MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth đào thị ngọc mai (Trang 74 - 77)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. Tăng nguồn vốn huy động để mở rộng hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, người dân và các tổ chức có rất nhiều lựa chọn để gửi tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, để thu hút được nguồn tiền này để phục vụ cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ cần phải có những giải pháp cụ thể như: Tăng cường các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, đẩy mạnh việc thu hút những nguồn vốn có chi phí thấp và tận dụng ưu thế mạng lưới chi nhánh rộng lớn để thực hiện luân chuyển vốn một cách hiệu quả.

Tận dụng ưu thế mạng lưới chi nhánh rộng lớn để thực hiện luân chuyển vốn một

cách có hiệu quả nhất. Sacombank cần tận dụng hơn nữa ưu thế mạng lưới rộng khắp và cần có các quy định cụ thể và linh hoạt về điều chuyển vốn và cho vay vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống Sacombank như điều kiện luân chuyển vốn, lãi suất cho vay nội bộ,…để có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi ở chi nhánh này nhưng lại đang thiếu hụt ở chi nhánh kia với mức chi phí hợp lý và hiệu quả kinh doanh cao nhất.

5.2. Biện pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng

Qua số liệu đã phân tích ở trên ta thấy khoản nợ xấu của NH Sacombank đã giảm đáng kể qua các năm và ln duy trì được mức dưới 1%. Để tiếp tục duy trì và phát huy thanh tích đó thì Sacombank nên thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Trước tiên, cần phân tích xem xét kỹ khách hàng trước khi cho vay, nhất là đối với các khoản vay mà có mức phát sinh rủi ro cao.

- Thực hiện phân tán dư nợ bằng cách mở rộng cho nhiều khách hàng vay, nhiều ngành nghề kinh doanh cũng như các thành phần kinh tế khác nhau, giới hạn số tiền vay theo quy định. Bên cạnh đó, cần cân nhắc trước khi cho vay đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, chứng khốn, dịch vụ giải trí… Thực hiện đồng tài trợ đối với các dự án có quy mơ lớn bằng việc kết hợp với các ngân hàng đầu tư cho dự án này.

5.3. Biện pháp giảm chi phí tín dụng

- 61 -

năm. Vì thế, biện pháp nhằm giảm bớt chí phí cũng cần được quan tâm và thực hiện. - Thường xuyên tạo mối quan hệ mật thiết đối với các khách hàng có món vay nhiều và thường xuyên giúp giảm thiểu được chi phí và thời gian làm thủ tục, hồ sơ và thẩm định lại khi cho vay.

- Lưu giữ kỹ hồ sơ đối với các món vay ngắn hạn và thường xuyên vay lại để giảm bớt thủ tục, hồ sơ khi khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay vốn nhằm làm giảm chi phí.

5.4. Biện pháp nâng cao công tác thu hồi nợ

- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Định kỳ thu nợ và tiền lãi vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp khơng có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng chưa đến hạn trả nợ, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác.

- Để định kỳ hạn trả nợ phù hợp, Ngân hàng dựa vào bốn căn cứ cơ bản: + Chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

+ Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư. + Khả năng trả nợ và thu nhập của khách hàng. + Nguồn vốn cho vay của chính Ngân hàng.

- Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi nợ và xử lý tín dụng.

- Ngân hàng thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.

- Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm sốt trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn: đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo,... Để có những biện pháp thích hợp, kịp thời giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ cho Ngân hàng.

5.5. Biện pháp quản lý nợ

Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của Ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ

yếu cho Ngân hàng. Nó chứa đựng rất nhiều rủi ro vì thế mà Ngân hàng phải thật thận trọng trong hoạt động này. Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng luôn ở mức thấp, nhưng không

- 62 -

vì thế mà ta chủ quan. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng được đề ra như sau:

- Giám sát chặt chẽ các khoản vay nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như trong hợp đồng tín dụng lập tức thu hồi vốn trước hạn. Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay từ khi thẩm định cho vay đến việc theo dõi kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vì nếu sử dụng sai mục đích có thể dự án đó khơng khả thi, sẽ làm mất khả năng thanh tốn của khách hàng đối với ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng lên.

- Theo dõi sát các khoản vay, không nên cho vay ồ ạt dẫn đến tình trạng mất kiểm sốt. Đơn đốc, nhắc nhở người vay trả lãi và gốc đúng hạn.

- Ngân hàng phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ nhằm nâng cao trình độ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của những người làm cơng tác tín dụng.

- Tập trung xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu, kết hợp cùng các cấp chính quyền địa phương xử lý trong công tác thu hồi các khoản nợ này.

- Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng để cho vay phù hợp, tùy theo loại đối tượng khách hàng mà Ngân hàng có phương thức cho vay cũng như điều tra giám sát nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất.

- 63 -

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ - svth đào thị ngọc mai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)