nên dễ thu hồi. Nguyên nhân một phần là do sự phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, nên đa số các khách hàng của Chi nhánh hầu như làm ăn tương

đối có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích nên đã hồn trả vốn vay đúng

thời hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự cố gắng của các nhân viên tín dụng trong việc theo dõi và kiểm tra việc sử dụng nợ của khách hàng.

Riêng sáu tháng đầu năm 2012, tổng DSTN của Chi nhánh đạt 426.054 triệu đồng hầu như khơng có thay đổi so với cùng kỳ năm 2011.

4.2.3. Dư nợ

Nhìn chung, dư nợ của PNB – CN ĐBSCL có sự tăng lên liên tục từ năm

2009 đến sáu tháng đầu năm 2012. Cụ thể, năm 2010 tổng dư nợ của Chi nhánh

là 506.715 triệu đồng, tăng khoảng 5,09% so với năm 2009, tương ứng với số tiền là 24.560 triệu đồng. Đến năm 2011, dư nợ tăng lên 551.110 triệu đồng,

tương đương tăng gần 8,78% so với năm trước đó. Sỡ dĩ có sự tăng lên của dư

nợ là vì trong giai đoạn này DSCV của Chi nhánh tăng mạnh từ năm 2009 đến

năm 2011, nhờ vào các gói hỗ trợ lãi suất vay vốn nhằm kích thích sản xuất kinh

doanh của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay cũng như Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc tiềm kiếm khách hàng như: Quyết định 131/QĐ-TTg ( hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn), Quyết định 443/QĐ- TTg ( hỗ trợ lãi suất vay dài hạn), Chỉ thị 01/CT-NHNN ( hạn chế cho vay phi sản suất). Kết quả là dư nợ tăng lên cùng với sự gia tăng của DSCV. Nối tiếp đà

tăng thì trong sáu tháng đầu năm 2012, dư nợ đạt 565.707 triệu đồng có sự tăng

nhẹ, khoảng 1,73% so với cùng kỳ năm 2011.

4.2.4. Nợ xấu

Nhìn một cách tổng quan, tình hình nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm từ năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012. Trong giai đoạn này thì năm

2009 là năm có tổng nợ xấu nhiều nhất, với 3.040 triệu. Nguyên nhân là vì năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gặp nhiều

lớn vào khoảng 4.010 triệu đồng, vì vậy phần lớn nợ xấu được chuyển sang năm

2009. Đến năm 2010, tổng nợ xấu của Ngân hàng là 2.747 triệu đồng, giảm 9,64% tương đương gần 293 triệu đồng so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu

tốt đối với Chi nhánh, để có được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của Ngân hàng và các nhân viên tín dụng trong công tác kiểm tra và thẩm định tốt trong

công tác cho vay, hơn nữa hầu hết các khách hàng của Chi nhánh là những

khách hàng truyền thống, có uy tín nên ln đảm bảo tốt công tác trả nợ đầy đủ

và đúng thời hạn. Đó là những nguyên nhân giải thích cho sự sụt giảm của nợ

xấu trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011, nợ xấu có sự tăng nhẹ, gần 73 triệu

đồng tương đương 2,66% so với năm 2010. Lý do của sự gia tăng này là vì trong năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều diễn biến khó lường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, điều này làm chậm tiến độ trả

nợ đúng thời hạn, do đó ảnh hưởng đến cơng tác thu nợ của Chi nhánh và kết quả là nợ xấu trong năm 2011 tăng gần 2,66% so với năm 2010.

Sang sáu tháng đầu năm 2012 thì tình hình nợ xấu của PNB – CN

ĐBSCL đã có sự giảm rõ rệt, khoảng 8,72% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên

nhân chủ yếu là do Chi nhánh chú trọng hơn trong cơng tác thẩm định trước khi cho vay, có biện pháp thu hồi nợ tốt, nợ xấu được thu hồi dần theo cam kết trả nợ của khách hàng. Điều này đã làm cho hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, được thể hiện qua việc nợ xấu có dấu hiệu giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp phương nam – chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)