Mặc dù huy động vốn là hoạt động khơng thể thiếu của NH, những nó chỉ mới là tiền đề vẫn chưa là hoạt động cốt lõi trong kinh doanh ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NH chính là hoạt động tín dụng, đây là nghiệp vụ chiếm phần lớn thu nhập của NH. Chất lượng của món vay ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và kết quả kinh doanh của NH. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụg đối với hoạt động tín dụng là rất cần thiết. Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của NH, ta sẽ xem xét tình hình tín dụng từ 2009-2012 tại Sacombank Cần Thơ qua bảng số liệu sau:
BẢNG 7: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % DSCV 931.362 1.424.146 1.334.112 492.784 52,91 (90.034) (6,32) DSTN 1.005.613 1.092.655 1.430.877 87.042 8,66 338.222 30,95 Dư nợ 1.085.802 1.417.293 1.320.528 331.491 30,53 (96.765) (6,83) Nợ xấu 2.568 6.906 3.796 4.338 168,93 (3.110) (45,03)
(Nguồn: Phịng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)
4.2.1.1. Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng giảm khơng đều. Năm 2010, doanh số cho vay tăng 45,33% so với năm 2009 nguyên nhân là do năm 2010 kinh tế tăng trưởng, nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội cũng tương đối mạnh nên ngân hàng cũng tăng cường vốn cho vay để kiếm được lợi nhuận cao. Ngược lại với năm 2010, năm 2011 lại không như mong đợi của những nhà điều hành ngân hàng, một năm đầy khó khăn, tình hình lạm phát năm 2011 tăng cao, ở mức 18,58% cho thấy lượng cung tiền cao hơn lượng cầu tiền. Trước tình hình đó, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Để cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết 11 chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp siết chặt, kiểm soát tiền tệ và giảm chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm
-32-
phát. Trong đó, Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN do NHNN ban hành chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ thơng qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, giới hạn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15-16% đồng thời đề ra lộ trình giảm tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng về mức 22% tổng dư nợ vào 30/6/2011 và 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011. Mặt khác, quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động trong Thơng tư 13 và 19 năm 2010 cùng sự ra đời của nhóm G12+1 với cam kết đưa lãi suất cho vay sản xuất về mức quanh 17%-19%/năm cũng khơng giúp tình hình tăng trưởng tín dụng có nhiều cải thiện, khiến các ngân hàng nói chung và Sacombank chi nhánh Cần Thơ nói riêng cũng dè dặt hơn trong việc cho các doanh nghiệp vay kinh doanh bất động sản. Mặt khác, nguyên nhân lãi suất cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, tín dụng tăng chậm cịn bắt nguồn một phần từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mô.
4.2.1.2. Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay đạt được kết quả tương đối khả quan nhưng Ban lãnh đạo NH
Sacombank Cần Thơ luôn ý thức được rằng tăng trưởng tín dụng ln phải đi đơi với chất lượng tín dụng, hay nói cách khác NH ln phải làm thế nào để thu hồi lại được các khoản vay một cách tốt nhất. Chính vì sự chỉ đạo sát sao đó, doanh số thu nợ từ năm 2009 đến 2011 của Sacombank Cần Thơ luôn ổn định, tăng lên qua các năm. Năm 2010 là năm cịn bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chưa thật sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản, thu mua lúa gạo nên công tác thu nợ của hầu hết các ngân hàng trên địa bàn cũng gặp khơng ít khó khăn, nhưng với sự quyết tâm nỗ lực của tập thể nhân viên, doanh số thu nợ vẫn có được kết quả tăng so với năm 2009, dù không nhiều, tăng 8,66% so với 2009. Nhưng đến năm 2011 các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, giá cả các mặt hàng tăng cao hơn giúp các doanh nghiệp có được nguồn lợi nhuận cao, khả năng trả nợ tốt, giúp doanh số thu nợ năm 2011 tăng đến 30,95% so với năm 2010. Nhìn chung, cơng tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng là tương đối tốt, doanh số thu nợ ngày càng tăng góp phần đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Sacombank Cần Thơ.
4.2.1.3. Dư nợ
Tình hình dư nợ của ngân hàng nhìn chung có sự gia tăng qua các năm nhưng chỉ có thể nói rằng ngân hàng đã có sự mở rộng về qui mơ chứ khơng thể nói lên được chất lượng hoạt động tín dụng là tốt hay xấu. Dư nợ năm 2010 tăng cao nguyên nhân là do
-33-
ảnh hưởng quy định tăng trưởng tín dụng 25% của NHNN. Mặc dù chỉ tiêu đưa ra là không lớn hơn nhiều so với các năm trước nhưng áp lực dư nợ tín dụng tăng trưởng 25% cho cả năm 2010 vẫn còn rất nặng với các ngân hàng nói chung và Sacombank chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Điều đó làm cho ngân hàng phải cố gắng chạy đua trong công cuộc huy động vốn và cho vay vốn, chính vì lý do đó mà dư nợ năm 2010 tăng cao. Thêm một nguyên nhân khác nữa là do một số doanh nghiệp đã đến hạn nhưng tiếp tục gia hạn nợ để phục vụ cho sản xuất, nên đã làm cho dư nợ tăng lên. Hơn thế, năm 2010, hòa nhập vào sự phát triển của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nhu cầu vốn tăng cao để đa dạng hố sản phẩm, thay đổi máy móc thiết bị, dây chuyền nhằm nâng cao năng suất hoạt động. Đồng thời, sự dịch chuyển đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ, thương mại dịch vụ của địa phương với quy mô lớn cùng với giai đoạn đầu phát triển nên nhu cầu vốn tăng cao góp phần làm cho dư nợ tăng.
Dư nợ gồm 2 yếu tố: dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn. Trong đó, dư nợ quá hạn là yếu tố mà bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm vì khi đó khả năng tài chính người vay đã bị giảm sút. Do đó, Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác thu nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì lẽ đó, nên dư nợ năm 2011 lại giảm 6, 83% so với năm 2010 do thu được những khoảng dư nợ quá hạn từ những năm trước đó. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho tồn bộ cán bộ tín dụng trên tồn chi nhánh Cần Thơ. Mặt khác, năm 2011 NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ dư nợ tín dụng của khối ngân hàng cổ phần trên địa bàn đầu năm 2011 là 29%, đến thời điểm 30-4 còn 22,5%, về mức 16% vào cuối năm. Điều này cho thấy, các ngân hàng TMCP trên địa bàn nói chung và Sacombank chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã cố gắng nổ lực thu nợ để dư nợ giảm dần. Hơn thế nữa, những khoản nợ trung và dài hạn như đầu tư tài sản cố định, mua bán bất động sản… được thu hồi. Điều này phù hợp với chủ trương của chính phủ trong việc hạn chế cho vay với những lĩnh vực phi sản xuất. Hơn thế, dư nợ doanh nghiệp được ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, chú ý sát sao và đôn đốc kịp thời giúp cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng tại ngân được thực hiện tốt và dư nợ giảm nhiều trong năm 2011.
4.2.1.4. Nợ xấu
Tính đến thời điểm 31/12/2010 số dư nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ là 7.931 triệu đồng tăng 21,79% so với năm 2009 và đến năm 2011 thì tỉ lệ này giảm 51,6% so với năm 2010. Trong năm 2010 khả năng thu nợ của Sacombank chi nhánh Cần
-34-
Thơ chưa tốt vì thế đẩy số dư nợ xấu cao hơn so với năm 2009, nhưng sang năm 2011 khi mà những biện pháp quản lý nợ vay và thu nợ do ban lãnh đạo Sacombank chi nhánh Cần Thơ đưa ra có tác dụng thì số dư nợ xấu đã giảm mạnh
Về tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong năm 2011 cũng giảm mạnh so với năm 2010 và 2009. Tính đến 31/12/2011 tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ khá thấp 0,65%, tỷ lệ này năm 2010 là 0,82% và năm 2009 là 0,97%. Với hoạt động tín dụng ngân hàng việc duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% đã là rất khó khăn nhưng Sacombank chi nhánh Cần Thơ luôn đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn đối với các khoản vay khá tốt. Xu hướng tỷ lệ nợ xấu từ năm 2009 đến 2011 giảm với biên độ lớn và điển hình là tỷ lệ 0,65% trong năm 2011. Kết quả thu được là minh chứng rõ nét cho sự an toàn các khoản vay của Sacombank chi nhánh Cần Thơ cũng như là một lời khẳng định cho kết luận “Sacombank chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả trong khối ngân hàng TMCP trên địa bàn từ năm 2009 – 2011” của ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ.
BẢNG 8 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CẦN THƠ SÁU THÁNG 2011 VÀ 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6T 2012/ 6T 2011 Chỉ tiêu 6T 2011 6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay 1.153.844 1.319.567 165.723 14,36 Doanh số thu nợ 1.282.012 1.406.641 124.629 9,72
Dư nợ 1.223.763 1.136.689 (87.074) (7,12)
Nợ xấu 5.859 7.116 1.257 21,45
(Nguồn: Phịng Kế tốn - Hành chính Sacombank Cần Thơ)
Như đã nói ở trên, năm 2012 là một năm đầy biến động và thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, và NH Sacombank Cần Thơ nói riêng. Nợ xấu thì tăng cao trong khi tín dụng thì tăng trưởng thấp. NH Sacombank là một trong số những ngân hàng nhóm 1 được cấp tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa đến 17%, nhưng trong tình hình khó khăn hiện nay và phương châm của Ban lãnh đạo NH là chú trọng hàng đầu đến chất lượng tín dụng, kiểm sốt chặt các khoản vay để hạn chế nợ xấu, chứ không đơn thuần là chạy theo tăng trưởng tín dụng.
-35-
thu hồi các khoản nợ cũ. Chi nhánh đã thành lập riêng một bộ phận thu hồi nợ nên doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm 2012 đạt được kết quả khả quan. Tình hình nợ xấu của các NH hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp chưa được cải thiện vì sức mua vẫn chậm và hàng tồn kho vẫn ở mức cao. NH Sacombank Cần Thơ vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc trả nợ của các khoản vay cũ, đồng thời sẽ mở rộng tăng trưởng tín dụng ở sáu tháng cuối năm, giải ngân cho các hồ sơ tín dụng đạt yêu cầu nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
4.2.2. Phân tích doanh số cho vay tại NHTMCP Sacombank Cần Thơ từ năm 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012 2009 đến sáu tháng đầu năm 2012
4.2.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp, Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã thu hút một lượng khách hàng lớn có nhu cầu đến vay vốn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ được chia ra làm 3 loại:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ dưới đến 12 tháng. Đối
với Sacombank chi nhánh Cần Thơ, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng
trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được dùng để cấp cho
xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng các chương trình có quy mơ lớn.
Doanh số cho vay phân theo thời hạn phản ảnh tỷ lệ cho vay ngắn, trung và dài hạn so với tổng doanh số cho vay. Từ đó, ta có thể đánh giá được cơ cấu cho vay sao cho phù hợp với phương án đưa ra của các tổ chức tín dụng và cân đối giữa cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời cho từng phương án cho vay. Giả sử, nếu khách hàng muốn đi vay số lượng lớn, mà dự án kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều rủi ro, loại hình doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển của địa phương, ngành nghề có tiềm năng phát triển khi đó ngân hàng cho vay với thời gian dài, và ngược lại thì cho vay với thời gian ngắn. Cụ thể, các khoản vay phân loại theo thời hạn như sau:
-36-
BẢNG 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI NH SACOMBANK GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN NĂM 2012
ĐVT: Triệu đồng
2010/2009 2011/2010 6 tháng đầu năm 2012/2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 398.880 758.544 803.112 681.202 846.459 359.664 90,17 44.568 5.88 165.257 24,26 Trung hạn và
dài hạn 532.482 665.602 531.000 472.642 473.108 133.120 25,00 (134.602) (20,22) 466 0,10 Tổng 931.362 1.424.146 1.334.112 1.153.844 1.319.567 492.784 52,91 (90.034) (6,32) 165.723 14,36
-37-
Thực hiện đúng theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn
ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính là 30% thay vì 40% như trước đây. Qua đó ta thấy các khoản cho vay của Sacombank chi nhánh Cần Thơ chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, còn các khoản cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỉ trọng thấp (không quá 40% qua các năm). Cụ thể qua từng năm ta thấy DSCV theo thời hạn tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2010, nhưng từ năm 2010 đến năm 2011 thì DSCV theo thời hạn lại giảm.
Năm 2010 doanh số cho vay tăng trưởng 52,91%, do năm 2009 số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại thành phố Cần Thơ là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Vì vậy, nhu cầu về trao đổi mua bán của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu tín dụng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn vốn lưu động, mua sắm tài sản là rất lớn. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng khoảng 42,8% tổng doanh số cho vay, chủ yếu để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Cũng trong năm đó, doanh số cho vay trung hạn và dài hạn chiếm gần 58% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là tại thời điểm đó, NHNN khuyến khích tăng cường cho vay trung và dài hạn để phục vụ cho các doanh nghiệp cần nguồn vốn lâu dài như ngành xuất khẩu thuỷ sản cá tra, cá basa và tài trợ ngành gạo của ĐBSCL, áp dụng hình thức cho vay tín chấp dựa trên phương án sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức cho vay trung và dài hạn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Đến năm 2011, doanh số cho vay theo thời hạn lại giảm tương đối so với năm 2010. Do trên địa bàn thành phố tình trạng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, co cụm sản xuất và ngừng hoạt động đã xảy ra và hiện nay chỉ còn khoảng 60- 80% doanh nghiệp